Chính sách tiền tệ chuẩn bị tâm thế đối mặt với khó khăn

Điều hành chính sách tiền tệ phải chuẩn bị tâm thế hết khó khăn, thách thức này sẽ tới khó khăn, thách thức khác, NHNN không chủ quan với an toàn hệ thống.
Doanh nghiệp Hà Nội kêu khó tiếp cận vốn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo "nóng" Thống đốc Nguyễn Thị Hồng “thanh minh” về nghịch lý trong điều hành chính sách tiền tệ Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói gì về tình trạng xử lý sở hữu chéo ngân hàng?

Đó là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tại Hội nghị triển khai Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 và đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức chiều 27/10.

Tín dụng quay đầu giảm trong tháng 10/2023

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhận định, bối cảnh kinh tế năm 2023 là vô cùng khó khăn cả trong và ngoài nước. Cụ thể, kinh tế thế giới chịu tác động của lạm phát toàn cầu. Mặc dù các nước đã thắt chặt chính sách tiền tệ tuy nhiên lãi suất vẫn ở mức cao. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam hội nhập, mở cửa nên chịu tác động không nhỏ từ bối cảnh đầy khó khăn, phức tạp đó.

Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, ban hành nhiều giải pháp để tháo gỡ. Kết quả cho tới hết tháng 9, kinh tế Việt Nam đã đạt những thành tựu cơ bản: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cải thiện dần từ quý II, nhất là quý III, so với các nước trên khu vực và thế giới, Việt Nam vẫn là nước tăng trưởng cao.

Chính sách tiền tệ chuẩn bị tâm thế đối mặt với khó khăn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu khai mạc hội nghị

Đối với hệ thống ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, tỷ giá được điều hành hợp lý. Tuy nhiên những vấn đề của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp dù đã được quyết liệt xử lý nhưng chưa triệt để nên cũng đã gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng.

Trước bối cảnh trên, thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ nền kinh tế, Cụ thể, dù lãi suất thế giới vẫn neo cao, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành tạo điều kiện các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Theo Thống đốc, thống kê cho thấy đối với các khoản cho vay mới đã giảm 2,2%/năm so với cuối năm ngoái.

Trước những yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này, gói tín dụng cho lĩnh vực thuỷ sản 15.000 tỷ đồng, từ chính nguồn lực của các nhà băng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng triển khai nhiều chương trình kết nối ngân hàng, doanh nghiệp ở nhiều địa phương trên cả nước. Thông qua đó để cùng các tổ chức tín dụng tìm ra giải pháp cùng nhau tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước là đầu mối tổ chức triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31, phối hợp với các bộ ngành để khảo sát, khó khăn, vướng mắc, báo cáo Chính phủ trong quá trình triển khai.

Tuy nhiên, dù đã rất nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng thẳng thắn nhìn nhận, hiện tăng trưởng tín dụng vẫn còn chậm. Tính đến ngày 24/10/2023, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 6,81% so với cuối năm 2022, (nhưng giảm 0,11% so với cuối tháng 9), trong đó từ tháng 5 trở lại đây, tín dụng đã tăng nhanh hơn. Tín dụng đối với doanh nghiệp đạt gần 6,5 triệu tỷ đồng, chiếm trên 50% dư nợ toàn nền kinh tế.

Thông tin tại hội nghị, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, toàn hệ thống còn khoảng 8% để tăng trưởng tín dụng, tương đương cung ứng thêm 950 nghìn tỷ đồng tín dụng cho nền kinh tế.

“Xét về cân đối cung - cầu tín dụng cho thấy hệ thống đang dư cung tín dụng rất lớn. Tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao không phải từ phía cung tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía cầu và khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế cũng như các yếu tố khách quan khác”, ông Quang cho biết.

Theo Vụ Chính sách tiền tệ, có 3 nguyên nhân lớn khiến tín dụng tăng chậm. Thứ nhất, trong bối cảnh khó khăn chung, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, đầu tư, sản xuất kinh doanh giảm, dẫn tới cầu tín dụng giảm tương ứng.

Thứ hai, một số nhóm khách hàng có nhu cầu tín dụng nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn/hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý, nhất là việc tiếp cận tín dụng của nhóm SMEs còn hạn chế do quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế; thiếu phương án kinh doanh khả thi...

Thứ ba, sau thời gian dài nền kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro của khách hàng vay được các tổ chức tín dụng đánh giá cao hơn, khi khách hàng vay không chứng minh được hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Chính sách tiền tệ chuẩn bị tâm thế đối mặt với khó khăn
Hội nghị triển khai Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 và đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ

Chuẩn bị tâm thế đối mặt với khó khăn

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, trong thời gian tới, bối cảnh còn rất nhiều, thách thức, trong khi đó, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống vừa phải tích cực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, người dân doanh nghiệp… Do vậy, việc xác định giải pháp hỗ trợ nền kinh tế như thế nào là rất quan trọng. Trên tinh thần đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tập trung quyết liệt triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân và doanh nghiệp nhằm góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023. “Phải chuẩn bị tâm thế, hết khó khăn này sẽ tới khó khăn khác, thách thức này tới thách thức khác, khó có thể đoán định khi nào sẽ “bình yên”. Ngân hàng Nhà nước không chủ quan với an toàn của hệ thống ngân hàng, tiếp tục góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô” - người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước chia sẻ.

Các giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra là: Thứ nhất, tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác; Điều tiết tiền tệ, thanh khoản thị trường hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Thứ hai, điều hành tín dụng linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế nhưng không hạ chuẩn cấp tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và không chủ quan với lạm phát.

Mặc dù tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện còn thấp so với cùng kỳ các năm trước, nhiều tổ chức tín dụng tăng trưởng âm hoặc thấp song một số tổ chức tín dụng vẫn tăng trưởng tín dụng khá tốt và đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2023.

“Do đó, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương rà soát để có phương án điều hành tín dụng những tháng cuối năm 2023 hợp lý, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có khả năng tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế” - ôngPhạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ thông tin thêm.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư 06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị các tổ chức tín dụng cần tập trung phân bổ nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; nỗ lực tiết giảm chi phí; Chủ động xây dựng các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất hợp lý, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; đơn giản hóa thủ tục cho vay.

Linh Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tăng 10,1%

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tăng 10,1%

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4,4%.
4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng đầu năm 2024, vốn FDI đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD.
Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

28 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, hầu hết ngân hàng đều có tăng trưởng lợi nhuận khả quan, chỉ có 8 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm.
Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và nhiệm kỳ 2024 – 2029 của VietinBank, diễn ra ngày 27/4, đã thông qua các chỉ tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng.
Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

"Một dấu chấm, dấu phẩy tôi cũng không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan hay Vạn Thịnh Phát. Nếu có tôi đã chẳng còn ngồi đây", Chủ tịch Sacombank nói với cổ đông.

Tin cùng chuyên mục

Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Kích cầu tín dụng, các ngân hàng tiếp tục “bung” các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cùng chính sách hấp dẫn hướng tới khách hàng cá nhân,doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đã chỉ ra những tồn tại và kiến nghị xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Lãi suất bình quân tiền gửi giảm, lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng cao cùng với việc tiết giảm chi phí là những yếu tố giúp lãi suất cho vay giảm.
Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Không chỉ là thực hiện chủ trương của ngành mà bản thân các ngân hàng cho biết, sẽ có biện pháp quyết liệt hơn trong tái cấu, xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng.
Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới.
Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Danh sách Top 30 thương hiệu ngân hàng (ngoài quốc doanh) được yêu thích nhất Việt Nam năm 2023 tiếp tục xuất hiện những gương mặt quen thuộc.
Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực.
Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Với tính năng tự động trả góp giao dịch thẻ tín dụng, khách hàng của VPBank có thêm sự lựa chọn thanh toán, gia tăng tính linh hoạt, mua sắm thông minh.
Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của các ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các chỉ tiêu, đặc biệt là thu nhập, tổng tài sản, lợi nhuận.
Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Việc ông Nguyễn Hồ Nam gia nhập HĐQT Eximbank là động thái cho thấy Bamboo Capital đang tiếp tục củng cố sức ảnh hưởng và tăng cường sự kiểm soát với ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024, lãi suất tiết kiệm 26/4, tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất huy động, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng.
Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành từ ngày 2/5.
Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng sốđạt 127.382 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 125.108.
Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Ngày 25/4, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán Nhà nước với một số tỉnh, thành tại Tây Nam Bộ.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024. Theo đó, sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 8/5 tới, tại Hà Nội.
Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Sự thận trọng của nhà đầu tư đã quay trở lại khiến thị trường giao dịch giằng co. Kết phiên, VN-Index giảm 0,64 điểm, tương đương 0,05%, xuống mức 1.204,97 điểm
SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.
Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Mã cổ phiếu BCE của Công ty CP Xây dựng và Giao thông Bình Dương vẫn đang trong diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm hơn 40 tỷ đồng.
Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định cho VPBank.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động