Chính phủ lấy dự án 500kV mạch 3 là hình mẫu trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, phát triển thị trường trong nước.
Thủ tướng: Phải sử dụng hiệu quả 16 triệu tỷ của dân gửi ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công điện hỏa tốc về đẩy nhanh vốn đầu tư công

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn

Nghị quyết 122/NQ-CP nêu rõ: Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2024, trong đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, trọng tâm là kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi sát diễn biến tình hình, làm tốt công tác phân tích, dự báo, có phản ứng chính sách kịp thời, không để bị động, bất ngờ; phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, bảo đảm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 dưới 4,5% như đã đề ra.

Nắm chắc tình hình thị trường, cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp kịp thời, phù hợp, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, tăng giá đột biến, nhất là đối với xăng, dầu, lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác. Chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý khi có dư địa và điều kiện cho phép, với mức độ, thời điểm phù hợp, không dồn vào cùng một thời điểm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết, công khai thông tin về giá; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá…

Chính phủ lấy dự án 500kV mạch 3 là hình mẫu trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Chính phủ lấy dự án 500KV mạch 3 là hình mẫu trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (Trong ảnh Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên kiểm tra tiến độ thi công dự án 500KV mạch 3

Tại nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triệt để cắt giảm chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển và an sinh xã hội, trong đó thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024; kiên quyết cắt giảm các khoản dự toán chi thường xuyên đã giao nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024 chưa phân bổ theo đúng Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ. Triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, giảm phí, lệ phí đã được ban hành.

Cùng với đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát rủi ro nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhất là đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KTXH, kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, trong đó làm rõ các phương án, kịch bản để báo cáo Chính phủ cho ý kiến trước khi báo cáo Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội; chủ động đánh giá, chuẩn bị các nội dung để xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, bảo đảm chất lượng, tiến độ để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Phấn đấu đến năm 2025 đưa vào khai thác 3.000km đường cao tốc

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 03 chương trình mục tiêu quốc gia, tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia; khuyến khích đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cụ thể, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, các công trình, dự án giao thông quan trọng quốc gia, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh; lấy đầu tư công kích hoạt và dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công tư. Đẩy nhanh tiến độ thi công hệ thống đường bộ cao tốc, phấn đấu đến năm 2025 đưa vào khai thác khoảng 3.000 km.

Lấy Dự án 500 kV mạch 3 làm hình mẫu điển hình về chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thực hiện "5 quyết tâm", "5 đảm bảo" để đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn năm 2024, nhất là đối với các địa phương được giao vốn kế hoạch đầu tư công lớn như TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh… và 33 bộ, 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn cả nước.

Thường xuyên theo dõi sát kế hoạch, mục tiêu giải ngân chi tiết từng dự án để tập trung chỉ đạo; bám sát diễn biến thời tiết, xây dựng phương án phòng chống thiên tai, mưa lũ, tổ chức giải pháp thi công phù hợp, bảo đảm tiến độ được phê duyệt. Kịp thời điều chuyển vốn từ các nhiệm vụ, dự án không đủ điều kiện để giải ngân hoặc giải ngân chậm để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định, bảo đảm nguyên tắc trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án cấp bách, dự án đường cao tốc. Khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến khởi công mới cuối năm 2024. Kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình chậm tiến độ giao, thực hiện, giải ngân vốn, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

Các bộ, cơ quan trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục chủ động theo dõi, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, có văn bản trả lời, hướng dẫn cụ thể và đồng gửi 63 địa phương để tham khảo, thực hiện; khẩn trương sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, bảo đảm đúng quy định, phù hợp tình hình thực tiễn.

Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước triển khai quyết liệt, hiệu quả chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, đóng góp tích cực hơn vào bảo đảm các cân đối lớn về điện, xăng dầu, khí đốt và phát triển kinh tế xã hội năm 2024.

Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, phát triển thị trường trong nước

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương chú trọng phát triển thị trường trong nước, tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh và sang các thị trường lớn, tiềm năng.

Chỉ đạo các lực lượng chức năng đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, trong đó có hành vi giả mạo mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, không để các tổ chức, cá nhân gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khai thác tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA mới để đẩy mạnh xuất khẩu. Kịp thời thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh các tiêu chuẩn mới của nước đối tác xuất khẩu; tranh thủ tối đa, có hiệu quả cơ hội phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống, cơ hội xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực của nước ta, nhất là hàng nông sản.

Kịp thời có giải pháp quản lý, điều tiết, đẩy mạnh sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng năng lượng, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống. Tổ chức triển khai có hiệu quả Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chính phủ lấy dự án 500kV mạch 3 là hình mẫu trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khai thác tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược thúc đẩy xuất khẩu - Ảnh: Hanoimoi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường điều tiết, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch vùng trồng; thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06 gắn với tích hợp, chia sẻ dữ liệu, hình thành hệ sinh thái công dân số; phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi, mô hình kinh doanh mới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg theo hướng tích hợp danh mục ngành kinh tế xanh vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam; nghiên cứu, hoàn thiện quy định về chuyển đổi xanh, cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chíp bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia.

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tập trung rà soát, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, tháo gỡ dứt điểm khó khăn, vướng mắc, sửa đổi, bổ sung ngay các văn bản thuộc thẩm quyền hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tổng hợp, đề xuất Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền.

Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực. Chủ động nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định chi tiết chuẩn bị có hiệu lực trong thời gian tới, không để khoảng trống pháp lý do chậm ban hành văn bản quy định chi tiết.

Khẩn trương thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư, quy định kinh doanh, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ theo đúng kế hoạch đề ra. Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động chính sách, thủ tục hành chính, thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm cải cách thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Các bộ, ngành rà soát quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, cho phép việc sử dụng các thông tin, dữ liệu tích hợp trên căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tương đương với việc sử dụng, xuất trình giấy tờ, tài liệu có chứa thông tin đó.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương gắn với trách nhiệm người đứng đầu

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cá thể hóa trách nhiệm đến từng công chức, khắc phục triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ; thực hiện thực chất, hiệu quả các quy định về bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Các bộ, cơ quan khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan khác phải chủ động, tích cực phối hợp hiệu quả với bộ, cơ quan liên quan theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 39/2022/NĐ-CP; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, phối hợp với bộ, cơ quan được lấy ý kiến để trả lời đúng thời hạn đề nghị. Bộ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, đúng thời hạn về những nội dung thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan mình và những vấn đề liên quan khác theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ.

Chính phủ lưu ý các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành các đề án, nhiệm vụ đã quá hạn, làm việc nào dứt việc đó, khắc phục tình trạng nợ đọng các nhiệm vụ được giao.

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đường dây 500 kV Quỳnh Lưu – Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật quý giá gắn liền với cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, Hà Nội).
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, luật mới chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý vốn nhà nước, tăng quyền tự chủ nhưng gắn với chế tài hậu kiểm.
Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn, trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước, thù lao người đại diện và khái niệm liên quan trong quản lý vốn nhà nước.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các chủ thể quản lý vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch và hiệu quả trong đầu tư, sử dụng tại doanh nghiệp.
Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Dự thảo nghị quyết kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 được trình Quốc hội sáng 13/5 nhằm tiếp tục hỗ trợ tam nông, tái cơ cấu nông nghiệp.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ củng cố mà còn làm mới, định vị lại quan hệ với các nước trên nền tảng tình hữu nghị lâu đời, qua các thế hệ.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng yêu cầu kịp thời bố trí kinh phí để đảm bảo việc chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... theo đúng quy định.
Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5.
Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Dự thảo Nghị định thi hành Luật Địa chất và khoáng sản hướng đến phân cấp mạnh mẽ, cải cách thủ tục, rõ trách nhiệm và minh bạch trong quản lý khoáng sản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương.
Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Nhiều ý kiến đề xuất sửa Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để bịt lỗ hổng pháp lý, tăng hiệu lực chế tài và đảm bảo quyền cá nhân trong chuyển đổi số.
Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 vừa qua của Tổng thống Nga V. Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan sau sáp nhập.
Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Đại biểu Quốc hội đề xuất sớm thể chế hóa ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68, áp dụng từ 01/10/2025 để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục hồi tăng trưởng.
Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng đề nghị rút ngắn thời gian thi công dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình, phấn đấu vượt tiến độ ít nhất 6 tháng, hoàn thành trong năm 2026.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực khoa học công nghệ tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng kỳ vọng Bắc Ninh sẽ viết nên kỳ tích sông Cầu.
Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ ngày 15-16/5, Thủ tướng Thái Lan thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung 2 nước.
Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhấn mạnh yêu cầu miễn giảm thuế cho R&D, báo chí, khởi nghiệp, chuyển đổi số.
Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhằm đảm bảo tính liên thông, đồng bộ trong bố trí nhân sự sau Đại hội XIV.
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng ưu đãi cho đổi mới sáng tạo, siết gian lận thuế, tránh ưu đãi tràn lan.
Mobile VerionPhiên bản di động