Thủ tướng: Phải sử dụng hiệu quả 16 triệu tỷ của dân gửi ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh

Số tiền trong dân gửi trong ngân hàng đạt 15-16 triệu tỷ đồng, Thủ tướng yêu cầu cần có giải pháp để nguồn vốn này phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng đánh giá cao chỉ số công nghiệp của cả nước Thủ tướng nêu 12 giải pháp trọng tâm để thành quả năm 2024 nhiều hơn, toàn diện hơn

Chiều 5/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số bộ, ngành, cơ quan về chính sách tiền tệ.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng, do đó Chính phủ thường xuyên tổ chức họp để điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo thông suốt, hiệu quả, phục vụ sự phát triển của đất nước, người dân, doanh nghiệp, không để xảy ra sai sót, ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, sự phát triển chung, đồng thời đảm bảo sự an toàn hệ thống ngân hàng, tài chính quốc gia, nhất là khi tình hình có những biến động.

Thủ tướng: Phải sử dụng hiệu quả 16 triệu tỷ của dân gửi ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, từ nay đến cuối năm tập trung hơn cho tăng trưởng, do đó phải thực hiện cung tiền ra, song việc này phải bảo đảm dòng tiền hướng vào các động lực tăng trưởng truyền thống, động lực tăng trưởng mới, kiểm soát được nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng. Cho biết, số tiền trong dân gửi trong ngân hàng đạt 15-16 triệu tỷ đồng, Thủ tướng yêu cầu cần có giải pháp để nguồn vốn này phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh, chứ không phải chỉ nằm trong ngân hàng.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, chúng ta điều hành chính sách tiền tệ tốt, nhất là vấn đề quản lý thị trường vàng, nhưng về lâu dài, phải tính toán bài bản, có giải pháp chống đôla hóa, vàng hóa một cách căn cơ, không để người dân tích trữ đôla, tích trữ vàng mà phải khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, từ đó có thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống phục hồi từ cuối tháng 3 và tăng dần qua các tháng, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2023, đến hết quý II/2024 đạt 6% theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cuối tháng 7/2024, dư nợ tín dụng gần 14,33 triệu tỷ đồng, tăng 14,99% so với cùng kỳ 2023 và tăng 5,66% so với cuối năm 2023.

Cũng tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan cho rằng việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối gặp nhiều khó khăn, thách thức; áp lực lạm phát gia tăng; tăng trưởng tín dụng tại một số địa phương còn thấp; khó khăn trong triển khai một số chương trình, chính sách tín dụng như gói tín dụng 120 ngàn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư…

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ đầu năm đến nay, việc chọn thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác là chủ trương phù hợp; Ngân hàng Nhà nước thực hiện hiệu quả. Qua đó, góp phần đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội…

Tuy nhiên, theo Thủ tướng Chính phủ, tình hình vẫn có nhiều khó khăn do mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng, phải có giải pháp kiềm chế bằng các công cụ ngân hàng; tăng trưởng tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu, phải thúc đẩy nhưng yêu cầu lãi suất cho vay phải giữ, thậm chí giảm cho các lĩnh vực ưu tiên, nhất là nhu cầu vay vốn tăng cao vào cuối năm; nhu cầu ngoại tệ tăng do nhập khẩu tăng; rủi ro, căng thẳng về địa chính trị khó lường, phức tạp; dư nợ tín dụng lớn, song phải đưa vào nền kinh tế, tăng công ăn việc làm, tăng sinh kế cho người dân…

Thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, các bộ, ngành liên quan nắm chắc, bám sát tình hình; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Về chính sách thương mại, đầu tư, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt kỷ lục xuất nhập khẩu khoảng 750-800 tỷ USD và xuất siêu trên 20 tỷ USD. Mở rộng thanh toán bằng đồng nội tệ với các nước. Thúc đẩy, kích thích tiêu dùng trong nước, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, đẩy mạnh thương mại biên giới, khai thác hiệu quả các FTA đã ký và đàm phán, mở rộng các FTA mới. Thúc đẩy kinh tế đối ngoại, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, nhất là thực phẩm Halal. Đẩy mạnh đầu tư (gồm đầu tư nhà nước, tư nhân, vốn ưu đãi ODA và đặc biệt là thu hút, giải ngân FDI). Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các luật mới như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

Cùng với đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thúc đẩy tiêu dùng trong nước; chống buôn lậu, gian lận thương mại; đẩy mạnh thương mại biên giới, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đẩy mạnh đàm phán các FTA mới; thúc đẩy sản xuất trong nước; đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng; cải thiện môi trường đầu tư, kêu gọi, thu hút đầu tư; triển khai hiệu quả các luật mới được ban hành, nhất là liên quan đất đai, nhà ở để phát triển thị trường bất động sản…

Thủ tướng: Phải sử dụng hiệu quả 16 triệu tỷ của dân gửi ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phát biểu - Ảnh: TTXVN/Dương Giang

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tập trung giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối; tăng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung cho lĩnh vực ưu tiên cho các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; điều hành tỷ giá linh hoạt, gắn với huy động trái phiếu, cung ngoại tệ, thu hút FDI, thúc đẩy xuất khẩu và tiền gửi nước ngoài về; vận động các ngân hàng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay vào các động lực tăng trưởng, dự án phát triển hạ tầng quan trọng, trong đó các Ngân hàng Nhà nước phải tiên phong thực hiện, với phương châm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Chỉ đạo điều hành hài hòa, hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc điều hành tín dụng phải phù hợp với đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các diễn biến của nền kinh tế; điều hành room tín dụng công khai, minh bạch; tăng cường giám sát, kiểm tra, chủ động thu hồi một số chỉ tiêu tín dụng; triển khai quyết liệt các chương trình ưu đãi; đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống; kiểm soát nợ xấu; tăng cường thông tin, truyền thông đầy đủ, rõ ràng để người dân có kiến thức và tham gia thị trường phù hợp, hiệu quả; tiếp tục thực hiện chuyển đổi số; kiểm soát một cách căn cơ thị trường vàng, thị trường ngoại tệ, nhất là USD; tái cơ cấu dứt điểm các tổ chức tín dụng...

Thủ tướng: Phải sử dụng hiệu quả 16 triệu tỷ của dân gửi ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, Thủ tướng nêu rõ, đây là một chính sách nhân văn làm cho người nghèo có nhà vì vậy phải có chính sách phù hợp, hợp lý để người dân tiếp cận được gói tín dụng này, nhất là khi 4 Luật về đất đai, nhà ở vừa có hiệu lực.

Thủ tướng tin tưởng, ngành ngân hàng và các bộ, ngành “đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn nữa”; phát huy, thúc đẩy những kết quả đạt được, vượt qua khó khăn thách thức để làm tốt hơn trong thời gian tới, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế 22/12/2024, Xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22 tháng 12. Xổ số hôm nay 22/12. KQXSTTH 22/12. Xổ số Thừa Thiên Huế Chủ nhật. XSTTH 22/12.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 20/12, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ; VKSND tỉnh Tuyên Quang điều động, bổ nhiệm lãnh đạo…
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Về thông tin nhân sự ngày 19/12, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan tới tổ chức tại Cục Hậu cần- Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc.
Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh yêu cầu sắp xếp bộ máy tinh gọn, mạnh mẽ hơn, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực và vận hành tốt hơn trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động