Chính phủ đề xuất quy mô GDP 2025 trên 500 tỷ USD

Về kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên năm 2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, quy mô GDP năm 2025 khoảng trên 500 tỷ USD.
Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025 Cần nhiều nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Chỉ tiêu 2021-2025 nào chưa đạt thì phải quyết tâm hoàn thành; chỉ tiêu nào đạt rồi thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Do đó, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026). Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Về kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 9,5% trở lên (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% trở lên); dịch vụ tăng 8,1% trở lên; nông, lâm, thủy sản tăng 3,9% trở lên). Các khu vực kinh tế tăng trưởng cao hơn khoảng 0,7-1,3% so với năm 2024; công nghiệp - xây dựng, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng.

Quy mô GDP năm 2025 khoảng trên 500 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD.

Các động lực tăng trưởng: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 174 tỷ USD trở lên, xấp xỉ 33,5% GDP (cao hơn 3 tỷ USD); trong đó đầu tư công khoảng 36 tỷ USD (tương đương 875 nghìn tỷ đồng, cao hơn khoảng 84,3 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch đã giao năm 2025 là 790,7 nghìn tỷ đồng), đầu tư tư nhân khoảng 96 tỷ USD, FDI khoảng 28 tỷ USD, đầu tư khác khoảng 14 tỷ USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) năm 2025 tăng khoảng 12% trở lên; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 tăng 12% trở lên; thặng dư thương mại khoảng 30 tỷ USD.

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên đó là: Tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp; phân cấp, phân quyền triệt để. Hoàn thành công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không để ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn.

Phát huy vai trò dẫn dắt tăng trưởng của các vùng động lực, hành lang kinh tế và cực tăng trưởng. Trong đó, tăng trưởng GRDP của các địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8-10%, nhất là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương tiềm năng, thành phố lớn là đầu tàu, cực tăng trưởng cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước; có cơ chế khuyến khích phù hợp đối với các địa phương tăng trưởng cao, có điều tiết về Trung ương.

Đẩy mạnh và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhân lực chất lượng cao để trở thành động lực, nhân tố ngày càng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.

Trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4-4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.

Tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số

Báo cáo thẩm tra Đề án, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với mục tiêu, yêu cầu, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 trong Tờ trình, Báo cáo của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh

Việc trình Quốc hội điều chỉnh tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, góp phần củng cố, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong thời gian đủ dài, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh đầu năm 2025 chưa có nhiều khởi sắc, tháng 1/2025 ghi nhận 58,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 1/2025 chỉ tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ, chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI ở mức dưới 50 điểm trong 2 tháng liên tiếp, cho thấy các điều kiện kinh doanh của khu vực sản xuất ở Việt Nam thu hẹp.

Do vậy, đề nghị tập trung phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi của Đề án, đặc biệt cần chú trọng các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, an toàn nợ công.

Về chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%, Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc điều chỉnh chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng là cần thiết nhằm tạo không gian trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản tháng 1/2025 tăng 3,07%, cao hơn bình quân chung năm 2023 (2,71%), cho thấy áp lực lạm phát là đáng kể. Do đó, đề nghị có các giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Về đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về bội chi và nợ công, Ủy ban Kinh tế cho rằng, đề xuất này là cần thiết để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, đề nghị làm rõ kế hoạch sử dụng số bội chi, nợ công tăng thêm trong trường hợp điều chỉnh; đồng thời, sử dụng hiệu quả nguồn lực, thực hiện đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý nợ công; quyết liệt điều hành để bảo đảm bội chi, nợ công trong phạm vi đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 và Nghị quyết số 159/2024/QH15, chỉ điều chỉnh khi đã thực hiện hết các giải pháp và bảo đảm an toàn nợ công, khả năng trả nợ, đặc biệt là chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách.

Khai thác hiệu quả các cơ hội từ 17 FTA đã ký kết

Cũng theo Ủy ban Kinh tế, để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, cần tiếp tục tập trung thực hiện tốt Kết luận số 97-KL/TW ngày 05/10/2024 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kinh tế - xã hội năm 2024 - 2025 đã được thể chế hóa cụ thể trong Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội. Đặc biệt là triển khai quyết liệt, hiệu quả Kết luận số 123-KL/TW của Trung ương và tùy tình hình thực tế có các giải pháp điều hành phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Quốc hội nghe trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên

Đồng thời, nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây: Bám sát mục tiêu tăng trưởng và Kết luận số 123-KL/TW của Trung ương để xác định cụ thể lộ trình, trách nhiệm xây dựng trình Quốc hội các luật, nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm hành lang pháp lý cho việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 và các năm tiếp theo.

Theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế, chính trị thế giới, đánh giá đúng tình hình, kịp thời phản ứng chính sách. Tiếp tục tăng cường năng lực nội sinh, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh. Có giải pháp cụ thể, hiệu quả để bảo đảm an sinh xã hội, an ninh tài chính quốc gia trong trường hợp nới lỏng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng CPI, bội chi, nợ công.

Có giải pháp cụ thể, gắn trách nhiệm thực hiện để đổi mới quản lý đầu tư công; bảo đảm giải ngân được số vốn đầu tư công đã giao dự toán và bổ sung thêm. Có giải pháp thực chất, hiệu quả để thu hút đầu tư xã hội, thực hiện thành công chủ trương lấy “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”; lưu ý giải quyết các tồn tại trong giải ngân đầu tư công và các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Nghiên cứu, bổ sung các chính sách cụ thể về tiền tệ, tài khóa để hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa. Tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; cắt giảm thực chất thời gian thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp; có giải pháp đột phá về khởi nghiệp, tạo việc làm bền vững, việc làm chính thức; làm rõ quy trình, thủ tục đầu tư và cơ chế xử lý khi có vướng mắc, rà soát tổng thể về hệ thống quy hoạch và cơ chế xử lý khi có vướng mắc, mâu thuẫn giữa các quy hoạch, tạo thuận lợi và giảm chi phí tiếp cận đất đai.

Khai thác hiệu quả các cơ hội từ 17 FTA đã ký kết; thúc đẩy, sớm ký kết các hiệp định thương mại tự do đối với các thị trường mới, có tiềm năng. Theo dõi chặt chẽ để khai thác hiệu quả việc chuyển dịch thương mại và công nghệ trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn. Minh bạch chuỗi giá trị hàng hóa xuất khẩu; chủ động ứng phó với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng.

Theo Ủy ban Kinh tế, để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, cần có giải pháp cụ thể, thực chất, hiệu quả để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến, nâng cao năng suất lao động...
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Báo Công Thương tổ chức lớp bồi dưỡng chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Báo Công Thương tổ chức lớp bồi dưỡng chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Ngày 25/3, Báo Công Thương tổ chức khóa bồi dưỡng "Chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong báo chí hiện đại".
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân ngày 26/3: “Tương lai cho thế hệ vươn mình”

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân ngày 26/3: “Tương lai cho thế hệ vươn mình”

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khai mạc hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Khai mạc hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Sáng 25/3 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ khóa XV.
Quảng Nam long trọng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh

Quảng Nam long trọng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh

Tỉnh Quảng Nam long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh.
75 năm Việt Nam - Nga: Từ tình hữu nghị đến Đối tác chiến lược toàn diện

75 năm Việt Nam - Nga: Từ tình hữu nghị đến Đối tác chiến lược toàn diện

Tối 24/3, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam tổ chức tiệc chiêu đãi nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Tin cùng chuyên mục

Thường vụ Quốc hội sẽ họp nhiều phiên về sắp xếp đơn vị hành chính

Thường vụ Quốc hội sẽ họp nhiều phiên về sắp xếp đơn vị hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp nhiều phiên để phục vụ công tác sắp xếp đơn vị hành chính.
Gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân chờ cú huých từ Chính phủ

Gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân chờ cú huých từ Chính phủ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu mọi chính sách đưa ra phải trúng, đúng, đột phá, đủ mạnh và triển khai được ngay, tác động ngay đển kinh tế tư nhân.
Bắc Bling

Bắc Bling 'gây bão', Thủ tướng ra yêu cầu đặc biệt

Thủ tướng khen ngợi MV Bắc Bling, đánh giá cao tinh thần sáng tạo, khuyến khích thanh niên tiên phong quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
Ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo đường sắt quốc gia

Ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo đường sắt quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định 24/QĐ-BCĐĐSQG ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia.
Sẽ có hội nghị toàn quốc về sắp xếp, tổ chức bộ máy

Sẽ có hội nghị toàn quốc về sắp xếp, tổ chức bộ máy

Theo Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Phan Thăng An, sẽ có hội nghị toàn quốc về tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy.
Thủ tướng nêu 3 yêu cầu

Thủ tướng nêu 3 yêu cầu 'đặt hàng' với thanh niên

Thủ tướng yêu cầu thanh niên Việt Nam nỗ lực hơn nữa, sáng tạo mạnh mẽ, hành động quyết liệt và phát huy tinh thần vượt qua khó khăn, cống hiến cho đất nước.
Huy động kiều bào phát triển thị trường cho hàng Việt Nam

Huy động kiều bào phát triển thị trường cho hàng Việt Nam

Đây là một nội dung trong số các hoạt động dành cho kiều bào Việt Nam sẽ do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức ở trong nước quý II/2025.
Bộ Công an thông tin về độ bảo mật dữ liệu cá nhân

Bộ Công an thông tin về độ bảo mật dữ liệu cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý vấn đề an toàn về dữ liệu cá nhân. Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang khẳng định, "chúng ta đang an toàn".
Phê chuẩn Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại 3 tỉnh

Phê chuẩn Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại 3 tỉnh

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tại một số tỉnh.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: NVIDIA, Vingroup và dẫn chứng phát triển mới

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: NVIDIA, Vingroup và dẫn chứng phát triển mới

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Bộ Ngoại giao coi ngoại giao khoa học công nghệ là một trụ cột trong ngoại giao kinh tế với 3 thành tố chính.
Thủ tướng: Chính phủ đưa ‘đội hình mạnh’ đối thoại với thanh niên

Thủ tướng: Chính phủ đưa ‘đội hình mạnh’ đối thoại với thanh niên

Thủ tướng nhấn mạnh 3 đột phá chiến lược: Cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực, giúp doanh nghiệp bứt phá mạnh mẽ.
Chính phủ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ

Chính phủ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ

Chính phủ đẩy mạnh cải cách thể chế, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ với chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu chiến lược đưa Việt Nam thức giấc trong chuỗi cung ứng bán dẫn

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu chiến lược đưa Việt Nam thức giấc trong chuỗi cung ứng bán dẫn

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Chính phủ quyết liệt triển khai chiến lược công nghiệp bán dẫn, tạo cơ hội bứt phá cho nền kinh tế số.
150 cơ sở sản xuất sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính?

150 cơ sở sản xuất sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính?

Trong giai đoạn 2025 - 2026, dự kiến sẽ có 150 cơ sở sản xuất lĩnh vực nhiệt điện, sắt thép, xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
Thủ tướng đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Thủ tướng đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ thanh niên trong chương trình "Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên" nhân dịp mừng sinh nhật Đoàn 26/3.
Sửa Hiến pháp sẽ tiến hành lấy ý kiến nhân dân

Sửa Hiến pháp sẽ tiến hành lấy ý kiến nhân dân

Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo quy định, việc sửa Hiến pháp sẽ phải tiến hành lấy ý kiến nhân dân. Dự kiến, thời gian lấy ý kiến diễn ra trong tháng 5, 6.
Điện Biên: Cần khẩn trương tinh gọn bộ máy, tạo không gian phát triển mới

Điện Biên: Cần khẩn trương tinh gọn bộ máy, tạo không gian phát triển mới

Sáng 23/3, tại buổi làm việc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung yêu cầu tỉnh Điện Biên khẩn trương tinh gọn bộ máy, tạo không gian phát triển mới.
Sáp nhập tỉnh: Thách thức lớn nhất vẫn ở con người

Sáp nhập tỉnh: Thách thức lớn nhất vẫn ở con người

PGS. TS. Lê Văn Chiến - Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công cho rằng, thách thức lớn nhất trong quá trình sáp nhập tỉnh nằm ở yếu tố con người.
Thủ tướng: Bình Định phải tận dụng 3 không gian phát triển mới

Thủ tướng: Bình Định phải tận dụng 3 không gian phát triển mới

Thủ tướng yêu cầu Bình Định phải tận dụng không gian phát triển mới như không gian biển, không gian ngầm và không gian vũ trụ.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia

Danh sách Phó Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030 gồm nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp.
Mobile VerionPhiên bản di động