Chiến sự Nga-Ukraine 13/12/2024: Nga gửi ‘thông điệp’ cứng rắn với Ukraine; EU cân nhắc lập liên minh đưa quân tới Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/12/2024: Nga gửi ‘thông điệp’ cứng rắn với Ukraine; EU cân nhắc lập liên minh đưa quân tới Kiev...
Chiến sự Nga-Ukraine 10/12/2024: Nga ‘gợi ý’ đàm phán giải quyết chiến sự; đa số người Ukraine muốn chấm dứt xung đột Chiến sự Nga-Ukraine 11/12/2024: Tên lửa Oreshnik không thay đổi tiến trình xung đột; gia nhập NATO ‘ngoài tầm với’ của Ukraine Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/12/2024: Ukraine khó tự sản xuất tên lửa đạn đạo; Kiev bác đề xuất ngừng bắn với Nga

Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine:

Nga gửi “thông điệp” cứng rắn với Ukraine

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov tuyên bố, Nga chắc chắn sẽ đáp trả cuộc tấn công mới nhất của Ukraine bằng tên lửa tầm xa ATACMS.

Tôi muốn nhắc lại tuyên bố hoàn toàn rõ ràng và trực tiếp từ Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra vào hôm qua, trong đó nói rõ rằng sẽ có một phản ứng. Phản ứng sẽ diễn ra vào thời điểm và bằng cách mà chúng tôi cho là phù hợp. Nhưng chắc chắn sẽ có phản ứng”, RIA dẫn lời ông Peskov nói.

Nga-Ukraine
Chiến sự Nga-Ukraine ngày qua tiếp tục có nhiều diễn biến đáng chú ý. Ảnh: RIA

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, vào sáng 11/12, Ukraine đã tấn công một sân bay quân sự ở thành phố cảng Taganrog thuộc khu vực Rostov, nằm ở phía Nam nước này bằng 6 quả tên lửa ATACMS tầm xa do Mỹ sản xuất. Hai trong số các tên lửa ATACMS đã bị bắn hạ bởi kíp chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không Pantsir, trong khi những tên lửa khác bị chệch hướng bởi thiết bị chiến tranh điện tử.

EU cân nhắc lập liên minh đưa quân tới Ukraine

Reuters dẫn các nguồn tin trong giới ngoại giao châu Âu cho hay, các nước EU vẫn chưa thể đạt được sự đồng thuận về việc có nên gửi lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu tới Ukraine hay không nếu Kiev và Moscow đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

Không có sự đồng thuận giữa các nước châu Âu, vì vậy ý ​​tưởng đang được thảo luận nhằm tạo ra một liên minh gồm 5 đến 8 nước châu Âu độc lập với NATO, nhưng có thỏa thuận song phương với Ukraine”, nguồn tin cho biết.

Đồng thời, hai nhà ngoại giao châu Âu giấu tên nói với Reuters rằng, cho đến nay vẫn chưa có đề xuất cụ thể nào về vấn đề này và danh sách các quốc gia sẵn sàng thực hiện bước đi như vậy cũng chưa được xác định.

Reuters lưu ý, khả năng triển khai quân đội châu Âu trên lãnh thổ Ukraine đã được thảo luận tại Warsaw bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk. Vào tháng 11, ông Macron cũng đã thảo luận về sáng kiến ​​này với Thủ tướng Anh Keir Starmer. Các nguồn tin của Reuters cho biết, Kiev đã tổ chức các cuộc đàm phán về chủ đề này với các nước Scandinavi và Baltic.

Ba Lan muốn trở thành trung tâm hậu cần cho Ukraine

Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết, Ba Lan muốn tiếp tục là trung tâm hậu cần cho Ukraine hơn là đưa quân tới đó.

Trước hết, chúng tôi tin rằng mọi việc liên quan đến Ukraine sẽ không được giải quyết nếu không có Ukraine và châu Âu. Đây vẫn chỉ là những ý tưởng sơ bộ. Chúng tôi hỗ trợ đầy đủ cho hoạt động hậu cần cho Ukraine và đây có lẽ là vai trò của chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi không xem xét bất kỳ việc gửi lực lượng nào của mình tới Ukraine”, kênh truyền hình TVP Info dẫn lời ông Sikorsky nói.

Nhà ngoại giao Ba Lan nói thêm, ông thừa nhận các quốc gia khác cũng có ý định như vậy, dù là đơn phương hoặc cùng với các quốc gia khác. Tuy nhiên, ông nhắc lại, Ba Lan không có kế hoạch đưa quân đội tham gia các hoạt động ở Ukraine.

Đàm phán hòa bình với Nga cần có quan điểm chung

Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal nói trên sóng truyền hình RTL và NTV rằng, các cuộc đàm phán hòa bình với Nga phải diễn ra theo Hiến chương Liên hợp quốc và các bên phải có quan điểm chung và có sự phối hợp.

Ông lưu ý, các cuộc đàm phán hòa bình với Nga chỉ nên được tiến hành phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình tiếp theo sẽ đưa thêm nhiều quốc gia đối tác quốc tế và Nga vào bàn đàm phán. Nhưng để có sự tham gia của Nga, chúng ta cần có quan điểm chung và phối hợp”, Thủ tướng Ukraine giải thích.

Ông Trump đề nghị quân đội EU giám sát lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Wall Street Journal dẫn lời các quan chức phương Tây cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề xuất triển khai quân đội châu Âu tại Ukraine để giám sát việc tuân thủ lệnh ngừng bắn.

Theo đó, tại cuộc gặp ở Paris vào ngày 7/12 với Tổng thống Zelensky và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Donald Trump nói rằng ông “ủng hộ việc thành lập một Ukraine mạnh mẽ, có vũ trang, nhưng phản đối việc nước này gia nhập NATO”.

Tổng thống đắc cử Mỹ tin, châu Âu nên đóng vai trò dẫn đầu trong việc cung cấp an ninh và hỗ trợ cho Ukraine và Mỹ có thể hỗ trợ quá trình này, nhưng không có kế hoạch gửi quân đến.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nga