Chiến dịch Tây Nguyên trong ký ức người cựu chiến binh

Chiến dịch Tây Nguyên được xem là đòn chiến lược then chốt mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Đà Nẵng: Học sinh tái hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ Cây nêu trong văn hóa của đồng bào Tây Nguyên

Thắng lợi của chiến dịch đã mở ra thời cơ trực tiếp để quân và dân ta tiến lên thực hiện quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

Hồi tưởng về những ngày kháng chiến, Đại tá Lê Văn Lan - nguyên Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 - không khỏi bồi hồi xúc động. 46 năm về trước, ông Lan là chiến sĩ Đại đội 3 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320) tham gia truy kích địch trên đường 7 (nay là quốc lộ 25). Ông Lan nhớ lại: Đêm 16/3/1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên ra lệnh cho Sư đoàn 320 tham gia truy kích, ngăn chặn, bao vây, tiêu diệt Quân đoàn 2, Quân khu 2 ngụy rút chạy khỏi Pleiku theo đường 7 tại Cheo Reo (nay là thị xã Ayun Pa). Nhận được lệnh, Trung đoàn 48 lập tức cơ động, chuẩn bị phương án tiến công thị xã Cheo Reo.

Chiến dịch Tây Nguyên trong ký ức người cựu chiến binh
Đại tá Lê Văn Lan (bên trái) và đồng đội đã cùng kề vai sát cánh trong chiến dịch Tây Nguyên

Từ Đắk Lắk, Trung đoàn 48 được lệnh bằng mọi cách phải hành quân chiếm lĩnh trận địa trong thời gian ngắn nhất. Ôtô không có, biện pháp duy nhất lúc này là cắt rừng chạy bộ. Suốt một ngày đêm ròng rã, rạng ngày 17/3/1975, đại đội của ông đã vào chiếm lĩnh trận địa. Một ngày sau đó, biết quân ta đã tiếp cận đường 7 và đang chốt chặn, chúng tăng cường độ rút chạy, đồng thời tổ chức lại lực lượng để chống trả. Một trong những vị trí ác liệt nhất là điểm chốt đèo Tô Na, nếu không giải tỏa được chốt là tắc đường chạy, địch dùng xe tăng, thiết giáp và bộ binh chia làm nhiều mũi tấn công ác liệt, đồng thời gọi máy bay ném bom vào phía sau đội hình quân ta.

Quê hương giải phóng, đất nước Nam - Bắc quy về một mối, trong những câu chuyện của Đại tá Lan và đồng đội không thể thiếu ký ức chiến dịch Tây Nguyên và hình bóng những đồng đội đã ngã xuống vì đất nước.

Quyết không để địch chạy thoát, các chiến sĩ ta vẫn kiên cường bám chốt, bẻ gãy tất cả các đợt xung phong của địch khiến đội hình của chúng phải nghẽn lại. Trong lúc này, tại thị xã Cheo Reo, nơi đội hình địch đang dồn ứ trong các căn cứ, cuộc chiến đấu cũng diễn ra rất quyết liệt. Hiểu rằng đã đến bước đường cùng, địch dựa vào công sự, vật cản ra sức chống cự. Tuy nhiên, sự kháng cự tuyệt vọng của chúng không ngăn được sức tiến công vũ bão của ta.

Nửa đêm 18/3/1975, hầu hết các mục tiêu trong tiểu khu Cheo Reo đều bị tiêu diệt. Ta hoàn toàn làm chủ thị xã. Đến đây, quân địch thực sự rơi vào thế vỡ trận. Xe tăng, thiết giáp hàng ba, hàng tư chen lấn nhau, mạnh ai nấy vượt. Cầu Ơi Nu không chịu nổi sức nặng của những khối thép chen chúc đã đổ sụp. "Lúc đó, đơn vị chúng tôi đang làm đường ở quận Thuần Mẫn (nay thuộc huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk) phải hành quân thần tốc để đến được thị xã Hậu Bổn (tỉnh Phú Bổn dưới chế độ cũ, nay là thị xã Ayun Pa). Băng rừng, cơ động trong đêm tối, đường đi hiểm trở nhưng với quyết tâm cao chạy đua với xe cơ giới của địch, nhiều chiến sĩ bàn chân bỏng rộp bật máu nhưng vẫn nén đau tiến về phía trước" - Đại tá Lê Văn Lan kể lại.

Đại tá Lê Văn Lan cho biết, với những trận đánh liên tiếp, táo bạo và tốc chiến, đến đêm 19/3/1975, Sư đoàn 320 đã cơ bản tiêu diệt quân địch tháo chạy ở Tây Nguyên, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn tên địch, trong đó diệt 775 tên, bắt sống 5.590 tên, gọi hàng và ra trình diện 7.225 tên, phóng thích hàng vạn tên địch…

Sau 8 ngày bị ta truy kích, toàn bộ tập đoàn quân tháo chạy của địch trên đường 7 chỉ còn khoảng 5.000 tên chạy về tới Tuy Hòa. Chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng. Thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam đã bắt đầu.

"Những chiến tích này được lưu trong lịch sử Sư đoàn 320. Mỗi khi nhớ lại, tôi đều thấy tự hào vì mình được tham gia trận chiến cuối cùng, đánh đuổi địch rút khỏi tỉnh Gia Lai" - Đại tá Lê Văn Lan xúc động.

Chứng kiến sự "thay da, đổi thịt" của đất nước, Đại tá Lê Văn Lan đặt kỳ vọng vào thế hệ trẻ của Việt Nam sẽ thay cha ông xây dựng đất nước. "Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi người sẽ có vai trò, trách nhiệm khác nhau với dân tộc. Thế hệ trẻ ngày nay được học hành đến nơi đến chốn, được tiếp xúc với công nghệ thông tin để mở mang tri thức. Vì thế, dẫu sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tôi luôn mong mỏi người trẻ vẫn mạnh mẽ, vững vàng và sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc cần" - Đại tá Lê Văn Lan chia se

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Noel nhưng không khí đã ngập tràn trên khắp phố Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí đa dạng, nhưng không biến động giá.
Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 21/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã diễn ra ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng năm 2024.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII tiếp tục được tổ chức nhằm lan tỏa giá trị tri thức, văn hoá trong đời sống xã hội, đồng thời nâng tầm cho mỗi cuốn sách.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Tối ngày 16/11, tỉnh Cà Mau vừa khánh thành công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954.
Hội thảo

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Chiều ngày 15/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau đã tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử".
Sắp diễn ra triển lãm tranh

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Triển lãm tranh "Tôi vẽ Hà Nội" sẽ diễn ra ngày 20/11 tại Trung tâm Triển lãm Hà Nội, nhắn nhủ về một Hà Nội bình yên và tình yêu bất tận trong mỗi chúng ta.
Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Giữa “dòng chảy” đương đại, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, “hồn quê” được lưu giữ như một giá trị quý báu trong tranh của họa sĩ Quỳnh Thơm.
Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Theo Ban tổ chức, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 sẽ được diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 4/12 với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phố Phở sẽ như cẩm nang cho thế hệ trẻ hiểu lịch sử, thông qua món phở sẽ hiểu hơn bản sắc văn hóa nghệ thuật ẩm thực người Hà Nội xưa và nay.
Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Sáng 10/11, tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ tu bổ, tôn tạo Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Diễn đàn quốc gia thường niên ‘Văn hóa với doanh nghiệp’ tổ chức chiều ngày 10/11 nhằm khai thác, phát huy nguồn lực văn hoá, phát triển đất nước.
Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Sáng 9/11, diễn ra lễ ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’ của tác giả Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối 7/11, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh".
Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11), Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm. Sự kiện có chủ đề "Điện ảnh: sáng tạo - cất cánh".
Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trác - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nguyên Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gần 1.000 nghệ nhân mang đến những tiết mục biểu diễn đặc sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai.
Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku (Gia Lai) được tổ chức từ ngày 15-17/11 với những hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn mang đến nhiều ấn tượng cho du khách.
Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Concert âm nhạc Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP.HCM đã góp phần định vị Việt Nam như một điểm đến đầy tiềm năng trong bản đồ phát triển du lịch.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa điều động, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác loạt cán bộ tại các cơ quan tham mưu quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Chiều ngày 30/10, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công bố quyết định bổ nhiệm nghệ sĩ Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Ban tổ chức Festival Ninh Bình tổ chức Họp báo thông tin về Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề 'Dòng chảy di sản'.
Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng là dịp để người Khmer bày tỏ lòng biết ơn đối với mặt trăng, vị thần bảo vệ mùa màng, mang lại cuộc sống no ấm cho cư dân trong các phum, sóc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động