Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!

Nhìn loạt gốc cây không có bầu đất, trơ vài cọng rễ, trong khi lá lại um tùm, mất cân đối giữa ngọn và gốc, tôi hiểu vì sao cây dễ bị bão quật đổ như vậy.
Chuyên gia nhận định nhiều cây xanh ở Hà Nội trồng sai kỹ thuật Cây xanh Hà Nội bị gãy đổ sẽ về đâu sau siêu bão? Người dân mong muốn gì sau hàng trăm cây xanh ở thành phố Thanh Hóa đổ gãy?

Trong những bức ảnh chụp lại loạt cây xanh ở Hà Nội bị bão Yagi quật đổ tôi tiếp nhận chiều qua 8/9, có 3 – 5 bức ảnh được chụp trên phố Đoàn Khuê (quận Long Biên, TP. Hà Nội) khiến tôi và nhiều đồng nghiệp chú ý.

Đó là hình ảnh những cây bằng lăng có đường kính gốc khoảng 40cm, thân cao chừng 3m, tán cây xanh tốt, um tùm, nhưng rất lạ là gốc cây không có bầu đất, chỉ trơ vài cọng rễ.

Ngoài ra, còn hình ảnh những cây lớn bị bật gốc, lộ bầu đất vẫn quấn bao tải dứa, lưới đen mà như cách nói vui của nhiều người là cây “quấn tã”, với rễ chùm lưa thưa, ăn trên bề mặt.

Sự việc này đang có 2 luồng ý kiến, phần lớn cho rằng đó là sự cẩu thả, tắc trách, thậm chí là còn có chuyện “chấm mút”; ý kiến còn lại cho rằng đúng kỹ thuật, đúng quy trình.

Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!
Loạt cây xanh không có bầu, trơ vài cọng rễ được trồng đúng quy trình và bị đổ cũng rất đúng quy trình.

Có người nổi tiếng trên mạng xã hội thì dành thời gian ngồi viết bài rất dài, chia sẻ lên Facebook cá nhân tỏ ra mình là người có kinh nghiệm, có thực tế trồng cây và phê phán những Facebooker khác không có kiến thức về nông nghiệp, lại phán bừa về việc trồng cây của Hà Nội.

Thậm chí, có người không được đào tạo về nông nghiệp, còn lên mạng chê bai những chuyên gia về nông nghiệp là “tiến sĩ bàn giấy”, “chuyên gia bàn giấy”, không có thực tiễn khi họ lên tiếng cho rằng việc trồng cây của Hà Nội không bảo đảm kỹ thuật.

Trước khi đi vào chi tiết vấn đề này, hãy nhìn số liệu cây xanh tại Hà Nội bị gãy, đổ do bão Yagi: Tổng số cây đổ và gãy cành là 25.156 cây, trong đó có 24.807 cây đổ và 349 cây gãy cành.

Số liệu này nói lên điều gì?

Là tỷ lệ cây gãy cành rất thấp, chỉ chiếm 1,3%, còn lại gần 98,7% là cây bị bật gốc. Tức khi làm tròn, cứ 1.000 cây gãy đổ do bão số 3 gây ra, chỉ có 13 cây gãy cành, còn 987 cây bị bật gốc.

Điều này cho thấy sức gió bão số 3 khi đổ bộ vào Hà Nội tuy rất mạnh, nhưng không mạnh tới mức có thể quật gãy được cành cây xanh đô thị ở Hà Nội. Vấn đề còn lại là ở phần gốc, là ở kỹ thuật và phương pháp trồng cây, là làm sao để cây không đổ?

Thực ra câu chuyện cây xanh trồng không bảo đảm kỹ thuật ở Hà Nội, sau mỗi trận mưa, bão lại bị đổ đã được mổ sẻ rất nhiều, từ những năm 2015, 2016.

Thời điểm đó, Sở Xây dựng TP. Hà Nội từng kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm một số đơn vị do trồng cây xanh không bảo đảm, để cây bị đổ, lộ nguyên vỏ bọc ni lông…

Trả lời Báo Công Thương chiều nay 9/9, ông Đặng Tiến Dũng – Tiến sĩ Khoa học cây trồng, Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có những phân tích rất kỹ về việc này, đồng thời tái khẳng định việc trồng cây để nguyên bọc ni lông, hay chỉ trơ vài cọng rễ là không đúng kỹ thuật.

Nguyên nhân dẫn tới rất nhiều cây bị đổ sau bão số 3 cũng được ông Đặng Tiến Dũng chỉ ra, đó là các loại cây bị bật gốc không phải là cây trồng từ hạt nguyên thủy, mà chủ yếu là cây trồng đôn đảo. Do đó, cây có bộ rễ ăn trên bề mặt không có rễ cái, rễ cọc bám sâu và cành lá nhiều và vị trí trồng cây, đất trồng cây chủ yếu là kê lấp. Khi gặp gió giật mạnh đương nhiên cây sẽ bị bật gốc và đổ.

Ông Nguyễn Duy Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thanh Toàn Phát – người có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng cây xanh, cũng cho rằng những cây trồng mới bắt buộc phải tháo và gỡ lưới ra mới được trồng và chống lại cho cây yên vị để phát triển rễ mới. Vì nếu không cắt bỏ lưới, rất có khả năng rễ non khi mọc ra chui qua lỗ của lưới dần to lên và sẽ bị thắt ngang không phát triển được.

Với ý kiến còn lại cho rằng việc trồng cây xanh để nguyên lưới là đúng kỹ thuật, thuận tiện khi cẩu, dịch chuyển bầu không vỡ, giữ rễ tơ, rễ mới nguyên vẹn. Ý kiến này là đúng, không sai, nhưng chỉ đúng trong việc thuận tiện khi đôn đảo, vận chuyển cây.

Còn với cây xanh đô thị, với người dân: Cây đổ là đổ.

Vấn đề cốt lõi là làm sao chúng ta phải giải quyết được bài toán cây xanh đô thị, giải quyết được bài toán bảo đảm an toàn, không để cây gãy đổ, gây mất an toàn cho người dân mỗi khi mưa bão.

Nếu không, chúng ta sẽ mãi cứ quanh quẩn ở câu chuyện cây được trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình. Chỉ có ngân sách là thiệt hại và tính mạng của người dân là không bảo đảm.

Điều này, thực tế đã chứng minh rồi!

Hoàng Hải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương.
Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu.
EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội…
Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Thông tin về kết quả đạt được trong năm 2024, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội nêu ra nhiều vụ việc điển hình, trong đó có vụ Mailystyle.
Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Mặc dù cơ quan chức năng thời gian qua đã liên tục cảnh báo chiêu thức lừa đảo qua không gian mạng, song nhiều người vẫn bị 'mắc bẫy', mất tiền tỷ.
Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế với những quy định phù hợp được cho là giải pháp quan trọng thúc đẩy công cuộc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm hiệu quả.
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Để xây dựng Chính phủ số, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phát triển các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận diện xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí.
Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Trên cơ sở báo cáo của đòan kiểm tra, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’.
Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với một số tập đoàn lớn của Nhật Bản xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân.
Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Hơn 300 người dân vùng cao Gia Lai vui mừng khi được các bác sĩ khám, cấp thuốc miễn phí. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ những khó khăn với bà con.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động