Cao Bằng: Phát triển thương mại điện tử, tạo đầu ra cho tiêu thụ hàng hóa
Phát triển kinh tế 08/07/2022 22:10 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thành phố Hà Nội: Tối ưu hoạt động thương mại điện tử Thương mại điện tử: Giải bài toán giá và dịch vụ logistics |
Tín hiệu vui từ thương mại điện tử
Thời gian qua, việc tiêu thụ nông sản của nhiều địa phương trên cả nước gặp không ít khó khăn, nhất là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Trong bối cảnh đó, tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử đã dần trở thành giải pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện dịch bệnh, vừa dần tạo ra một kênh tiêu thụ an toàn, hiệu quả, bền vững, vừa đảm bảo giá cả, giúp gây dựng thương hiệu cho nông dân và hàng nông sản. Chỉ tính từ đầu năm 2021 đến nay, các mặt hàng nông sản đã và đang được đưa lên rất nhiều sàn thương mại điện tử với các quy mô khác nhau. Điển hình như các sàn thương mại điện tử: Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Postmart, Lazada...
Để tận dụng hiệu quả kênh thương mại điện tử để tiêu thụ nông sản, về hạ tầng thương mại điện tử, thời gian qua, UBND tỉnh Cao Bằng đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động thương mại điện tử tới các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn tỉnh.
![]() |
UBND tỉnh Cao Bằng cũng tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động thương mại điện tử tới các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 3764/KH-UBND ngày 28/12/2015 về kế hoạch hành động xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đến nay, 100% cán bộ công chức tại cơ quan nhà nước tỉnh đều được trang bị máy tính phục vụ công việc. Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thành phố và các sở, ngành, sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ về ứng dụng và khai thác dữ liệu của các cơ quan.
Đối với quy mô thị trường thương mại điện tử, đến nay, ước tính có khoảng 30% dân số tại các vùng đô thị trên địa bàn tỉnh tham gia các hình thức mua sắm trực tuyến. 10% doanh nghiệp trong tỉnh tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C).
Riêng với ứng dụng thương mại điện tử vào doanh nghiệp, hiện 10% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. 80% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.
Ngoài ra, 60% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 20% cá nhân, hộ gia đình ở khu vực TP. Cao Bằng sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng.
Đặc biệt, từ năm 2017, Cổng thông tin giao dịch thương mại điện tử tỉnh Cao Bằng đã được xây dựng. Đây là nền móng cho việc phát triển các ứng dụng chuyên ngành, qua cổng thông tin điện tử người dân và doanh nghiệp có thể khai thác tối đa các thông tin liên quan trong các hoạt động kinh tế, xã hội, khoa học, giáo dục. Mỗi đối tượng khai thác các thể loại thông tin khác nhau, trong đó doanh nghiệp cần các thông tin về cơ hội kinh doanh. Cổng thông tin giao dịch thương mại điện tử đã phục vụ việc quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi, tiếp cận cơ hội kinh doanh dễ dàng và thuận tiện hơn so với môi trường kinh doanh truyền thống trước đây, góp phần hỗ trợ đắc lực cho cộng đồng doanh nghiệp, hộ sản xuất gia đình… quảng bá, tiếp thị hiệu quả hơn, từ đó xây dựng hình ảnh đơn vị mình trên môi trường trực tuyến tốt, hiệu quả hơn.
Nâng cao hơn nữa hiệu quả thương mại điện tử
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của thương mại điện tử vào nền kinh tế, Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu triển khai các hoạt động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử; hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
![]() |
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là quy mô thị trường thương mại điện tử là 40% dân số tại các vùng đô thị trên địa bàn tỉnh tham gia các hình thức mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 20%/năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh.
Riêng về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử, phấn đấu tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 40%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian chiếm 60%; Chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử; 50% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; Khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử.
Về tương quan phát triển thương mại điện tử giữa thành thị và nông thôn: 40% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.
Đối với ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, 50% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm cả mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử; 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng. Quyết tâm tận dụng hiệu quả kênh thương mại điện tử để tiêu thụ nông sản.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Những tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam

Đà Nẵng tính chuyện làm kinh tế đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi

Thanh Hóa: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông

Bắc Kạn: Xây dựng hệ sinh thái du lịch kích cầu tiêu thụ hàng hoá

Thừa Thiên Huế: 27 sản phẩm được bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu miền Trung – Tây Nguyên
Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Tháp Thần Nông được VietKings trao tặng Kỷ lục Việt Nam

Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ, bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử nhận giải Sáng tạo kỹ thuật

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị

Hà Nội nhận Giải thưởng Thành phố hấp dẫn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo

Quảng Ninh: Khai mạc Hội chợ Thương mại và Du lịch quốc tế Việt - Trung lần thứ 15

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân chong đèn "nuôi" hoa Tết

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư các trung tâm logistics đón đầu làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng

Quảng Ninh: Tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Hà Nội có vai trò dẫn dắt phát triển thành phố thông minh, bền vững

Hà Nội xây dựng và nâng tầm sản phẩm du lịch golf

Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu xây dựng cơ sở sửa chữa, thực hành máy bay

Quảng Ninh: 9 năm liền tăng trưởng trên 2 con số

Lý do UBND TP.Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm?

Thanh Hóa: Ứng phó với hạn hán trong mùa khô để phục vụ sản xuất

200 gian hàng sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn của 21 tỉnh quy tụ tại hội chợ khu vực Đông Bắc

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kết nối tàu hàng container qua cảng Chân Mây

Đồng Nai đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ cho nông sản

Chính phủ Canada giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Trà Vinh nâng cao năng lực cạnh tranh

Hải Phòng và Quảng Ninh dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài
