Công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng Làm thế nào để tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm công nghiệp hỗ trợ? |
Trong năm qua, ngành Công Thương tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp, quản lý năng lượng, thương mại. Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các dự án công nghiệp, năng lượng, khuyến công.
Năm 2023, hoạt động sản xuất ngành công nghiệp được đánh giá duy trì ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 tăng 1,34% so với năm 2022, chủ yếu tăng ở ngành khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo.
Theo báo cáo, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng tăng 29,29% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,07%, chủ yếu ở ngành sản xuất kim loại tăng 36,41% và ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 15,21%. Ngành sản xuất và phân phối điện giảm 26,49% do thời tiết nắng nóng, lượng mưa ít hơn trung bình của nhiều năm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công suất của các nhà máy sản xuất điện. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,99%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước có thể kể đến, như xi măng tăng 98,64%; quặng chì và tinh quặng chì tăng 73,88%; phôi thép tăng 45,05%; chiếu trúc, chiếu tre tăng 21,43%; sản phẩm in khác tăng 12,94%; cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép tăng 8,99%; đá xây dựng tăng 7,1%; điện thương phẩm tăng 5,41%; gạch xây tăng 5,24%...
Năm 2024, ngành Công Thương Cao Bắng phấn đấu: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,24% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngoài ra, dự kiến, ngành Công Thương tỉnh tổ chức 8 - 10 đề án khuyến công; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; triển khai chương trình xây dựng mô hình chiếu sáng học đường tiết kiệm điện, bảo vệ thị lực cho học sinh.