Thứ tư 06/11/2024 06:25

Cao Bằng: Bình ổn thị trường hàng hóa cuối năm và dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Tỉnh Cao Bằng đang triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-BCT ngày 8/12/2022 (Chỉ thị số 10) của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương Cao Bằng đã triển khai các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 10/CT-BCT.

xây dựng kế hoạch đảm bảo lượng hàng hoá đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của nhân dân

Cụ thể, UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo Sở Công Thương xây dựng văn bản triển khai Chỉ thị số 10/CT-BCT tới các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trên địa bàn. Căn cứ ý kiến chỉ đạo, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 2084/SCT-QLTM&XNK ngày 21/12/2022 yêu cầu các đơn vị hoạt động kinh doanh thương mại: Chuẩn bị tốt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng Tết phục vụ nhân dân với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo, tham gia việc bình ổn thị trưởng tại địa bàn kinh doanh; tổ chức các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường.

Có kế hoạch đảm bảo lượng hàng hoá đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm cho nhân dân tại các điểm bán vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới không để xảy ra hiện tượng thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý”- Công văn Sở Công Thương nêu rõ.

Sở Công Thương đề nghị các thương nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh và các cơ quan quản lý sở, ngành, địa phương phối hợp thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường. Trong đó, các đơn vị hoạt động kinh doanh thương mại xây dựng phương án, tổ chức dự trữ hàng hóa, mở rộng mạng lưới bán lẻ, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng Tết phục vụ nhân dân với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo, góp phần tham gia việc bình ổn thị trường; quan tâm tổ chức các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường.

Phối hợp với các địa phương khác trên cả nước tổ chức hoặc tham gia các chương trình kết nối cung cầu áp dụng theo phương thức mới (trực tuyến, sàn đấu giá điện tử,...) nhằm giới thiệu các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo nguồn hàng phục vụ Tết. Xây dựng kế hoạch đảm bảo lượng hàng hoá đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm cho nhân dân tại các điểm bán vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới không để xảy ra hiện tượng thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý. Hưởng ứng cuộc vận động: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tổ chức Hội chợ triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầuchủ động phối hợp với các đơn vị đầu mối, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, phương án đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho các cửa hàng xăng dầu thuộc hệ thống phân phối. Công ty Điện lực tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cung ứng điện, có phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Chú trọng công tác phòng chống cháy nổ tại các khu dân cư, nơi công cộng, khu vui chơi, giải trí.

Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu và chủ động báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) các biện pháp xử lý khi có hiện tượng tăng giá đột biến, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng xảy ra trên địa bàn.

Chỉ đạo các Ban quản lý, Tổ quản lý chợ bố trí sắp xếp chợ Tết, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bảo giao lưu trao đổi hàng hoá trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Trước đó, Sở Công Thương Cao Bằng cho biết, qua công tác nắm bắt, thu thập thông tin từ các địa phương, nhà phân phối, cơ sở bán lẻ, chợ và người tiêu dùng cho thấy hiện nay nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, không có dấu hiệu xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, nông lâm sản, bánh kẹo hầu như không có sự thay đổi so với thời điểm bình thường; nhóm hàng năng lượng như xăng dâu, gas thực hiện theo giá điều hành của nhà nước; các nhóm hàng khác như phân bón, thức ăn chăn nuôi vẫn duy trì ở mức cao như các thời điểm khác trong năm 2022.

Dự báo giá cả thị trường hàng hóa Cao Bằng những ngày sát Tết Nguyên đán vẫn duy trì ổn định và không có sự biển động lớn do nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng Tết dồi dào, phong phú. Tuy nhiên, giá bản một số mặt hàng đặc thù phục vụ tết như gà sống thiến, hoa quả tươi, hoa cây cảnh có khả năng có xu hướng tăng nhẹ so với ngày thường. Trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng thiếu hàng, găm hàng gây tăng giá đột biến.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ