Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp

TS. Võ Trí Thành khuyến nghị điều hành vĩ mô theo hướng bám sát tình hình để có kịch bản phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ.
Căng thẳng Biển Đỏ kéo giá cà phê xuất khẩu neo cao ở đỉnh Căng thẳng Biển Đỏ là thách thức mới của ngành thủy sản trong năm 2024

Lo ngại cú sốc mới phát sinh từ tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ sẽ làm khó kế hoạch phục hồi của doanh nghiệp xuất khẩu, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh khuyến nghị điều hành vĩ mô theo hướng bám sát tình hình để có kịch bản phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp giảm nhẹ tác động bất lợi.

Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

Thưa ông, căng thẳng ở Biển Đỏ khiến giá cước vận chuyển sang Mỹ và châu Âu tăng đột biến. Các doanh nghiệp lại lo ngại về khả năng hồi phục xuất khẩu, khi cầu thị trường vẫn chưa trở lại.

Đây là một cú sốc không mong muốn, tác động là tiêu cực, không chỉ Việt Nam, mà các nước trên thế giới đều phải đối mặt.

Thứ nhất, là đứt gãy chuỗi cung. Do chi phí vận chuyển cao hơn, khả năng cung ứng, khả năng xuất khẩu, cộng với quá trình hồi phục kinh tế thế giới còn rất chậm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng lưu thông hàng hóa, khả năng tăng được giá trị thương mại.

Ví dụ, xuất khẩu Việt Nam khó có thể được đẩy lên mức mà chúng ta kỳ vọng, thậm chí có thể là suy giảm và tác động xấu.

Thứ hai, giá hàng hóa tăng lên, tác động bất lợi tới nỗ lực chống lạm phát của nhiều quốc gia, có thể kéo theo tình trạng lãi suất neo cao, thậm chí kéo dài.

Thứ ba, xung đột ở Biển Đỏ là biểu hiện của xung khắc, đối đầu về địa chính trị. Quá trình này nếu khó kiểm soát và diễn biến nghiêm trọng hơn, thì nguy cơ phân mảnh kinh tế trên thế giới sẽ mạnh mẽ hơn. Nền kinh tế phân mảnh không chỉ tác động tới chuỗi cung ứng lớn, mà về tổng thể, sẽ khiến phân bổ nguồn lực kém hiệu quả đi rất nhiều.

Nếu tình hình kéo dài, theo ông, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cần phải làm gì?

Trong bối cảnh thế giới như vậy, xuất nhập khẩu thương mại, đặc biệt là xuất khẩu chắc chắn vẫn rất khó khăn. Vì thế phải tận dụng cơ hội và giảm thiểu những rủi ro và tác động xấu từ những cú sốc xảy ra. Những việc này chúng ta đã làm, nhưng bây giờ phải quyết liệt hơn, phải làm tốt hơn.

Một là, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế. Như vậy, các việc đang làm và cần tiếp tục là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, lành mạnh hóa hệ thống tài chính, ngân hàng, bất động sản… Cũng cần tiến hành tiếp các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, xem đó tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế…

Hai là, thực hiện những giải pháp để kích cầu, gắn với thị trường trong nước. Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, với các giải pháp mạnh mẽ hơn trong năm nay.

Ba là, chuẩn bị những nền tảng để phát triển. Điểm khác biệt của đợt khủng hoảng kinh tế thế giới lần này là trong khi khó khăn liên tục xuất hiện, thì dư luận vẫn nói đến những cơ hội, từ phát triển xanh, chuyển đổi số, chuyển dịch chuỗi cung ứng.

Tất nhiên, thách thức cũng lớn không kém từ cuộc tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, đòi hỏi chúng ta phải có thể chế tốt để thu hút, khơi thông các nguồn lực.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh tới một chuyển biến tích cực trong vài năm nay của Việt Nam, đó là hạ tầng. Tuy nhiên, trong cấu trúc phát triển mới của kinh tế thế giới, hạ tầng không chỉ là cao tốc, đường sá, hay phương thức vận chuyển, mà còn là hạ tầng số, logicstics.

Rõ ràng, đi cùng với các giải pháp luôn là đòi hỏi thực thi, thưa ông?

Thực thi quyết liệt, phản ứng nhanh gắn với những kịch bản, công cụ được dự liệu thận trọng, bám sát tình hình để quyết liệt trong điều hành và ứng xử. Đây là điều tôi đặt kỳ vọng vào điều hành kinh tế trong năm nay.

Cũng phải nhắc tới sự phối hợp giữa Quốc hội và Chính phủ, giữa các bộ, ngành, địa phương và sự có mặt của các tổ công tác của Chính phủ để giải quyết những vướng mắc trong thời gian qua. Đây là cách ứng xử phù hợp để phản ứng lại trước những cú sốc, nhất là các cú sốc tiêu cực đối với nền kinh tế.

Điều đáng nói là cách điều hành linh hoạt, kịp thời sẽ củng cố niềm tin của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đây cũng là giải pháp chặn đà đi xuống của thương mại, xuất khẩu.

Như vậy, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phải được tiếp tục, nhưng không chỉ cho sản xuất - kinh doanh, mà còn cho dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Trân trọng cảm ơn ông.

baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.

Tin cùng chuyên mục

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của người nghệ sĩ mà còn đặt ra nhiều vấn đề về lỗ hổng trách nhiệm và đạo đức xã hội.
Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Hành trình nhân đạo tại Myanmar đã khép lại, Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trách nhiệm trong khu vực.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Mẹ giết con - tội ác hiếm gặp với cả các “loài”! Mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm lấy tiền ăn chơi, cờ bạc thì đúng là tội ác “trời không dung, đất không tha”.
Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết mang tiêu đề “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư thể hiện sự trăn trở về tầm vóc người Việt.
Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Vĩnh Phúc cho thấy, khi "bàn tay đen" thao túng chính quyền, mọi quy định của pháp luật đều có thể bị "bẻ cong".
Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà nhận định, cần có bước đi đột phá về kinh tế tư nhân để giải quyết băn khoăn của Tổng Bí thư về cán bộ dôi dư.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.
Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp qua góc nhìn một cán bộ thương vụ Bộ Công Thương từng công tác tại Mỹ cho thấy có nhiều kinh nghiệm quý.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng sẽ có một "cuộc cách mạng" tinh giản quy định để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển đột phá.
Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu

Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu 'không xong việc, thay người'

Từ khi Thủ tướng Chính phủ 7 lần thị sát, trực tiếp chỉ đạo, công trường đã bừng sức sống. Tối hậu thư được đưa ra: “Nếu không bảo đảm tiến độ thì thay người”.
Mobile VerionPhiên bản di động