Cần hình thành và thực hiện các cơ chế giảm thiểu rủi ro nguồn cung gỗ dán

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay, hàng năm Việt Nam bỏ ra khoảng 170 triệu USD để nhập gần 400 nghìn m3 gỗ dán sử dụng cho chế biến đồ gỗ. 5 tháng năm 2020, nhập khẩu gỗ dán của Việt Nam đạt trên 64,6 triệu USD. Nhập khẩu gỗ dán vào Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh kèm theo đó là những rủi ro cho ngành gỗ. Hình thành và thực hiện các cơ chế giảm thiểu rủi ro nguồn cung gỗ dán được các chuyên gia khuyến nghị.
Cửa nào cho gỗ dán Việt? Gỗ dán cứng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị điều tra gian lận xuất xứ Khai báo tự nguyện năng lực sản xuất gỗ dán xuất khẩu sang Hoa Kỳ Hàn Quốc điều tra sản phẩm gỗ dán của Việt Nam

Nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay, nguồn cung gỗ dán từ nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam. Sau khi được nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam, luồng cung này được hòa vào với nguồn cung được sản xuất trong nước, từ đó đi vào kênh sản xuất các mặt hàng như ván sàn, đồ gỗ xây dựng, đồ gỗ, tủ bếp và một số mặt hàng khác phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đến nay, gỗ dán là 1 trong 5 mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng năm Việt Nam bỏ ra khoảng 170 triệu USD để nhập gần 400 nghìn m3 gỗ dán sử dụng cho chế biến đồ gỗ.

Đáng chú ý, nhập khẩu gỗ dán vào Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2017, với mức tăng của năm này lần lượt là 18% về lượng và 26% về giá trị so với năm 2016. Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu trên 452,3 nghìn m3 gỗ dán, tăng 19% so với năm 2017. Trong năm 2019, Việt Nam nhập gần 520 nghìn m3 gỗ dán, tăng 15% so với năm 2018. Trong 5 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu gỗ dán của Việt Nam đạt trên 64,6 triệu USD, chiếm 7,1% tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam (trên 914,14 triệu USD). Do tác động của dịch Covid-19, nhập khẩu gỗ dán trong 5 tháng đầu năm 2020 giảm 17% về giá trị và 12,1% về lượng so với cùng kỳ năm 2019.

2647 gy dan
5 tháng năm 2020 nhập khẩu gỗ dán của Việt Nam đạt trên 64,6 triệu USD

Việt Nam nhập khẩu gỗ dán từ trên 35 thị trường khác nhau, nhưng chủ yếu từ 3 thị trường chính là Trung Quốc, Indonesia và Nga. Lượng và kim ngạch nhập từ 3 quốc gia này chiếm trên 90% giá trị và lượng nhập của cả Việt Nam hàng năm. Trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ dán quan trọng nhất của Việt Nam. Tỷ trọng nhập từ thị trường này chiếm trung bình trên 86% tổng lượng gỗ dán nhập khẩu. Năm 2019, Việt Nam nhập trên 474,4 nghìn m3, tương đương với 188,2 triệu USD, chiếm trên 92,3% về lượng và 88% về giá trị. Trong 5 tháng đầu năm 2020, nhập trên 144,9 nghìn m3, ứng với 55,2 triệu USD, chiếm 89% về lượng và 85% về giá trị. So với 5 tháng 2019 lượng gỗ dán nhập khẩu từ thị trường này giảm 14% về lượng và 19% về giá trị. Cùng với sự giảm về lượng và giá trị thì giá nhập khẩu trung bình gỗ dán từ thị trường này cũng giảm từ 424 USD/m3 vào năm 2018 còn 397 USD/m3 vào năm 2019 và 5 tháng 2020 mức giá trung bình là 381 USD/m3.

Tiếp đó là các thị trường Indonesia, trong 5 tháng đầu năm 2020 Việt Nam nhập trên 3,7 nghìn m3 gỗ dán từ thị trường này, chiếm 5% tổng lượng nhập. Liên bang Nga, trong 5 tháng đầu năm 2020 thị trường này cung cấp cho Việt Nam trên 3,7 nghìn m3, đạt giá trị 1,9 triệu USD, chiếm 2% về lượng và 3% về giá trị.

Nguồn số liệu nhập khẩu từ cơ quan Hải quan cho thấy, năm 2019, Việt Nam có 620 DN trực tiếp tham gia nhập khẩu gỗ dán vào Việt Nam, với tổng lượng nhập khoảng 518,7 nghìn m3. Trong đó, có 6 DN có lượng nhập trên 10.000 m3. Tổng lượng nhập của 6 DN này chiếm 24% trong tổng lượng nhập của cả năm. 11 DN có lượng nhập từ 5.000 – dưới 10.000/m3. Lượng nhập từ nhóm này chiếm 14% tổng lượng gỗ dán nhập khẩu năm 2019. 101 DN nhập với lượng từ 1.000 - dưới 5.000 m3. Lượng nhập từ nhóm này chiếm 42% tổng lượng gỗ dán nhập khẩu năm 2019. 502 DN có lượng nhập dưới 1.000 m3. Lượng nhập từ nhóm này chiếm 19% tổng lượng gỗ dán nhập khẩu năm 2019.

Khoảng 20% trong tổng lượng gỗ dán sản xuất ở Việt Nam được đưa vào làm nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam. Con số này có thể bao gồm một phần lượng gỗ dán nhập khẩu, sau khi nguồn nhập khẩu này được “hòa” vào với nguồn cung trong nước. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin về phương thức và tỷ lệ “hòa” giữa luồng cung nhập khẩu và luồng cung trong nước đối của mặt hàng này. Gỗ dán được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các mặt hàng khác như ván sàn, đồ gỗ (ví dụ như sử dụng là vách ngăn tủ, mặt bàn,…), tủ bếp và một số mặt hàng khác.

Cùng với nguồn nhập khẩu, năm 2019 tổng sản lượng gỗ dán sản xuất trong nước đạt khoảng 3,07 triệu m3. Khoảng 66% trong số này (2,03 triệu m3) được xuất khẩu trực tiếp. Phần còn lại được sử dụng trong nước.

Hình thành và thực hiện các cơ chế giảm thiểu rủi ro nguồn cung

Ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia Tổ chức Forest Trend - nhận định, hiện có ít nhất 4 loại hình rủi ro hiện đang tồn tại trong chuỗi cung gỗ dán của Việt Nam. Cụ thể, rủi ro từ khâu nguyên liệu gỗ rừng trồng đầu vào tới khâu sản xuất ván bóc; rủi ro trong khâu từ sản xuất ván bóc tới gỗ dán; rủi ro trong pha trộn giữa nguồn cung trong nước và luồng cung nhập khẩu; rủi ro trong khâu từ gỗ dán làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các mặt hàng khác phục vụ xuất khẩu.

Đáng chú ý, theo ông Tô Xuân Phúc, rủi ro đối với mặt hàng gỗ dán từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành hiện thực. Các rủi ro này có thể lan rộng trong tương lai trên cả 2 phương diện: Về thị trường xuất khẩu (thêm số quốc gia quyết định điều tra) và mở rộng điều tra đối với một số mặt hàng mới có sử dụng nguồn gỗ dán làm nguyên liệu đầu vào (như mặt hàng tủ bếp) được xuất sang một thị trường cụ thể.

Do đó, việc hình thành và thực hiện các cơ chế giảm thiểu rủi ro trên cả 2 phương diện này là một việc hết sức cấp bách và cần thiết đối với các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là đối với các bên đang trực tiếp tham gia chuỗi cung gỗ dán, cũng như các chuỗi cung có sử dụng gỗ dán làm nguồn nguyên liệu đầu vào.

Gỗ dán hiện đang được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các mặt hàng khác như ván sàn, đồ gỗ, tủ bếp… phục vụ xuất khẩu. Rủi ro trong các khâu đầu của chuỗi cung gỗ dán, bao gồm trong cả khâu sản xuất và pha trộn nguồn cung nhập khẩu và nội địa làm sản sinh ra rủi ro trong khâu xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nguyên liệu gỗ dán. Để giảm thiểu rủi ro trong khâu này, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - cho rằng, cần nghiên cứu về thực trạng chuỗi cung đồ gỗ có sử dụng gỗ dán là nguồn nguyên liệu hiện nay.

Đánh giá này nên bắt đầu bằng việc lựa chọn các nhóm mặt hàng chính có sử dụng gỗ dán nguyên liệu, từ đó đánh giá các thông tin chi tiết về thực trạng sử dụng nguồn cung đầu vào, sản phẩm và thị trường đầu ra. Bên cạnh đó, cần tổ chức hội thảo, tọa đàm, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp hiện đang tham gia trong các chuỗi cung sử dụng gỗ dán làm nguyên liệu đầu vào, và giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý, nhằm nắm bắt được thực trạng về rủi ro, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra các cơ chế giảm thiểu rủi ro. Khuyến khích các doanh nghiệp tiên phong trong việc chuyển đổi nguồn cung nguyên liệu gỗ dán, từ luồng cung không rõ ràng, tiềm ẩn nhiều rủi ro, sang các luồng cung rõ ràng, với các thông tin về nguyên liệu, đầu ra, đầu vào mà doanh nghiệp hoàn toàn đánh giá và kiểm soát được về tính pháp lý và sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý của các bên cung nguyên liệu này.

“Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ không chỉ góp phần giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung gỗ dán hiện tại mà còn cả trong các chuỗi cung khác sử dụng gỗ dán là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu. Điều này sẽ góp phần giúp ngành gỗ dán và các ngành liên quan phát triển bền vững trong tương lai”, ông Đỗ Xuân Lập nói.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.

Tin cùng chuyên mục

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với  cuối năm 2023

Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với cuối năm 2023

Giá cà phê Robusta nhân xô cuối tuần trước lại lập kỷ lục mới. Hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, Arabica tăng xấp xỉ 20%.
Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số; XK sắn thu về về hơn 142 triệu USD là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 8-14/4.
Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê vẫn trong xu hướng tăng mạnh của thị trường, do mối lo ngại về vụ mùa cà phê ở các nhà sản xuất hàng đầu như Brazil và Việt Nam.
Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu chỉ chấp nhận các sản phẩm từ doanh nghiệp tuân thủ các sáng kiến bền vững; có chứng nhận về môi trường, trách nhiệm xã hội...
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy vẫn là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam, thu về gần 299 triệu USD, tăng về lượng và trị giá so cùng kỳ.
Nhà mua hàng sẵn sàng mở rộng nguồn cung, doanh nghiệp Việt làm gì để nắm bắt cơ hội

Nhà mua hàng sẵn sàng mở rộng nguồn cung, doanh nghiệp Việt làm gì để nắm bắt cơ hội

Để đón bắt cơ hội, có thêm đơn hàng với các nhà mua hàng toàn cầu, doanh nghiệp phải không ngừng “nâng cấp” năng lực cung ứng, sản xuất theo xu hướng xanh.
Chile đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile đã nhập khẩu gần 3 triệu USD các sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, Robusta lập kỷ lục lên tới 3.900 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, Robusta lập kỷ lục lên tới 3.900 USD/tấn

Giá Arabica tăng lên mức cao nhất trong 30 tháng trước lo ngại về nguồn cung vụ mới. Giá Robusta thiết lập mức đỉnh mới, có lúc lên tới 3.900 USD/tấn.
Tổng cục Hải quan yêu cầu “làm chặt” quản lý hàng hóa có chứa các chất được kiểm soát

Tổng cục Hải quan yêu cầu “làm chặt” quản lý hàng hóa có chứa các chất được kiểm soát

Doanh nghiệp phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm, đạt 39.142 tấn, trị giá hơn 208 triệu USD, tăng về lượng và kim ngạch.
Khô hạn đẩy giá cà phê trong nước vượt mốc 105.000 đồng/kg

Khô hạn đẩy giá cà phê trong nước vượt mốc 105.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay trong khoảng 106.200 - 107.100 đồng/kg. Cà phê 2 sàn có phiên cùng tăng trước những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam.
Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì thông suốt

Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì thông suốt

Thêm thời gian thông quan, tăng cường điều tiết phương tiện, lực lượng chức năng tại các cửa khẩu nỗ lực đảm bảo hàng hóa lưu thông suốt.
Quý I/2024, xuất khẩu phân bón tăng mạnh so với cùng kỳ

Quý I/2024, xuất khẩu phân bón tăng mạnh so với cùng kỳ

Hết quý I/2023, xuất khẩu phân bón đã thu về hơn 207 triệu USD với 499.786 tấn, tăng 23,3% về lượng và tăng 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 585.000 tấn

Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 585.000 tấn

Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 585.696 tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt gần 1,93 tỷ USD, tăng mạnh 56,7%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động