Cam kết phát thải ròng bằng 0: Cơ hội nào cho doanh nghiệp?
Doanh nghiệp - Doanh nhân 11/10/2022 18:22 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu: Hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại COP 26 |
Hội thảo "Hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0: cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp" tổ chức ngày 11/10/2022 tại Hà Nội đã hé mở những câu trả lời.
Hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp và các bên liên quan cập nhật chính sách của Chính phủ liên quan đến phát thải ròng bằng 0 cũng như nhận diện những cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh mới. Từ đó đưa ra đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam giữ vững vị thế cạnh tranh, góp sức cùng Chính phủ hiện thực hóa các cam kết tại COP 26.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
![]() |
Quang cảnh hội thảo |
Ngay sau khi Hội nghị COP 26 ở Glasgow kết thúc, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, đồng thời, đưa ra một lộ trình tổng thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu đã cam kết bằng việc tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, các ngành, các địa phương cùng có trách nhiệm giảm phát thải ròng…
Doanh nghiệp vừa là chủ thể chịu tác động của biến đổi khí hậu, vừa là đối tượng quan trọng trực tiếp tham gia, chuyển các thách thức thành cơ hội từ tác động của biến đổi khí hậu và tạo ra nguồn lực để thúc đẩy công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai các kế hoạch góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Bởi vậy theo ông Phương, cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng hiện thực hóa mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
“Thực hiện cam kết của Chính phủ đưa phát thải ròng về 0 đem đến thách thức, nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Đó là các cơ hội cho nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính xanh để đầu tư vào các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững doanh nghiệp”- Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tại hội thảo, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, việc thực hiện giảm phát thải khí nhà kính đòi hỏi phải chuyển đổi việc khai thác, sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng ít phát thải và tăng hấp thụ khí nhà kính.
Ông Tấn chỉ rõ, các vấn đề xã hội liên quan đến việc chuyển đổi là rất lớn và thế giới đã đưa ra đòi hỏi “Chuyển đổi công bằng - Just transition” đối với quá trình này.
“Chuyển đổi công bằng nhằm đưa ra và thực hiện các giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền và sinh kế của người lao động khi nền kinh tế chuyển dần sang sản xuất bền vững nhằm mục tiêu chống biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học”, ông Tấn chia sẻ quan điểm.
Đại diện cơ quan quản lý nhà nước cũng cho biết, chuyển đổi năng lượng, thực hiện phát thải ròng bằng 0 được xem là “lựa chọn mang tính chiến lược của Việt Nam”.
“Chính phủ đã và đang thực hiện các bước đi nhanh và chắc chắn. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và góp phần tăng lợi thế cạnh tranh về mặt dài hạn”, ông Tấn nêu rõ và nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần sẵn sàng, trong đó cần chuẩn bị về con người có đủ năng lực thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp.
![]() |
Hệ thống sản phẩm theo công nghệ xanh của Công ty cổ phần Bóng đèn, phích nước Rạng Đông |
Luận giải về thị trường carbon, chuyên gia Nguyễn Thế Chinh, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường chỉ rõ, thị trường carbon về nguyên lý được xây dựng dựa trên những nguyên tắc vận hành của thị trường cạnh tranh “thuận mua, vừa bán” và đôi bên cùng có lợi.
“Khi tham gia vào thị trường carbon không bên nào bị thiệt, các bên cùng có lợi và thu được lợi nhuận”, vị chuyên gia này nhấn mạnh và cho biết, có một hạn mức nhất định giấy phép xả thải (hạn ngạch) được quy định phát hành cho các doanh nghiệp từ Nhà nước.
Ông cũng nêu một số kiến nghị nhằm phát triển thị triển thị trường carbon và sự chủ động tham gia của doanh nghiệp. Thứ nhất, hoàn thiện quy định của pháp luật về phát triển thị trường carbon. Thứ hai, vai trò chủ động của doanh nghiệp. Thứ ba, sự vào cuộc các bên liên quan. Thứ tư, công tác truyền thông. Thứ năm, sự vào cuộc của chính quyền.
“Phát triển thị trường carbon với sự tham gia chủ động của doanh nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng, muốn vậy doanh nghiệp phải nắm bắt được nguyên lý vận hành của thị trường carbon, các quy định của pháp luật liên quan đến thị trường carbon từ đó chủ động trong việc cân đối với năng lực và khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp để tham gia thị trường này khi đi vào vận hành, nhất là đăng ký tham gia trên sàn giao dịch tín chỉ carbon”, vị chuyên gia này đề xuất.
Vấn đề kinh phí để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào lộ trình hiện thực hoá cam kểt phát thải ròng bằng 0 được nhiều chuyên gia chia sẻ tại hội thảo với mục tiêu đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam phải chiếm lĩnh được 1% của miếng bánh này với trị giá tương đương 50 tỷ USD.
Ông Nguyễn Quang Thuân- Tổng giám đốc FiinRatings gợi ý việc phát hành trái phiếu xanh đang là xu hướng lớn của thị trường vốn trên thế giới. Việt Nam cần tận dụng cơ hội này trong đó có việc xây dựng các định chế tài chính phát hành trái phiếu xanh để có thể cho vay lại theo các tiêu chí xanh cụ thể của nhà đầu tư.
Trong khi đó đại diện Ngân hàng Nhà nước, bà Phạm Thị Thanh Tùng- Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, điều mà Việt Nam phải làm trước tiên là có hướng dẫn về danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Trả cổ tức tuần từ 4-8/12: Doanh nghiệp cao nhất 4.600 đồng/CP

Ngành điện tỉnh Quảng Bình: Hơn 200 cán bộ, nhân viên tham gia hiến máu “Tuần lễ hồng EVN”

Cảng Quốc tế Long An nhận bằng khen của Bộ Công Thương

PVOIL: Thúc đẩy dịch chuyển mô hình kinh doanh, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng

Bí kíp vàng - tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số
Tin cùng chuyên mục

T&T Group đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 và kỷ niệm 30 năm thành lập

PV Power tổng kết công tác bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện năm 2023

Loyalty App - Xu hướng chăm sóc khách hàng thời 4.0

Đảm bảo cấp điện kịp thời cho Nhà máy SGI VINA tại Quảng Nam

Đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của EVNGENCO2

Chủ tịch HĐTV EVNHANOI Nguyễn Anh Tuấn giữ chức Tổng giám đốc EVN từ ngày mai 1/12/2023

Hợp tác để bảo vệ thương hiệu và người tiêu dùng

Tôn Đông Á đạt chứng nhận ISO 50001:2018 - Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

Bảo hiểm PJICO được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính “aaa.VN” - mức cao nhất tại Việt Nam

Phân bón Cà Mau trao xe Mercedes cho khách trúng thưởng "Đón mùa vàng – Rước xe sang"

Doanh nghiệp xoay hướng vượt sóng trong thị trường viễn thông bão hòa

Hơn 200 thương hiệu, công ty tham gia Triển lãm Gốm sứ Đông Nam Á

PC Thừa Thiên Huế: Khối Dịch vụ - Thương mại 1 tổng kết phong trào thi đua

11 tháng, cả nước có hơn 146 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Chuyện về Nữ Chủ tịch công đoàn Nhiệt điện Hải Phòng tận tâm và trách nhiệm

Hãng sữa Nanomilk phản hồi thông tin Báo Công Thương phản ánh

TNS Holdings củng cố nội lực, sẵn sàng chinh phục mục tiêu mới

EVN triển khai Tháng tri ân khách hàng năm 2023

Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng bằng chất lượng sản phẩm
