Cách nào để mở rộng thị trường nông sản, sản phẩm khu vực miền núi trên sàn thương mại điện tử?

Để mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản khu vực miền núi, việc tiếp tục nâng cao nhận thức về chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng.
Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù! Nông sản việt: Tăng sức mua, mở rộng thị trường nhờ lên sàn thương mại điện tử

Sáng ngày 15/9, tại Hà Nội, Vụ Thị trường trong nước, Trung tâm Thông tin Công nghiệp thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử năm 2023”.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: Trong thời gian qua, nhiều hoạt động phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương với những nền tảng thương mại điện tử lớn như Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada hay Postmart… đã hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hoá trên thương mại điện tử.

Nhờ vậy, nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo như vải thiều Lục Ngạn, cam Cao Phong, chè Shan Tuyết, mận tam hoa Bắc Hà, mật ong bạc hà Hà Giang hay nước mắm Phan Thiết... đã được đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử, mang đến làn sóng mới trong sản xuất kinh doanh và giảm sự phụ thuộc vào phương thức bán hàng truyền thống.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Hoàng Văn Dự - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp cho hay: Đối với việc xúc tiến thương mại các sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền thời gian qua có sự tham gia tích cực của các đơn vị chức năng Bộ Công Thương, đặc biệt Vụ Thị trường trong nước.

Nhờ đó, các sản phẩm này đã tiêu thụ khá tốt ngay tại thị trường trong nước, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài. Việc chúng ta đẩy mạnh tuyên truyền, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp góp phần mở thị trường tiêu thụ các sản phẩm này tới với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Gian hàng trưng bày sản phẩm bên lề Hội thảo
Gian hàng trưng bày sản phẩm bên lề Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền trên sàn thương mại điện tử. Cung cấp thông tin về tình hình tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền trên sàn thương mại điện tử, những khó khăn, vướng mắc trong việc đưa những sản phẩm này lên sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, đại diện các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, kinh doanh sản phẩm vùng miền đã chia sẻ thông tin, thảo luận kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp khi đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế.

Đồng thời bày tỏ mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục triển khai các hình thức, giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp để phát huy đầy đủ, hiệu quả các kênh thương mại điện tử nhằm kết nối hiệu quả các sản phẩm hàng hóa khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tới gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, sản phẩm vùng miền của các doanh nghiệp.

Tiếp nối thành công của giai đoạn I, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong giai đoạn II (từ năm 2021 - 2025) được phê duyệt tại Quyết định số 1162/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là chương trình đặc thù, hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thu hẹp khoảng cách về phát triển thương mại của khu vực này với các vùng miền khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân.

Phạm vi áp dụng của Chương trình bao gồm 287 huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thuộc 48 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là những địa bàn gặp nhiều khó khăn về vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở, trình độ lao động và quy mô thị trường.

Bà Lê Việt Nga cho hay, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, các hoạt động trong giai đoạn II đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, ứng dụng thương mại điện tử, khuyến khích tham gia vững chắc vào tiến trình hội nhập đối với khu vực miền núi, hải đảo, tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển hàng hóa có thương hiệu của khu vực này vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước.

Trong thời gian tới, để triển khai hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền có tiềm năng, lợi thế của khu vực này, việc tiếp tục nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong công tác giới thiệu, quảng bá, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng.

Qua đó, kết nối, đưa những sản phẩm của khu vực này tới tiếp cận với người tiêu dùng trong cả nước, tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền. Góp phần tích cực và phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Ký kết
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các đơn vị

Trong khuôn khổ của Hội thảo, đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về việc kết nối, xúc tiến giao thương các sản phẩm đặt trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lên sàn thương mại điện tử.

Nguyễn Hạnh - Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sau chuỗi ngày tăng mạnh dường như không có điểm dừng, Robusta đã dừng lại để cân đối vị thế kinh doanh. Hạn hán làm gia tăng mối lo nguồn cung từ Robusta.
Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Theo các chuyên gia, cà phê Việt Nam, đặc biệt là ngành Robusta đặc sản, có tiềm năng lớn trong việc xuất khẩu sang Mỹ khi nhu cầu của nước này tăng đột biến.
Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta hôm nay tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới. Giá cà phê trong nước hoàn toàn có khả năng hướng đến mức lịch sử mới tại 150.000 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Tại thị trường nội địa, giá cà phê trong nước tiếp đà tăng, sắp sắp vượt mốc 130.000 đồng. Trên thị trường thế giới,giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm
Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, hướng tới mốc 130.000 đồng/kg, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh còn Arabica giảm.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Niên vụ cà phê 2022-2023, Việt Nam phải nhập khẩu 200.000 tấn cà phê. Nguồn cung cà phê được dự báo tiếp tục căng thẳng do tháng 7 Brazil mới vào vụ thu hoạch.
Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng. Các số liệu cho thấy khoảng cách về sản lượng Robusta của Brazil đối với Việt Nam đang dần một thu hẹp.
Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Nguồn cung cao su có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2024- 2025, do vậy, giá cao su sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới.
Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang xuống giá còn 3.500 đồng/kg, doanh nghiệp phân phối vào cuộc hỗ trợ bà con nông dân Gia Lai tiêu thụ.
Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Ngoài việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng chính những loại cà phê đặc sản là lý do Nestlé đầu tư vào Congo.
Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Năm 2024, sản lượng trái cây trên địa bàn tỉnh Sơn La dự kiến đạt trên 391.000 tấn. Địa phương đang lên kế hoạch để tiêu thụ hết lượng trái cây này.
Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội như Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ… phấn khởi bởi thời tiết thuận lợi, dâu tằm được mùa, cây nào cũng trĩu quả, chín đỏ.
Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước đến nay. Từ cuối năm 2022 đến nay, sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã đẩy giá tăng vọt.
EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

Các chuyên gia nhận định tích cực cho ngành cà phê từ việc EU tạm thời thay đổi đánh giá rủi ro phá rừng, với 7 mặt hàng nông nghiệp.
Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ca cao nhất trong hơn 60 năm, người tiêu dùng có thể thấy tác động trực tiếp vào cuối năm.
Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.
Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê trên thị trường toàn cầu chứng kiến sự tăng mạnh trong thời gian qua, do sự kết hợp của nhiều yếu tố, vậy kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King trồng tại Việt Nam hiện được rao bán khoảng hơn 400.000 đồng một kg (loại đặc biệt), khoảng trên 1 triệu đồng cho trái 3 kg.
Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Trong bối cảnh giá cà phê trên toàn cầu chưa hạ nhiệt, các chuyên gia tại Brazil dự báo, sản lượng cà phê Robusta tại nước này sẽ tăng liên tục từ giờ đến 2025.
Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 1.618 tấn ớt với kim ngạch đạt 3,9 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.Trung Quốc chiếm thị phần 87% với 1.414 tấn.
Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Sự tiện lợi và giá cả phải chăng là lý do chính khiến thị trường cà phê hòa tan ngày càng hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Theo giải thích của chuyên gia, lý do đến từ nhu cầu tăng cao, sự thiếu hụt nguồn cung và những khó khăn về khâu vận chuyển tại Đông Nam Á.
Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Những ngày gần đây, quả mận hậu trái mùa được nhiều người rao bán mức giá khá cao, với loại 18-25 quả hiện được nhiều cửa hàng bán gần 300.000 đồng/kg.
Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan nói, ông muốn nhắn gửi tới hàng triệu hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp rằng, con đường lúa gạo không chỉ dừng lại ở hạt gạo.
Việt Nam là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina

Việt Nam là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina

Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp, Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina tính về khối lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động