Các FTA hỗ trợ thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới

Các FTA có nhiều điều khoản hỗ trợ phát triển thương mại điện tử. Doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả các FTA để thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.
Hỗ trợ doanh nghiệp Đà Nẵng bán hàng trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới 10 xu hướng của thương mại điện tử năm 2023 và những năm tới

Thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng mạnh mẽ

Theo bà Lê Thị Thu Hằng – Phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, thương mại điện tử xuyên biên giới đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Báo cáo của Statista cho thấy, năm 2022, doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm 22% tổng doanh thu thương mại điện tử thế giới. Trong đó, doanh số thương mại điện tử xuyên biên giới của 16 nước lớn nhất EU đã đạt tới 220 tỷ Euro và chiếm khoảng 38,9% doanh số thương mại điện tử của cả châu Âu.

Còn tại Trung Quốc, xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới đã chiếm tới 40% doanh số thương mại điện tử của quốc gia này.

Các FTA hỗ trợ thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới

Bà Lê Thị Thu Hằng - Phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết thương mại điện tử xuyên biên giới đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ

Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, thương mại điện tử của Việt Nam đang được xếp vào nhóm có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới. Trong đó, thương mại điện tử xuyên biên giới ghi nhận có sự tăng trưởng rất lớn. Báo cáo tác động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022 do Amazon công bố, giá trị xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên sàn Amazon (sàn thương mại điện tử xuyên biên giới) đã tăng trưởng tới hơn 45% trong năm 2022.

Cũng theo Amazon, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 256,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 11,1 tỷ USD) vào năm 2026.

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng, tiềm năng và cơ hội để thúc đẩy gia tăng xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam hiện còn rất lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều rào cản khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bà Hằng chỉ ra 4 rào cản chính gồm: Chi phí, quy định, thông tin, và năng lực.

Trong đó, về chi phí, các doanh nghiệp còn gặp khó trong các khoản chi phí hành chính, tiếp thị; chi phí vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài (logistics); chi phí thanh toán quốc tế và chi phí chuyển đổi ngoại tệ.

Đối với rào cản về quy định, để bán hàng đến các quốc gia khác trên thế giới, các doanh nghiệp phải nắm được Luật bảo vệ người tiêu dùng ở quốc gia sở tại; gặp khó khăn về thuế hải quan cao và những quy định nhập khẩu khác nhau của thị trường mỗi nước.

Các FTA hỗ trợ thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới
Doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bán hàng trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon đã tăng trưởng tới 42% năm 2022

Về rào cản thông tin, phần lớn các doanh nghiệp cho biết, họ thiếu thông tin về các quy định liên quan của thị trường nước ngoài; về vận tải quốc tế; về cách thức bán hàng trực tuyến ra nước ngoài; về các lựa chọn thanh toán quốc tế.

Đối với rào cản năng lực, 85% doanh nghiệp cho biết họ chưa đủ năng lực và không thể cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không được chuẩn bị để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài; nhiều doanh nghiệp cũng thừa nhận họ gặp khó khăn về rào cản ngôn ngữ.

Tận dụng hiệu quả các FTA để thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới

Trong thời gian qua, Chính phủ và Bộ Công Thương đã có nhiều chương trình để thúc đẩy chuyển đổi số, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua xuất khẩu trực tuyến.

Có thể nhắc đến như tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, có quy định hỗ trợ đến 50% giá trị hợp đồng tư vấn đăng ký thành công tài khoản sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế (Khoản 3c, Điều 25); và hỗ trợ đến 50% chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử quốc tế (không quá 50 triệu đồng/năm, không quá 2 năm) (Khoản 3d, Điều 25).

Bên cạnh đó, còn có các chương trình hỗ trợ tổ chức các sự kiện thương mại điện tử thường niên nhằm kích cầu thị trường trong nước và mở rộng hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới; đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp mạng lưới phân phối nước ngoài đến năm 2030”.

Về phía Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, đơn vị đang triển khai các đề án như: Cung cấp thông tin cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trên cổng thông tin thị trường xuất khẩu; Nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu; Cung cấp nền tảng hội chợ trực tuyến thực tế ảo nằm trong hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam; Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp khai form xuất xứ điện tử.

Các FTA hỗ trợ thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới
Các FTA thế hệ mới có những điều khoản hỗ trợ tạo thuận lợi thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới

Đáng chú ý, theo bà Hằng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) đang có những điều khoản thuận lợi hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, kinh tế số và thương mại phi giấy tờ.

FTAs thế hệ mới có phạm vi toàn diện, vượt ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa; có các nội dung mới như đầu tư, mua sắm công, thương mại điện tử và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, bà Hằng nói và cho biết thêm, thương mại của Việt Nam với các đối tác đã và đang đàm phán trong FTAs luôn chiếm hơn 80% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Đây là điều kiện rất tốt để tận dụng FTAs thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.

Cụ thể, trong các FTA thế hệ mới chấp nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, chữ ký điện tử; giảm điều kiện thuế quan đến các sản phẩm nội dung số; khuyến khích công bố rộng rãi các loại giấy tờ quản lý thương mại và chấp nhận hồ sơ điện tử của các loại giấy tờ này; tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Để tăng trưởng xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới tận dụng hiệu quả các lợi thế từ các FTA mang lại, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các cam kết quốc tế trong các FTA như EVFTA, CPTPP… Song song với đó, cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chủ động đổi mới tư duy kinh doanh; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế; có chiến lược dài hạn xây dựng thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra, tăng cường liên kết, hợp tác với các đối tác; nâng cao ứng dụng công nghệ số, đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng xanh, bền vững.

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 thống kê: 84% doanh nghiệp có sử dụng chữ ký điện tử và 45% doanh nghiệp có sử dụng hợp đồng điện tử trong giao dịch.
Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Sáng 19/11, tại TP. Đà Nẵng diễn ra ‘Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới trong lĩnh vực dệt may’.
Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Hiệp định CPTPP, FTA Việt Nam - Chile đã và đang góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác châu Mỹ.
Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

Doanh nghiệp Việt cần khai thác những lợi thế từ Hiệp định RCEP để nâng cao lợi thế cạnh tranh, từ đó gia tăng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Indonesia.
RCEP tạo

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Sau gần 3 năm triển khai, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho hàng Việt xuất khẩu.
Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil sẽ tiếp tục củng cố quan hệ chính trị, là cơ hội để tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại...

Tin cùng chuyên mục

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Hiệp định RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc, tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế khu vực.
Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, trong thời gian tới, Hiệp định RCEP sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác và gia tăng lợi ích kinh tế cho các quốc gia thành viên.
4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

Sau 4 năm chính thức ký kết và gần 3 năm thực thi, Hiệp định RCEP đang tác động tích cực đến xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Sau khi ông Donald Trump đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, nhiều mức thuế mới đối với ô tô nhập khẩu thay đổi, đồng thời đảo ngược chính sách ủng hộ ô tô điện.
Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Sau khi CEPA được ký kết, WAM - hãng thông tấn Nhà nước UAE đã có bài ghi nhận ý kiến nhiều quan chức, coi đây tiến quan trọng trong chiến lược của UAE.
Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét việc ký kết Hiệp định CEPA, nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp định trong thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác Việt Nam-UAE.
Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA áp dụng đối với hơn 11 nghìn dòng hàng.
Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Sở Công Thương Lâm Đồng tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ những Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA thúc đẩy thương mại các địa phương miền Trung – Tây Nguyên tăng trưởng liên tục, tỷ lệ thực hiện C/O tại các thị trường có FTA tăng 200 - 500%.
Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

Việc tham gia và thực thi các FTA xuất khẩu đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường các nước đối tác, cán cân thương mại Việt Nam duy trì đà xuất siêu.
5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội triển khai xây dựng Hệ sinh thái tận dụng FTA.
RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

RCEP chính thức có hiệu lực hơn 2 năm và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, nhưng cũng còn một số thách thức.
Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã nêu ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.
Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Chương trình đào tạo nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Kết luận của Bộ Chính trị nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại.
Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về quá trình chuyển đổi kinh tế ở châu Á.
Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bên cạnh xóa bỏ thuế quan, EVFTA mang lại nhiều lợi ích như tự do hóa dịch vụ và mua sắm, giảm các rào cản thương mại phi thuế quan, phát triển bền vững...
Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép đi các thị trường có FTA của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng tăng 8% so với cùng kỳ.
Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA là 1 trong những động lực quan trọng góp phần gia tăng thương mại đầu tư Việt Nam–Thuỵ Điển sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1969-2024)
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động