Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia cuộc họp trực tiếp các Bộ trưởng IPEF
Tin hoạt động 09/09/2022 15:21
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi ý con đường để Phú Thọ “đón lõng” những dự án lớn |
Cuộc họp trực tiếp cấp bộ trưởng đầu tiên của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF) tập trung đàm phán thương mại và chuỗi cung ứng.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo chủ trì cuộc họp, thảo luận các vấn đề thuộc 4 trụ cột: thương mại; chuỗi cung ứng; năng lượng sạch, khử carbon và cơ sở hạ tầng; và thuế và chống tham nhũng. Mười hai quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương đã đăng ký tham gia IPEF, do Tổng thống Joe Biden phát động vào tháng 5, trước áp lực phải can dự với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ngoài các vấn đề an ninh. Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cách đây 5 năm là một đòn giáng mạnh vào tầm ảnh hưởng của nước này trong khu vực trước khi có thỏa thuận sửa đổi.
Họp song phương giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) Gina Raimondo |
Ngoài Mỹ, các bên tham gia IPEF còn có Australia, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Washington coi IPEF là sáng kiến đảm bảo kiến trúc kinh tế của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và kỳ vọng của cuộc họp có vẻ lạc quan một cách thận trọng.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong khi đến Los Angeles đã bày tỏ hy vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp và người dân. Nhấn mạnh nhu cầu có thêm quan hệ đối tác, chính quyền Mỹ cho biết mong muốn mang lại sự ổn định và khả năng phục hồi cho chuỗi cung ứng, đặc biệt là ở các quốc gia không thể thiếu trong việc sản xuất và di chuyển các sản phẩm quan trọng.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á cho rằng, các nước ASEAN quan tâm đến điều gì sẽ xảy ra để họ sẽ tham gia ở mức độ khả thi về mặt chính trị. Giáo sư kinh doanh quốc tế Pavida Pananond tại Đại học Thammasat ở Bangkok cho biết hai trụ cột cấp bách nhất hiện nay đối với Đông Nam Á là thương mại và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, khả năng phục hồi không có nghĩa là giống nhau đối với tất cả các bên liên quan. Dòng chảy thương mại và đầu tư nội khu vực ở châu Á đã tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua, một phần nhờ sự hội nhập chặt chẽ hơn của các chuỗi cung ứng bao gồm Trung Quốc. Việc bắt đầu một thỏa thuận kinh tế mới không đồng thời có nghĩa mang lại nhiều cơ hội tiếp cận thị trường cho Mỹ và có thể không mang lại nhiều khả năng phục hồi cho các bên liên quan khác khi đây mới là cuộc đàm phán đầu tiên kể từ khi sáng kiến được đưa ra vào tháng 5.