Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Nhân dịp đầu xuân mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có chia sẻ về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ dầu năm 2024.
Thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu: Cần sớm có chính sách ưu đãi đầu tư Chính phủ sẽ thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu Tập đoàn nước ngoài có nhiều công ty thành viên tại Việt Nam nộp thuế tối thiểu toàn cầu thế nào?

Thưa Bộ trưởng, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024. Như vậy, Việt Nam sẽ có những cơ hội và thách thức như thế nào trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ làm giảm tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Theo tôi, khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam sẽ có những cơ hội và thách thức trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài. Về cơ hội có thể chỉ ra 4 điểm:

Thứ nhất, Việt Nam giành được quyền đánh thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi Trụ cột 2 đang hoạt động tại Việt Nam và từ các tập đoàn Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài, ngăn dòng chảy thuế sang quốc gia khác và bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước;

Thứ hai, áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là động lực để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và ban hành chính sách mới, thu hẹp khoảng cách về chính sách giữa nội luật và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước;

Thứ ba, là cơ hội để rà soát và cập nhật chính sách ưu đãi đầu tư, qua đó không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;

Thứ tư, thúc đẩy quá trình thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam tới năm 2030 theo Quyết định 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ với 3 trụ cột về: Cải cách thể chế quản lý thuế hiệu quả theo hướng hội nhập, trong đó có việc áp dụng đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán quốc tế - một vấn đề được cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm; phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin hiện đại trong bối cảnh kinh tế số.

Về thách thức, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ làm giảm tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, qua đó làm ảnh hưởng đến mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài, thể hiện trên một số mặt sau: Khó khăn trong việc thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, nhất là các dự án thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư;

Việc giữ chân các nhà đầu tư lớn cũng như việc khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam gặp khó khăn nếu Việt Nam không kịp thời có các giải pháp;

Hạn chế trong việc thu hút doanh nghiệp vệ tinh thuộc chuỗi cung ứng của những nhà đầu tư lớn, nhất là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, trong khi hiện nay, số lượng doanh nghiệp này là đáng kể, đóng góp quan trọng đối với phát triển các ngành công nghiệp tại Việt Nam, nâng cao năng lực của doanh nghiệp Việt Nam và kết nối vào chuỗi giá trị sản xuất của thế giới.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu
Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ đầu năm 2024 (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh)

Cùng với việc thông qua Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu, Quốc hội cũng giao Chính phủ trong năm 2024 xây dựng dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác; đồng thời, rà soát tổng thể để hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Bộ trưởng nhìn nhận thế nào về những quyết đáp này của Quốc hội?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Những quyết đáp của Quốc hội về việc thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư và hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới là rất “đúng” và “trúng” trong bối cảnh mới hiện nay. Trong đó, về rà soát tổng thể để hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Thuế tối thiểu toàn cầu (Trụ cột 2) là sự thay đổi căn bản về cấu trúc thuế quốc tế, được thiết kế nhằm hạn chế việc giảm chuyển dịch lợi nhuận và cạnh tranh về thuế của các tập đoàn đa quốc gia và cạnh tranh “xuống đáy” về thuế của các quốc gia.

Khi Trụ cột 2 được áp dụng với mức thuế tối thiểu toàn cầu 15%, thì ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng tại Việt Nam sẽ không còn ý nghĩa đối với các doanh nghiệp thuộc Trụ cột 2 (doanh thu hợp nhất toàn cầu trên 750 triệu Euro); dẫn đến Việt Nam sẽ không còn cạnh tranh trong thu hút, giữ chân các doanh nghiệp thuộc đối tượng này.

Trong khi các nước phát triển đang khẩn trương và chủ động áp dụng quy tắc này thì các nước đang phát triển đang cân nhắc kỹ lưỡng bài toán tăng nguồn thu nhưng vẫn phải đảm bảo tiếp tục cạnh tranh thu hút đầu tư, thông qua việc ban hành các hình thức ưu đãi mới phù hợp.

Do đó, cần phải đánh giá toàn diện hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư để bổ sung, điều chỉnh các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới nhằm đảm bảo tính cạnh tranh, sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Về việc thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư, tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đã nêu quan điểm: Cần tập trung thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm; lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu và ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao...

Trên cơ sở đó, đã đề ra các nhiệm vụ: Đổi mới cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư; xây dựng, bổ sung cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt cam kết; phân biệt ưu đãi giữa các ngành, nghề đầu tư khác nhau; và Xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao..., thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển.

Tại Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới đã nêu quan điểm cần xây dựng, tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh; theo đó, đặt ra mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

Như vậy, với việc thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư là rất cần thiết và phù hợp với định hướng của Bộ Chính trị tại các Nghị quyết nêu trên.

Thiết kế các chính sách hỗ trợ đầu tư khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là một nhiệm vụ khó khăn. Xin Bộ trưởng chia sẻ về mục tiêu cũng như yêu cầu khi xây dựng chính sách?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng khi xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cần phải đảm bảo 6 mục tiêu và yêu cầu như sau:

Thứ nhất, đảm bảo sức cạnh tranh và hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam;

Thứ hai, cần có tính chọn lọc, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư và phát triển ngành, lĩnh vực, trong đó tập trung ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu;

Thứ ba, tác động tối thiểu đến ngân sách nhà nước;

Thứ tư, ứng xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, hài hoà cho các đối tượng áp dụng, bao gồm doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, nhà đầu tư mới (bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài);

Thứ năm, phù hợp với quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu thuộc Trụ cột 2 và hướng dẫn của OECD; không vi phạm các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Thứ sáu, đảm bảo tính khả thi, dễ thực hiện.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Nguyễn Hoà (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết mang tiêu đề “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư thể hiện sự trăn trở về tầm vóc người Việt.

Tin cùng chuyên mục

Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Vĩnh Phúc cho thấy, khi "bàn tay đen" thao túng chính quyền, mọi quy định của pháp luật đều có thể bị "bẻ cong".
Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà nhận định, cần có bước đi đột phá về kinh tế tư nhân để giải quyết băn khoăn của Tổng Bí thư về cán bộ dôi dư.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.
Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp qua góc nhìn một cán bộ thương vụ Bộ Công Thương từng công tác tại Mỹ cho thấy có nhiều kinh nghiệm quý.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng sẽ có một "cuộc cách mạng" tinh giản quy định để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển đột phá.
Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu

Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu 'không xong việc, thay người'

Từ khi Thủ tướng Chính phủ 7 lần thị sát, trực tiếp chỉ đạo, công trường đã bừng sức sống. Tối hậu thư được đưa ra: “Nếu không bảo đảm tiến độ thì thay người”.
Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần có cách quản trị mới. Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ kiến tạo không gian phát triển mới.
Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Thậm chí, nhiều người trăn trở về những thương hiệu thân thuộc gắn với địa phương sẽ mất đi...
Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn của Chính phủ nhận được sự đồng tình rất lớn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, phương án sáp nhập tỉnh, thành phố có biển với tỉnh trên các lưu vực sông sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế biển.
Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Theo Giáo sư Trần Ngọc Đường, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là tinh giản bộ máy mà còn nhằm tạo động lực mới cho phát triển.
Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Lựa chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh không chỉ đơn thuần là yếu tố hành chính mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Việc tạm dừng dự án xây mới, sửa chữa công sở để sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên các dự án đã cơ bản hoàn thành thì không nên tạm dừng.
Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Việc sáp nhập tỉnh, thành dù được cấp có thẩm quyền nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, được đại đa số nhân dân đồng thuận nhưng vẫn còn những tâm tư...
Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng chính quyền cấp xã là rất cần thiết. Việc này cũng là để phục vụ nhân dân và cái mới sẽ chắc chắn sẽ tốt hơn cái cũ...
Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của

Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của 'ý Đảng, lòng dân'

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã là cuộc cách mạnh tinh gọn bộ máy cần thiết, được nhân dân ủng hộ.
Cấp giấy phép hành nghề livestream,

Cấp giấy phép hành nghề livestream, 'phong sát' KOLs quảng cáo sai sự thật

Việc cấp phép hành nghề cho KOLs nhằm kiểm soát trách nhiệm, hạn chế quảng cáo sai sự thật, bảo vệ người tiêu dùng và tạo môi trường quảng bá minh bạch...
Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, tên mới sau sáp nhập tỉnh có thể trở thành một động lực thúc đẩy sự đoàn kết, tạo cảm hứng cho người dân hướng tới tương lai.
Sáp nhập tỉnh: Không nên ghép tên một cách cơ học

Sáp nhập tỉnh: Không nên ghép tên một cách cơ học

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã nhận được nhiều đồng thuận cũng như ý kiến đóng góp về việc này.
Mobile VerionPhiên bản di động