Thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu: Cần sớm có chính sách ưu đãi đầu tư

Thay vì thu hút đầu tư bằng hình thức ưu đãi thuế, Việt Nam sẽ phải sớm có chính sách ưu đãi phù hợp khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu.
Đề xuất áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024 Áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024: Tạo lòng tin với nhà đầu tư Khoảng 122 tập đoàn FDI sẽ thuộc diện điều chỉnh thuế tối thiểu toàn cầu

Thực hiện từ năm 2024

Sáng 10/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường. Sau nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (gọi tắt thuế tối thiểu toàn cầu).

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, ngày 8/10/2021, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra tuyên bố Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số.

Thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu: Cần sớm có chính sách ưu đãi đầu tư
Phiên họp toàn thể sáng 10/11 tại hội trường (Ảnh:Quochoi.vn)

Theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các quy định về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD, hay còn được gọi là quy định về chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, sẽ bắt đầu được áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.

Thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trước bối cảnh nêu trên, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Theo hướng dẫn của OECD về quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp.

Cơ hội mới cho Việt Nam trong thu hút đầu tư

Thảo luận tại tổ sáng nay, 10/11, đại biểu Nguyễn Hải Nam – Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế đã đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo cũng như của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã tích cực tham gia thẩm tra, đồng hành cùng Chính phủ trong xây dựng dự thảo Nghị quyết.

Theo sáng kiến của của OECD, các nước G20 và Diễn đàn hợp tác chung IF với 142 nước thành viên trong đó có Việt Nam tham gia và thống nhất thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu là 15% trở lên.

Thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu: Cần sớm có chính sách ưu đãi đầu tư
Đại biểu Nguyễn Hải Nam – Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội , đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế (ảnh: Phạm Thắng)

Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo một mặt bằng chung về thuế tại tất cả các quốc gia, từ đó tránh việc cạnh tranh về thuế giữa các nước hiện nay và giảm thiểu tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận, giữ vững nguồn thu thuế. Đây cũng là chính sách mới và là cơ hội mới cho các nước tham gia nhất là nước cần thu hút đầu tư nước ngoài như Việt Nam”- ông Nguyễn Hải Nam cho biết.

Hiện một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật… đã tích cực chuẩn bị từ rất sớm để áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hải Nam, Việt Nam cũng đã tích cực nghiên cứu và có chính sách để phù hợp thì các địa phương nhất là các tỉnh có các công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn như Bắc Ninh, Bình Dương... cũng cần phải nghiên cứu chính sách này để kịp thời ứng phó những tác động của chính sách khi có hiệu lực.

Một lưu ý cũng được đại biểu Nguyễn Hải Nam đưa ra, hệ thống kế toán trong áp dụng thuế của Việt Nam cần sớm nghiên cứu để đáp ứng khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu, đơn cử như chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). “Chúng ta phải nghiên cứu và có quy định để đồng bộ với hệ thống tài chính quốc tế” - đại biểu Nguyễn Hải Nam nói.

Bên cạnh đó, năm tài chính kế toán của Việt Nam và Quốc tế cũng có sự khác nhau, theo đại biểu chia sẻ, một số nước kết thúc năm tài chính vào tháng 12 trong khi một số nước lại là tháng 6. Hay quy định về tờ khai thuế, thời hạn kê khai… cũng có sự khác biệt với nhiều nước. Do vậy, đại biểu lưu ý Việt Nam cũng cần có quy định để đồng bộ.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Hải Nam cho rằng, cần sớm có chính sách bổ trợ khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư.

Đại biểu dẫn chứng một số nước trong khu vực như Ấn độ, Thái Lan có chính sách bổ trợ thông qua ưu đãi hạ tầng, đào tạo nhân sự, hoặc bổ sung vào phí nghiên cứu R&D. Do đó, đại biểu cho rằng, Việt Nam cần nghiên cứu để có chính sách vừa đảm bảo được chính sách thuế tối thiểu toàn cầu của OECD vừa đảm bảo thu hút đầu tư nước ngoài FDI - động lực kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Đại biểu cũng băn khoăn, hiện chúng ta có các tập đoàn, công ty đa quốc gia đầu tư vào nhưng Việt Nam cũng đã có những tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Vậy chúng ta có đánh thuế bổ sung hay không? Những thuế về nội địa đạt chuẩn thì Nghị quyết cũng phải tính toán để đảm bảo hệ thống chính sách với các Luật Thuế thu nhập bổ sung, đảm bảo quyền lợi của dân tộc và tuân thủ chính sách chung của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Chung quan điểm với đại biểu Nguyễn Hải Nam, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn - đoàn Lai Châu cho biết: Hiện chúng ta đang có một số ưu đãi để thu hút đầu tư thấp hơn so với quy định chuẩn 15% của thuế tối thiểu toàn cầu. Khi thực hiện đánh thuế tối thiểu toàn cầu, môi trường thu hút đầu tư của Việt Nam sẽ thay đổi, trước đây chúng ta đã áp dụng nhiều hình thức để thu hút đầu tư trong đó có chính sách thuế. Nếu áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thì cơ bản ưu đãi thuế trong thu hút đầu tư không còn nữa.

Thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu: Cần sớm có chính sách ưu đãi đầu tư
Toàn cảnh họp thảo luận tại Tổ 4 sáng 10/11 (Ảnh: Phạm Thắng)

Do đó, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị cần có chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định OEDC cũng như điều kiện của Việt Nam để tiếp tục duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn, cũng như có chính sách để giữ chân các nhà đầu tư mà Chính phủ đã có những cam kết về ưu đãi khi họ đầu tư vào Việt Nam.

Đại biểu cho rằng, chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư khi xây dựng phải tính thêm không chỉ thu hút doanh nghiệp nước ngoài, bản thân các doanh nghiệp trong nước khi đầu tư ra nước ngoài có đủ năng lực, trình độ khoa học công nghệ cũng được hưởng chính sách này.

Ban hành quy định về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là rất cần thiết

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội, việc ban hành quy định về áp dụng thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu là rất cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn nếu chúng ta thực hiện thu thì ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư, vì họ mất đi ưu đãi trước đây đang được hưởng. Như vậy, nhà đầu tư sẽ băn khoăn có nên tiếp tục đầu tư không, tính hấp dẫn với nhà đầu tư mới cũng bị ảnh hưởng.

Có ý kiến cho rằng cần ban hành song song 2 chính sách, vừa điều chỉnh thu, vừa ban hành chính sách ưu đãi, để không gây ra tác động về tư tưởng với nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện chính sách ưu đãi thì còn cần phải thảo luận thêm. Trong khi đó, nếu không ban hành ngay chính sách này trong năm 2024, thì các nước, trong đó có các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã áp dụng ngay từ năm 2024. Do đó, đại biểu cho rằng cần phải ban hành ngay việc điều chỉnh mức thu trong năm 2024 bằng một Nghị quyết.

Liên quan đến hình thức Nghị quyết, có phải thí điểm hay không, đại biểu lưu ý nếu là thí điểm thì không đảm bảo quy chuẩn, chính sách ổn định, nên về bản chất là chính sách thí điểm nhưng đại biểu đồng tình với quan điểm của Ủy ban Tài chính ngân sách là không gọi tên là thí điểm, nhưng phải có thời hạn. Thời gian tới, khi điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp mới, có bổ sung về ưu đãi, thì Nghị quyết này không còn hiệu lực nữa.

Thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu: Cần sớm có chính sách ưu đãi đầu tư
Đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn TP.Hà Nội

Về nội dung của Nghị quyết, đại biểu cơ bản đồng tình với các nội dung dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị phải thể hiện được trong Nghị quyết là khi thu bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ có chính sách ưu đãi khác để hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí đầu vào. "OECD mong muốn ưu đãi để giảm chi phí đầu vào chứ không phải bằng thuế, nên trong Nghị quyết này cần thể hiện tinh thần đó", đại biểu nói.

Theo dự thảo Nghị quyết (Điều 7, khoản 2), trong trường hợp nhà đầu tư đề nghị chính sách ưu đãi thì giao cho Chính phủ thực hiện theo quy định pháp luật. Nếu nhà đầu tư không chấp nhận mức thuế bổ sung 15% thì Chính phủ phải áp dụng ưu đãi đã ban hành trước đây. Việc này giải quyết cho trường hợp nhà đầu tư không chấp nhận nộp chênh lệch thuế tại Việt Nam mà muốn nộp về nước mẹ.

Đại biểu cho rằng, quy định này đảm bảo an toàn, không bị khiếu kiện. Tuy nhiên, điều này có thể không đảm bảo theo quy định của OECD, trong đó đã nêu rõ phải quy định việc nộp thuế ở đâu. Do đó, đại biểu đề nghị sửa khoản 2, điều 7, theo hướng yêu cầu 100% doanh nghiệp phải áp dụng theo quy định nộp thuế bổ sung, không nên để được phép lựa chọn, để đảm bảo tính chắc chắn của luật pháp, tránh khả năng OECD bác bỏ. Tuy nhiên, nên bổ sung thêm một câu là Chính phủ phải nghiên cứu thay đổi chính sách đầu tư cho phù hợp sự thay đổi này.

Qua rà soát, Tổng Cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết, hiện có 619 tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất trong năm 2021 đạt khoảng 750 triệu euro trở lên (thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu).

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuế tối thiểu toàn cầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc

Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm liệt sỹ thanh niên xung phong toàn quốc và khu mộ 10 nữ Anh hùng tại Ngã ba Đồng Lộc.
Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương

Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương

Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương, là ý kiến chỉ đạo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi làm việc với Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế.
Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Tại hội nghị tổng kết Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chúng ta sáp nhập thì Bộ mới sẽ có sức mạnh mới, sứ mệnh lớn hơn.
Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà người có công với cách mạng và làm việc tại Thừa Thiên Huế.
Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng nêu rõ, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, 2 Bộ hợp nhất với nhau sẽ thành một bộ mới rất quan trọng, rất lớn của đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nghệ An).
Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2024, doanh thu toàn ngành Thông tin và Truyền thông ước đạt hơn 4,2 triệu tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2023.
Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Chiều 28/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1337/NQ-UBTVQH15 về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025.
Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung 5.834.437 triệu đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung.

'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 60/2024/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Ngoài phát huy tinh thần 5 ‘tiên phong’, Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng tốc, bứt phá với mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Chiều ngày 28/12, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025.
Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Sáng 28/12, tại TP. Đà Nẵng, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức hội nghị Tổng kết công tác Công đoàn năm 2024 và Triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tinh gọn bộ máy: Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ

Tinh gọn bộ máy: Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ

Ông Vũ Đăng Minh, người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết, dự thảo nghị định chính sách chế độ cán bộ khi tinh gọn bộ máy cần phải có cách giữ chân người tài.
Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, ngành Kế hoạch và Đầu tư sẽ ‘giữ vững tinh thần đột phá tiên phong trong cải cách và đổi mới”.
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư diễn ra vào sáng nay 28/12.
Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Về thông tin nhân sự ngày 27/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bổ nhiệm lại Đại tướng Nguyễn Tân Cương giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng…
Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2025 cần phải đạt 3,5-4%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đã có thông tin mới về phương án hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Chiều 27/12, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị ngành lao động, thương binh và xã hội cố gắng duy trì việc thực hiện các chính sách an sinh, đảm bảo không có sự gián đoạn.
Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Ông Phan Huy Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ bản thân ông từng 3 lần trải qua hợp nhất cũng như chia tách, mỗi lần hợp nhất đều sẽ không tránh khỏi những tâm tư.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động