Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đổi tư duy, nâng giá trị nông sản

Với thông điệp ‘Thích ứng linh hoạt - Khơi thông nguồn lực - Tăng tốc bứt phá’, đổi tư duy, nâng giá trị nông sản, ngành nông nghiệp tự tin bước vào năm mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 'bắt tay' Bộ Công Thương xây dựng thương hiệu nông sản Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng chống bão tại Quảng Ninh Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về kỷ nguyên mới của ngành nông nghiệp nhân dịp Tết đến Xuân về.

- Năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt con số ấn tượng 62,5 tỉ USD. Bộ trưởng nhìn nhận gì về thành quả này?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Để có những kết quả như trong năm 2024, đầu tiên chúng ta phải trân quý người nông dân, nhất là những bà con đã chịu tổn thất sau cơn bão số 3. Bởi bất cứ thắng lợi nào mà không có chỗ dựa là bà con nông dân thì cũng rất khó.

Năm 2024 nước ta đạt kỷ lục về xuất khẩu gạo với,18 triệu tấn, kim ngạch 5,75 tỷ USD
Năm 2024, nước ta đạt kỷ lục về xuất khẩu gạo với,18 triệu tấn, kim ngạch 5,75 tỷ USD. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó là sự năng động của các địa phương trong việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Năm vừa rồi, từ Sơn La, Hưng Yên, Hải Dương, Tây Nguyên và Đông Nam bộ,... đã rất năng động, tổ chức rất nhiều các hội chợ kết nối giao thương nhằm kết nối thị trường.

Thị trường xuất khẩu rất đa dạng. Mỗi thị trường có tiêu chuẩn, quy chuẩn, có những hàng rào kỹ thuật khác nhau. Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao hay Bộ Công Thương,… đã chuyển tới các địa phương và từ đó chuyển tải nhanh nhất xuống tới bà con nông dân.

Sự chủ động của các Bộ, ngành, sự năng động của các địa phương, sự vào cuộc của hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp và bà con nông dân đã giúp định hình thói quen sản xuất theo tín hiệu thị trường, chúng ta bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái mà chúng ta có. Hay nói một cách khác, là biến sản phẩm trở thành thương phẩm. Sản phẩm là cái chúng ta làm được, còn thương phẩm là cái thị trường cần mà chúng ta có thể bán. Đây là những yếu tố giúp đưa kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 đạt con số 62,5 tỷ USD.

- Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, dư địa cho xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn là rất lớn, bởi hiện nay, phần lớn các mặt hàng chúng ta mới chủ yếu dừng ở xuất khẩu thô, ông bình luận gì về việc này?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thị trường dù rất nhiều khó khăn nhưng cũng có rất nhiều tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác kịp với tất cả những gì chúng ta đang có.

Ví dụ như nông nghiệp tuần hoàn. Có lẽ, ngành nông nghiệp mới bắt đầu một cách sơ khai vào con đường này. Lâu nay người nông dân mới biết cách trồng cây lúa, lấy hạt gạo đem bán, mà đôi khi quên mất rằng ngoài gạo cũng ta còn có rơm, rạ, trấu... có thể làm giá thể hoặc làm viên nén cho năng lượng sinh khối. Nếu chúng ta mới chỉ nhìn vào hạt gạo có nghĩa là chúng ta mới nhìn vào tầng thấp nhất trong chuỗi giá trị - bán thô sản phẩm.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Bảo Thắng

Năm vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, góp phần tăng dần tỷ trọng sản phẩm chế biến. Sản phẩm chế biến giá trị cao gấp hàng chục, hàng trăm lần so với các sản phẩm bán thô.

Bên cạnh đó, nếu chúng ta chỉ nhìn ở cục bộ, đơn ngành, thì giá trị thu được cũng sẽ rất thấp. Ví dụ như cà phê, lâu nay người dân chỉ quan tâm bán hạt cà phê, tới thứ nước pha ra từ hạt cà phê, vốn chỉ chiếm khoảng 2% giá trị, còn hơn 98% giá trị còn lại thì đổ bỏ. Trong khi đó, bã cà phê có thể tái sử dụng làm giá thể trồng rau thủy canh, làm phân bón cải tạo đất, thậm chí chế biến thành mỹ phẩm.

Nhiều quốc gia đã áp dụng nguyên lý tuần hoàn vào bã cà phê. Họ lấy bã cà phê trồng nấm, rồi lấy toàn bộ phế phụ phẩm còn lại sau thu hoạch nấm làm thức ăn chăn nuôi. Làm sao để chúng ta có thể khai thác được 98% giá trị bỏ đi này là vấn đề đặt ra.

Những mô hình về nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh như vậy buộc chúng ta phải nghĩ khác đi trong công tác chỉ đạo sản xuất. Thay vì bỏ đi và phải tốn thêm công xử lý để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể áp dụng nguyên lý tuần hoàn để không bỏ đi thứ gì. Tôi muốn nhấn mạnh như vậy để tất cả thấy được rằng kết quả 2024 là rất tốt nhưng với thế giới đang thay đổi chóng mặt, chúng ta vẫn còn dư địa để có thể làm tốt hơn.

- Giải pháp được đặt ra là gì trong năm mới thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Trong thời đại của nền nông nghiệp tri thức, nông nghiệp xanh, nông nghiệp số, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp liên thông, gắn kết đa ngành, đa lĩnh vực, sự cắt khúc trong bộ máy đang làm giới hạn không gian phát triển. Nếu thay đổi được, ngành nông nghiệp có thể tăng trưởng nhiều hơn 3,5%, xuất khẩu cao hơn 62,5 tỷ USD.

Trước bối cảnh đó, một trong những giải pháp quan trọng là áp dụng mô hình nông nghiệp hiện đại và bền vững. Các mô hình như nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp số,… sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đảm bảo sự phát triển lâu dài.

Theo đó, nông nghiệp tuần hoàn là chìa khóa để giảm thiểu lãng phí tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bằng việc kết hợp trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản một cách hợp lý, nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp tăng năng suất mà còn bảo vệ hệ sinh thái, tạo ra giá trị gia tăng từ các sản phẩm nông sản.

Giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp có thể còn nằm ở các sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn chưa thống kê được. Những mô hình nuôi trồng kết hợp không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ đất, giảm phát thải, đem lại giá trị lớn.

Nông nghiệp chính xác và thông minh là xu hướng phát triển dựa vào tiến bộ khoa học, công nghệ, giúp người nông dân có thể theo dõi, quản lý một cách chính xác và hiệu quả. Từ đó, giúp giảm chi phí, tối ưu năng suất, đem lại lợi ích cho cả người sản xuất lẫn người tiêu thụ.

Nông nghiệp đa tầng giá trị là bước chuyển quan trọng trong xây dựng thương hiệu nông sản, khi kết hợp chế biến, bao bì, marketing và xuất khẩu. Điều này giúp nông sản Việt Nam tạo ra chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ.

Để những mô hình nông nghiệp này hoạt động hiệu quả, cần đến chuyển đổi mô hình quản lý điều hành. Cụ thể là chuyển từ tư duy quản lý đơn ngành sang đa ngành, áp dụng các mô hình kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, thủy sản, du lịch... giúp tạo ra hệ sinh thái phát triển toàn diện, tối ưu hóa tài nguyên và mang lại giá trị cao hơn.

Mặt khác, Việt Nam có hơn 33 triệu ha đất tự nhiên và khoảng 100 triệu ha mặt biển, song nông nghiệp trong thời đại mới có lẽ đã đến lúc vượt khỏi địa giới hành chính.

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, có nên chấp nhận khai thác cái mình đang có hay không? Chúng ta có thể hợp tác với nước khác để trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời hình thành các đội tàu viễn dương lớn hơn để hợp tác với các quốc gia khác khai thác hải sản trên Thái Bình Dương.

Vươn mình thì phải vượt qua không gian lãnh thổ và kết nối, tạo đa tầng giá trị hơn. Tư duy đơn ngành theo tầng thấp thì không đuổi kịp, lỡ thời cơ. Nếu chậm chân, mất cơ hội so với các nước đến châu Phi đầu tư nông nghiệp, trồng lúa, chăn nuôi, lúc đó Việt Nam sẽ rất khó bán nông sản sang thị trường này. Thay đổi tư duy quản lý từ đơn ngành sang đa ngành sẽ tạo ra sự liên kết từ đó đem lại hiệu quả theo cấp số nhân chứ không phải chỉ cấp số cộng.

- Đưa sản phẩm ra thị trường thế giới, công tác xúc tiến thương mại được nhận định là hết sức quan trọng, ông có thể chia sẻ thêm về việc này?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Trong kỷ nguyên mới, chúng ta cần nghĩ khác đi, cùng nhau nghĩ lớn hơn. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Công Thương tổ chức Lễ hội trái cây tại Bắc Kinh (Trung Quốc) với mong mỏi đưa nông sản đi sâu vào nội địa quốc gia này. Muốn bán nông sản có giá cao thì phải có những không gian trưng bày, quảng bá nông sản ở trung tâm Trung Quốc - nơi tiêu thụ nông sản lớn nhất thế giới.

Đã qua rồi cái thời nông sản Việt xuất khẩu tiểu ngạch, loanh quanh khu vực biên giới. Chúng ta giờ phải nghĩ lớn hơn, cùng thông điệp rõ ràng đó là các Bộ, ngành, đại sứ quán, cơ quan thương mại ở nước ngoài luôn bên cạnh doanh nghiệp.

Xin cám ơn ông!

Với triết lý “trong cơn mưa, nếu nhìn xuống đất sẽ thấy bùn, nhưng nếu nhìn về phía trước sẽ thấy cầu vồng”. Cùng nhau khép lại năm cũ đầy tự hào và nhìn thẳng vào những mặt còn hạn chế để bước vào năm 2025 với thông điệp hành động “Thích ứng linh hoạt - Khơi thông nguồn lực - Tăng tốc bứt phá”.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Mobile VerionPhiên bản di động