Bộ trưởng Hầu A Lềnh lý giải việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo
Thời sự 06/06/2023 19:27 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chiều 6/6, dưới sự điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đinh Huệ, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực lao động, thương binh - xã hội và chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực dân tộc.
![]() |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh |
Chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp cho biết, thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cho đối tượng nghèo ở đồng bào vùng đặc biệt khó khăn rất khả thi, nhiều hộ đã thoát nghèo, thậm chí, có hộ xung phong thoát nghèo, cử tri rất trân trọng.
Tuy nhiên, hiện nay, không những đồng bào dân tộc thiểu số mà cả đồng bào Kinh tâm lý không muốn thoát nghèo, hay không muốn thoát hộ cận nghèo. Tâm lý này đã diễn ra ở nhiều nơi, khắp cả nước. Nếu tình hình như vậy, công tác giảm nghèo của chúng ta rất khó khăn. "Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân, giải pháp ra sao để đồng bào có nhận thức đồng hành thoát nghèo" - đại biểu đoàn Đồng Tháp đề nghị.
Bên cạnh đó, theo báo cáo, tình hình di cư tự do của một bộ phận đồng bào vẫn còn tái diễn, mặc dù chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện về đất sản xuất, nhà ở, hỗ trợ đời sống cho đồng bào khó khăn để giữ đồng bào bám đất, giữ nhà nhưng vẫn chưa hiệu quả đối với một số bộ phận đồng bào hiện nay. "Xin Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân, giải pháp để giữ đồng bào, hạn chế di cư tối đa về vấn đề tự do" - đại biểu đặt câu hỏi.
Trả lời ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa về việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, đó là thực trạng. Nhiều hộ gia đình không phải là đồng bào dân tộc thiểu số, kể cả là người Kinh ở vùng khó khăn, đang là vùng nghèo không muốn thoát nghèo.
"Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu của các bộ, ngành liên quan, các địa phương và quá trình thực tế ở địa phương, chúng tôi thấy rằng hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố" - Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Hầu A Lềnh lý giải, mặc dù theo tiêu chí đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống của họ vẫn rất khó khăn. Người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều. Bên cạnh đó, nếu đang là hộ nghèo còn được hưởng các chính sách đầu tư, hỗ trợ, nếu thoát thì sẽ không được hưởng tiếp...
Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng cho rằng, cần phải có rất nhiều biện pháp tổng hợp. Nguyên tắc, tiêu chí giảm nghèo đã được ban hành. Để thống kê, tổng hợp, rà soát, đánh giá hộ nghèo, các địa phương cần thực hiện một cách khách quan, trách nhiệm, làm sao khi đưa hộ nghèo này ra, đảm bảo được điều kiện tối thiểu để họ sinh sống ở vùng không phải nghèo nữa, người ta sẽ yên tâm hơn.
Đồng thời, cần thực hiện biện pháp tuyên truyền, thuyết phục, vận động bà con nhân dân để bà con hiểu được chính sách của Đảng, Nhà nước, tự nguyện vươn lên. Trong thực tế các địa phương cũng có rất nhiều các trường hợp tự nguyện, có khi xin ra khỏi hộ nghèo cũng có. Đó là những tấm gương và những điều chúng ta cần phải tập trung tuyên truyền thêm.
Mặt khác, Bộ trưởng cho rằng, hệ thống tiêu chí về giảm nghèo của chúng ta còn phụ thuộc vào điều kiện của đất nước, yếu tố phát triển từng giai đoạn nên cần xây dựng hệ thống tiêu chí hơn để người thoát nghèo cũng yên tâm không bị tái nghèo trở lại và có cuộc sống tốt, yên tâm ở địa phương.
Về vấn đề di cư còn tái diễn, Bộ trưởng Hầu A Lềnh thừa nhận, có rất nhiều nhóm cộng đồng dân cư mặc dù đã được tạo điều kiện tốt, hoặc đã được bố trí tái định cư do các dự án thu hồi đất, nhưng họ vẫn đi, chủ yếu do vấn đề kinh tế, tập quán...
Đây là thực tiễn đang diễn ra. Về giải pháp, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục bà con nhân dân và tạo các điều kiện tốt hơn khi xây dựng các dự án tái định cư do thu hồi đất của dân. Việc xây dựng các dự án tái định cư theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là các dự án này phải đầy đủ các điều kiện về dịch vụ cơ bản để làm sao người dân ổn định cuộc sống. Đó là những giải pháp căn cơ để giải quyết được vấn đề này.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh

Người phát ngôn Bộ Công an nói về vụ án Ngô Thị Tố Nhiên

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao nhất để phấn đấu

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo

Cập nhật kịch bản tăng trưởng GDP năm 2023
Tin cùng chuyên mục

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 với các địa phương: Tạo phản ứng chính sách kịp thời

Kinh tế 9 tháng: Vượt qua những "vùng xoáy"

Tổng cục Thống kê khuyến nghị những giải pháp gì để tăng trưởng kinh tế cuối năm?

Bộ Ngoại giao thông tin về 4 người Việt được giải cứu trong thùng xe ở Pháp

Nhiều hãng tin nước ngoài dự báo về sự khởi sắc của kinh tế Việt Nam

Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: Tháo gỡ khó khăn cho báo chí trong truyền thông chính sách

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp đoàn Nghị sĩ quốc hội CHLB Đức

Kinh tế Việt Nam vượt “cơn gió ngược”, tạo thế, lực và niềm tin để vững vàng tiến lên phía trước

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo kỳ vọng kinh doanh tốt hơn trong quý IV/2023

Đâu là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng?

Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội quý III và 9 tháng năm 2023

Thí điểm thu phí không dừng với xe vào sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất trong 6 tháng

Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu

Dự án nhà ở thương mại: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chỉnh sửa theo hướng nào?

Đề xuất giảm tổng mức đầu tư dự án thu hồi đất Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Thủ tướng: Các Bộ trưởng phải trực tiếp phụ trách xây dựng pháp luật

Colombia là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Đề xuất áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024
