Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải trình việc giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương

Về tổ chức chính quyền địa phương và mô hình chính quyền địa phương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, giữ nguyên như hiện tại.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về chính sách với cán bộ khi tinh gọn bộ máy Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Làm rõ phân quyền, phân cấp và ủy quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Sửa luật được thực hiện vào thời điểm lịch sử

Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ

Ngày 15/2/2025, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trân trọng cảm ơn và tiếp thu, nghiên cứu những ý kiến tham gia đóng góp của đại biểu Quốc hội tại tổ và đặc biệt là tại hội trường. Các ý kiến phát biểu rất sôi nổi, tâm huyết, trách nhiệm, thực tiễn và hết sức xác đáng.

Ban soạn thảo sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sẽ tiếp thu, giải trình, gửi báo cáo sớm nhất tới các đại biểu, làm căn cứ cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định thông qua Quốc hội tại kỳ họp này.

Giải trình một số các nội dung đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, về mặt nguyên tắc xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) cũng có những tương đồng như Luật Tổ chức Chính phủ, nhưng tựu trung lại thì cốt lõi, trọng tâm vào một số vấn đề chính.

Vấn đề lớn thứ nhất, đó là phân định, làm rõ, hoàn thiện việc phân cấp, phân quyền và ủy quyền cho chính quyền địa phương để chúng ta thực hiện phương châm theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, đó là địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Đây là vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất.

Thứ hai, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc hiện nay đang tồn tại trong các luật chuyên ngành để đảm bảo khơi thông và thực hiện được nguyên tắc về phân quyền, phân cấp và ủy quyền của Luật Tổ chức Chính phủ cũng như Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Bộ trưởng dẫn chứng, 177/259 luật chuyên ngành hiện nay đang quy định rất cụ thể thẩm quyền của Bộ trưởng, 152 luật quy định rất cụ thể về thẩm quyền của Thủ tướng, 141 luật quy định rất cụ thể thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và chồng chéo với 92 luật quy định cả 3 cấp. Những vấn đề như thế nếu không đưa ra cơ chế pháp lý để tháo gỡ thì rất khó khăn.

Theo đó, chúng tôi đề xuất theo hướng là sửa đổi căn bản và toàn diện. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề mang tính ổn định trước mắt để chúng ta đảm bảo được vận hành thông suốt của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu, các đại biểu quan tâm nhiều đến nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương và phân định thẩm quyền trong việc phân quyền, phân cấp và ủy quyền. Điều này rất chính đáng và chí lý.

"Chúng tôi đã nghiên cứu trên cơ sở nguyên tắc chung của Điều 52, Điều 96, Điều 112 của Hiến pháp và căn cứ trên cơ sở Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương cũng như các chủ trương chung của Bộ Chính trị thì thiết kế trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo một tinh thần có đổi mới hơn để đảm bảo được yêu cầu vận hành thực tiễn sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Tuy nhiên, một số ý kiến tham gia chúng tôi sẽ tiếp thu để bổ sung, hoàn thiện hơn, đặc biệt cũng làm rõ hơn về vấn đề thế nào là tiếp tục đổi mới về quản trị địa phương, quản trị quốc gia. Đây là những vấn đề mang tính rất quan trọng để chúng ta đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

Giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương

Về nguyên tắc phân quyền, phân cấp và ủy quyền, các đại biểu còn băn khoăn làm sao để đảm bảo được việc các địa phương thực sự chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong vận hành và đảm bảo được nguyên tắc đó là địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ, ở đây chúng tôi đã cố gắng thiết kế về mặt tổng thể và thể hiện được một cách rất cụ thể, rành mạch, nguyên tắc, mối quan hệ chặt chẽ, tương tác, trách nhiệm giữa các chủ thể, phạm vi, hình thức quản lý, điều kiện đảm bảo, trách nhiệm giữa chủ thể phân quyền, phân cấp, ủy quyền với chủ thể nhận phân quyền, phân cấp và ủy quyền và cũng phù hợp với phương thức quản lý về phân quyền, phân cấp, về phương thức pháp lý để thực hiện việc này.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin, ở đây chúng tôi đã bám sát chủ trương của Đảng và Hiến pháp, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ chức năng, nhiệm vụ giữa tập thể với cá nhân.

Chúng tôi đã cố gắng vừa kế thừa, vừa đổi mới để làm sao thể hiện rõ được trách nhiệm giữa cá nhân với tập thể và tập thể Hội đồng nhân dân, tập thể Ủy ban nhân dân với Chủ tịch Ủy ban nhân dân để phát huy được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Bộ trưởng cũng cho hay, khi có luật này, chính quyền địa phương phải ban hành một quy chế để cụ thể hóa toàn bộ các nội dung này ra. Chúng tôi sẽ có hướng dẫn để thực hiện việc đó cho rành mạch, rõ ràng, đảm bảo sự vận hành của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu.

Về tổ chức chính quyền địa phương và mô hình chính quyền địa phương, bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, hiện nay giữ nguyên như hiện tại và tiếp tục có đánh giá tổng thể về mô hình tổ chức của cả hệ thống chính trị. Theo đó, sẽ có điều chỉnh, sắp xếp, nên tạm thời vẫn giữ nguyên, nếu như không tạm thời giữ nguyên thì sẽ hẫng hụt trong việc vận hành hệ thống tổ chức chính quyền địa phương cũng như mô hình chính quyền địa phương.

Còn các chính quyền đô thị chúng ta vẫn thực hiện như nghị quyết của Quốc hội. Đối với các đô thị trực thuộc Trung ương vẫn tiếp tục có thể đề xuất về việc này và không có vấn đề gì vướng vì trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Bộ Nội vụ đang phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương để tiến hành việc đánh giá nghiên cứu tổng thể mô hình tổ chức bộ máy, trong đó có hệ thống chính quyền địa phương.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết đã bám sát chủ chủ trương của Đảng, Hiến pháp, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ chức năng nhiệm vụ giữa tập thể và cá nhân.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng mong muốn Hungary hỗ trợ đào tạo nhân lực điện hạt nhân

Thủ tướng mong muốn Hungary hỗ trợ đào tạo nhân lực điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mong muốn Hungary hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Kiện toàn công tác kiểm tra, giám sát tại Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Kiện toàn công tác kiểm tra, giám sát tại Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Chiều 19/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020-2025.
Việt Nam - Hungary: Tận dụng tốt hơn EVFTA, tạo thuận lợi cho nông, thủy sản

Việt Nam - Hungary: Tận dụng tốt hơn EVFTA, tạo thuận lợi cho nông, thủy sản

Lãnh đạo hai nước Việt Nam - Hungary thống nhất phối hợp chặt chẽ, tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tạo thuận lợi cho hàng nông, thủy sản của hai bên.
Triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025

Triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025

Ngày 19/3/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra Hội nghị triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025.
Trí tuệ nhân tạo: Trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội đưa ra quyết sách

Trí tuệ nhân tạo: Trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội đưa ra quyết sách

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội xem xét, đưa ra những quyết sách chính xác hơn.

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ nằm trong top 10 nước doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn nhất

Hoa Kỳ nằm trong top 10 nước doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn nhất

Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đánh giá thị trường Hoa Kỳ là điểm đến đầu tư hấp dẫn, quan trọng và đã mở rộng hoạt động tại thị trường này.
Rà soát một số nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Rà soát một số nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả do Bộ Công Thương xây dựng, Thủ tướng đề nghị rà soát để phạm vi, đối tượng điều chỉnh rộng hơn.
Vĩnh Phúc: Cần nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trước khi sáp nhập

Vĩnh Phúc: Cần nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trước khi sáp nhập

Sáng 19/3, tại buổi làm việc, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang yêu cầu Vĩnh Phúc nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trước khi sáp nhập tỉnh.
Chính phủ họp sửa Luật Năng lượng nguyên tử và một số luật quan trọng

Chính phủ họp sửa Luật Năng lượng nguyên tử và một số luật quan trọng

Chính phủ đang thảo luận sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử, mở đường cho phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam và một số luật quan trọng khác.
Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025

Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Chính phủ đã họp Phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào ngành năng lượng, bán dẫn, logistics tại Việt Nam

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào ngành năng lượng, bán dẫn, logistics tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn, sẵn sàng đầu tư, mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong ngành năng lượng, công nghiệp bán dẫn, chuyển đổi số, logistics...
Thanh Hóa có bao nhiêu xã trước khi bỏ cấp huyện, nhập cấp xã?

Thanh Hóa có bao nhiêu xã trước khi bỏ cấp huyện, nhập cấp xã?

Trước khi tinh gọn bộ máy hành chính bỏ cấp huyện, nhập cấp xã, tỉnh Thanh Hóa có hệ thống đơn vị hành chính xã, phường khá lớn.
Tổng Bí thư đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Tổng Bí thư đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Tổng Bí thư đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng cường và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực mà Hoa Kỳ có thế mạnh.
Nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm và mong muốn hợp tác kinh doanh cùng Việt Nam, nhất là ở lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.
Từ 100 USD tới đòn bẩy con rồng kinh tế

Từ 100 USD tới đòn bẩy con rồng kinh tế

Những thông điệp, chỉ đạo mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm đối với kinh tế tư nhân sẽ tạo thêm đòn bẩy thần kỳ, giúp đất nước trở thành con rồng, con hổ kinh tế.
Sau tinh gọn bộ máy, cần nghiên cứu nghị quyết đặc thù để Tuyên Quang bứt phá

Sau tinh gọn bộ máy, cần nghiên cứu nghị quyết đặc thù để Tuyên Quang bứt phá

Theo Chủ tịch Quốc hội, tới đây sau khi tiến hành sắp xếp ổn định, cần phải nghiên cứu nghị quyết đặc thù cho Tuyên Quang để địa phương phát triển đi lên.
Bộ Chính trị thông báo kết quả kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình

Bộ Chính trị thông báo kết quả kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình

Sáng 18/3, Đoàn kiểm tra số 1920 của Bộ Chính trị đã chủ trì Hội nghị thông báo kết quả kiểm tra đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình.
Thủ tướng: Mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số

Thủ tướng: Mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, một trong những hạn chế hiện nay là mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị giải pháp đảm bảo nguồn điện bền vững

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị giải pháp đảm bảo nguồn điện bền vững

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất phát triển năng lượng tái tạo, hoàn thiện hạ tầng truyền tải, đảm bảo điện ổn định cho trung tâm dữ liệu.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 31 tỉnh chưa đồng bộ hoàn toàn dữ liệu đất đai

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 31 tỉnh chưa đồng bộ hoàn toàn dữ liệu đất đai

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, có 31/63 tỉnh, thành dù đã vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai nhưng chưa đảm bảo đồng bộ hoàn toàn.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, tinh gọn bộ máy hành chính, giảm đầu mối giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo nền tảng phát triển bền vững.
Bộ Công an thí điểm sàn giao dịch dữ liệu quốc gia

Bộ Công an thí điểm sàn giao dịch dữ liệu quốc gia

Bộ Công an sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai một số công nghệ, sản phẩm dữ liệu cốt lõi như sàn giao dịch dữ liệu quốc gia.
Thủ tướng: Không để

Thủ tướng: Không để 'rừng thủ tục' cản trở người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục rườm rà, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo thanh tra các lĩnh vực gây thất thoát, lãng phí lớn

Thủ tướng chỉ đạo thanh tra các lĩnh vực gây thất thoát, lãng phí lớn

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các sai phạm để chống lãng phí, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản công.
Chính phủ họp phiên thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Chính phủ họp phiên thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Sáng 18/3, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Đề án 06.
Mobile VerionPhiên bản di động