Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Làm rõ phân quyền, phân cấp và ủy quyền

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, trong quá trình vừa qua, ban soạn thảo làm việc cả ngày cả đêm, thậm chí làm xuyên Tết để làm rõ phân quyền, phân cấp và ủy quyền.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về chính sách với cán bộ khi tinh gọn bộ máy Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024 Bộ Nội vụ sẽ trình Quốc hội nghị quyết về nhân sự Chính phủ

Đột phá trong tư duy xây dựng luật pháp

Ngày 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, chúng ta xây dựng 2 dự án luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) trong bối cảnh rất đặc biệt, cấp thiết, gắn với việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, đáp ứng được yêu cầu về hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương.

"Việc sửa đổi khẩn trương 2 dự án luật kịp thời đảm bảo được yêu cầu đó là nền hành chính của chúng ta hoạt động thông suốt, liên tục, hiệu quả và hiệu lực. Đồng thời, đáp ứng được yêu cầu cho cải cách nền hành chính, nhất là trong cuộc cách mạng chúng ta đang hướng tới để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" - Bộ trưởng nói và cho biết, việc sửa luật rất cấp bách, thời gian chỉ có hai tháng, đúng với nghĩa "vừa chạy vừa xếp hàng".

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, 2 dự thảo luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không những về mặt chính trị, xã hội, pháp lý mà còn có ý nghĩa về mặt lịch sử, trong một thời điểm lịch sử rất quan trọng của đất nước. Hai dự thảo luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có rất nhiều điểm mới, nhưng điểm mới lớn nhất chính là điểm mới trong tư duy xây dựng dự án luật.

Theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư và Chủ tịch Quốc hội đó là luật chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc chung, vấn đề cơ bản. Từ đó, tạo điều kiện cho việc đảm bảo được sự ổn định và giá trị sức sống bền vững của dự án luật. Cùng với đó, đảm bảo được trong điều hành thực tiễn của hệ thống hành chính Nhà nước.

Đây là hai đạo luật gốc của nền hành chính Nhà nước. "Nếu đi vào những cái rất cụ thể, không đưa ra những vấn đề nguyên tắc chung thì sau này sẽ không có căn cứ để cho tất cả các luật chuyên ngành theo. Do đó, chúng tôi thiết kế luật này theo hướng như vậy"-Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói và nhấn mạnh, đây là điểm đổi mới đột phá trong tư duy xây dựng luật pháp.

Đối với Luật Tổ chức Chính phủ giảm 18 điều, 1 chương so với luật hiện hành (chỉ còn 30 điều). Đây là tư duy rất mới trong xây dựng luật pháp của đất nước ta.

Điểm mới thứ hai được Bộ trưởng nêu ra là, dự thảo luật tập trung phân định rõ thẩm quyền của Chính phủ, chính quyền địa phương, với tư cách Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Như vậy, phải làm rõ được mối quan hệ giữa Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp. Ban soạn thảo đã thiết kế nội dung này rất rõ ràng, rành mạch.

Đồng thời, thiết kế vấn đề mang tính nguyên tắc, nhưng cũng có những nội dung thiết kế mang tính cụ thể hơn để thể hiện rõ Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.

Đối với chính quyền địa phương, chúng tôi cũng rành mạch HĐND, UBND… Hay, thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, thẩm quyền của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ và với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được thể hiện rõ ràng, để không có sự chồng lấn, giao thoa. Đặc biệt, xác định rõ trách nhiệm để không đẩy lên Chính phủ.

Làm rõ phân quyền, phân cấp và ủy quyền

Về phân quyền, phân cấp và ủy quyền, Bộ trưởng cho biết đây là vấn đề mới nhất, cốt lõi nhất của hai luật này. Trong đó, đi theo hướng Luật Tổ chức Chính phủ là luật gốc, phải đưa ra các nguyên tắc rất rạch ròi trong việc phân quyền, phân cấp và ủy quyền.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

"Đưa ra các nguyên tắc như vậy để sau này tất cả các luật chuyên ngành phải đi theo nguyên tắc này để thực hiện phân quyền, phân cấp và ủy quyền, làm rõ được đối tượng, chủ thể, phạm vi, nội dung theo từng các cấp độ khác nhau" - Bộ trưởng nêu.

Đồng thời, luật cũng quy định điều khoản rất quan trọng đó là "Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải căn cứ vào nguyên tắc này để khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện theo quy định về phân quyền, phân cấp và ủy quyền".

Nhấn mạnh, đây là vấn đề rất mới, khi thiết kế nội dung này ban soạn thảo đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các Ủy ban.

"Trong quá trình vừa qua, chúng tôi làm cả ngày cả đêm, thậm chí làm xuyên Tết để làm rõ phân quyền, phân cấp và ủy quyền. Vì đây là nội dung rất mới trong Luật Tổ chức Chính phủ và là vấn đề rất quan trọng để thực hiện phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" - bà Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ.

Bởi nếu không rành mạch vấn đề này thì không thể thực hiện được. Đây là cơ sở, cơ chế pháp lý cực kỳ quan trọng để giải quyết tất cả vướng mắc hiện nay của các luật chuyên ngành hiện hành.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin, khi rà soát có tới 177 luật quy định rất cụ thể thẩm quyền của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, có 152 luật quy định rất cụ thể về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, có 141 luật quy định cụ thể về thẩm quyền của HĐND, UBND và có 92 luật quy định rất cụ thể thẩm quyền của cả 3 cấp chính quyền địa phương.

Theo đó, rất chồng chéo, vướng mắc và như vậy làm sao có thể phân cấp, phân quyền và ủy quyền theo nguyên tắc "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" được. Cho nên, phải xử lý vấn đề này như thế nào, đây là tư duy đột phá trong việc xây dựng lập pháp của chúng ta đó là thực hiện việc ủy quyền lập pháp. Điều này chưa có trong tiền lệ. Song trên thế giới đã thực hiện việc này khá phổ biến.

Bộ trưởng cho hay, chúng ta giải quyết vướng mắc này trong thời gian 2 năm, trong thời gian 2 năm đó Chính phủ sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định) để xử lý những vấn đề còn vướng mắc để khơi thông nguồn lực, tháo gỡ điểm nghẽn cho việc thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền, cũng như vấn đề có liên quan thuộc về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp để hướng tới địa phương thực hiện được phương châm như đã nêu.

"Đây là vấn đề rất mới nhưng phải đặt trong bối cảnh đặc biệt của đất nước, nếu không làm như vậy thì không thể tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc. Đây đang là điểm nghẽn, rào cản lớn nhất để thực hiện nguyên tắc, yêu cầu, mục tiêu trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, chúng ta xây dựng 2 dự án luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) trong bối cảnh rất đặc biệt, cấp thiết, gắn với việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, đáp ứng được yêu cầu về hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Nam long trọng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh

Quảng Nam long trọng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh

Tỉnh Quảng Nam long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh.
75 năm Việt Nam - Nga: Từ tình hữu nghị đến Đối tác chiến lược toàn diện

75 năm Việt Nam - Nga: Từ tình hữu nghị đến Đối tác chiến lược toàn diện

Tối 24/3, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam tổ chức tiệc chiêu đãi nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân chờ cú huých từ Chính phủ

Gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân chờ cú huých từ Chính phủ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu mọi chính sách đưa ra phải trúng, đúng, đột phá, đủ mạnh và triển khai được ngay, tác động ngay đển kinh tế tư nhân.
Bắc Bling

Bắc Bling 'gây bão', Thủ tướng ra yêu cầu đặc biệt

Thủ tướng khen ngợi MV Bắc Bling, đánh giá cao tinh thần sáng tạo, khuyến khích thanh niên tiên phong quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
Ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo đường sắt quốc gia

Ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo đường sắt quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định 24/QĐ-BCĐĐSQG ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ có hội nghị toàn quốc về sắp xếp, tổ chức bộ máy

Sẽ có hội nghị toàn quốc về sắp xếp, tổ chức bộ máy

Theo Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Phan Thăng An, sẽ có hội nghị toàn quốc về tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy.
Thủ tướng nêu 3 yêu cầu

Thủ tướng nêu 3 yêu cầu 'đặt hàng' với thanh niên

Thủ tướng yêu cầu thanh niên Việt Nam nỗ lực hơn nữa, sáng tạo mạnh mẽ, hành động quyết liệt và phát huy tinh thần vượt qua khó khăn, cống hiến cho đất nước.
Huy động kiều bào phát triển thị trường cho hàng Việt Nam

Huy động kiều bào phát triển thị trường cho hàng Việt Nam

Đây là một nội dung trong số các hoạt động dành cho kiều bào Việt Nam sẽ do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức ở trong nước quý II/2025.
Bộ Công an thông tin về độ bảo mật dữ liệu cá nhân

Bộ Công an thông tin về độ bảo mật dữ liệu cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý vấn đề an toàn về dữ liệu cá nhân. Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang khẳng định, "chúng ta đang an toàn".
Phê chuẩn Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại 3 tỉnh

Phê chuẩn Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại 3 tỉnh

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tại một số tỉnh.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: NVIDIA, Vingroup và dẫn chứng phát triển mới

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: NVIDIA, Vingroup và dẫn chứng phát triển mới

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Bộ Ngoại giao coi ngoại giao khoa học công nghệ là một trụ cột trong ngoại giao kinh tế với 3 thành tố chính.
Thủ tướng: Chính phủ đưa ‘đội hình mạnh’ đối thoại với thanh niên

Thủ tướng: Chính phủ đưa ‘đội hình mạnh’ đối thoại với thanh niên

Thủ tướng nhấn mạnh 3 đột phá chiến lược: Cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực, giúp doanh nghiệp bứt phá mạnh mẽ.
Chính phủ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ

Chính phủ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ

Chính phủ đẩy mạnh cải cách thể chế, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ với chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển.
150 cơ sở sản xuất sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính?

150 cơ sở sản xuất sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính?

Trong giai đoạn 2025 - 2026, dự kiến sẽ có 150 cơ sở sản xuất lĩnh vực nhiệt điện, sắt thép, xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
Thủ tướng đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Thủ tướng đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ thanh niên trong chương trình "Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên" nhân dịp mừng sinh nhật Đoàn 26/3.
Sửa Hiến pháp sẽ tiến hành lấy ý kiến nhân dân

Sửa Hiến pháp sẽ tiến hành lấy ý kiến nhân dân

Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo quy định, việc sửa Hiến pháp sẽ phải tiến hành lấy ý kiến nhân dân. Dự kiến, thời gian lấy ý kiến diễn ra trong tháng 5, 6.
Điện Biên: Cần khẩn trương tinh gọn bộ máy, tạo không gian phát triển mới

Điện Biên: Cần khẩn trương tinh gọn bộ máy, tạo không gian phát triển mới

Sáng 23/3, tại buổi làm việc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung yêu cầu tỉnh Điện Biên khẩn trương tinh gọn bộ máy, tạo không gian phát triển mới.
Sáp nhập tỉnh: Thách thức lớn nhất vẫn ở con người

Sáp nhập tỉnh: Thách thức lớn nhất vẫn ở con người

PGS. TS. Lê Văn Chiến - Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công cho rằng, thách thức lớn nhất trong quá trình sáp nhập tỉnh nằm ở yếu tố con người.
Thủ tướng: Bình Định phải tận dụng 3 không gian phát triển mới

Thủ tướng: Bình Định phải tận dụng 3 không gian phát triển mới

Thủ tướng yêu cầu Bình Định phải tận dụng không gian phát triển mới như không gian biển, không gian ngầm và không gian vũ trụ.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia

Danh sách Phó Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030 gồm nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp.
Cháy rừng ở Tuyên Quang: Thủ tướng chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp cấp bách

Cháy rừng ở Tuyên Quang: Thủ tướng chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp cấp bách

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả cháy rừng ở Tuyên Quang, yêu cầu điều tra nguyên nhân, hỗ trợ người dân và tăng cường phòng cháy, chữa cháy.
Thủ tướng: Đập Phú Phong phải mang lại lợi ích tối đa cho người dân

Thủ tướng: Đập Phú Phong phải mang lại lợi ích tối đa cho người dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
Quân ủy Trung ương thống nhất nội dung quan trọng khi bỏ Ban CHQS cấp huyện

Quân ủy Trung ương thống nhất nội dung quan trọng khi bỏ Ban CHQS cấp huyện

Sáng 22/3, Thường vụ Quân ủy Trung ương tổ chức hội nghị tại Hà Nội, thảo luận về Đề án tổ chức quân sự địa phương "tinh, gọn, mạnh".
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hiệp hội phải là ngôi nhà chung của các hiệp sĩ số

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hiệp hội phải là ngôi nhà chung của các hiệp sĩ số

Tổng Bí thư khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia số.
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ góp ý về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ góp ý về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách diễn ra từ ngày 25-26/3 sẽ góp ý kiến về 9 dự án luật, trong đó có Luật Hóa chất (sửa đổi).
Mobile VerionPhiên bản di động