Bộ trưởng Bộ Công Thương: Cần nâng cao năng lực hội nhập của nền kinh tế

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, phải nâng cao năng lực hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Sáng 5/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục trả lời chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ''Sức khỏe'' nền kinh tế và doanh nghiệp là ''thước đo'' hiệu quả hội nhập Bộ Công Thương chủ động hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ kiện phòng vệ thương mại

Đẩy mạnh ký kết FTA, thu hút FDI thúc đẩy xuất khẩu là cần thiết

Sáng 5/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn sáng 5/6
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn sáng 5/6

Trước đó, cuối giờ chiều 4/6, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn Lạng Sơn chất vấn, nước ta là một trong những quốc gia có độ mở, nền kinh tế tăng rất nhanh và ở mức rất cao. Thống kê sơ bộ cho thấy, tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP tăng từ 81% năm 1990 lên 111% năm 2000 và lên 158% năm 2023.

Ngoài nhiều lợi ích về chính trị, ngoại giao, việc gia tăng các hiệp định thương mại tự do sẽ càng gia tăng độ mở của nền kinh tế.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nhưng có nền kinh tế có độ mở quá cao, nếu không có những giải pháp, chính sách tốt sẽ đem lại nhiều hệ lụy như nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương, nhạy cảm với biến động từ bên ngoài.

Xuất nhập khẩu nhiều nhưng chủ yếu là hàng hóa thông dụng, lao động vẫn ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, nguy cơ bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình là hiện hữu.

Xin Bộ trưởng cho biết từ góc độ thương mại, quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này thế nào? Chiến lược phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới sẽ ra sao? Làm thế nào để tăng tính chống chịu của nền kinh tế và phát huy thị trường nội địa trên 100 triệu dân của nước ta - đại biểu nêu.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ năm 1986 đến nay.

Gần 40 năm qua nhờ thực hiện chủ trương này, cùng với nỗ lực của mình, nước ta đã có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Rõ ràng, việc đẩy mạnh đàm phán ký kết hiệp định thương mại tự do, thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu… là bước đi cần thiết.

"Bởi nếu không như vậy, chúng ta không thể có vốn đầu tư lớn, không thể có công nghệ tiên tiến, không thể có kinh nghiệm quản trị và đặc biệt là thị trường để tiêu thụ" - Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đồng tình với đại biểu rằng nếu kéo dài chủ trương này sẽ đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế gia công và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải nâng cao năng lực hội nhập của nền kinh tế đất nước. Nói cách khác là phải nâng cao năng lực hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Đồng thời, cũng phải tiếp tục mở cửa thị trường, mở cửa nền kinh tế thông qua việc thu hút đầu tư FDI có chọn lọc và ký kết mới cũng như nâng cấp các hiệp định thương mại tự do đã có ở những thị trường tiềm năng.

Người đứng đầu ngành Công Thương cho hay, về định hướng tham gia FTA mới có 4 định hướng cơ bản: Thứ nhất, phải quán triệt thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng là hội nhập kinh tế ngày càng sâu nhưng phải giữ vững định hướng chính trị.

Thứ hai, gắn kết giữa đầu tư, giữa đàm phán, ký kết hiệp định với đẩy mạnh cải cách trong nước, hoàn thiện thể chế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và sản phẩm.

Thứ ba, ưu tiên đối tác tiềm năng mang lại lợi ích to lớn, thiết thực để đàm phán, ký kết mới và nâng cấp các hiệp định thương mại tự do hiện hành khi có điều kiện.

Thứ tư, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đàm phán và ký kết các hiệp định. Đồng thời, nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động của FTA với nền kinh tế và với doanh nghiệp của Việt Nam.

Còn về tiêu chí để lựa chọn đàm phán các hiệp định mới, Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu, có 4 tiêu chí theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Một là, phải dựa vào quy mô, tiềm năng của thị trường và ưu tiên các đối tác có tiềm năng tăng trưởng cao cũng như nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế.

Hai là, mức độ cam kết mở cửa thị trường thì phải lưu ý các đối tác cam kết có độ mở lớn như giảm thuế quan, giảm các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

Ba là, khả năng hợp tác và hỗ trợ phát triển trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, hợp tác nghiên cứu và đầu tư vốn…

Bốn là, phải dựa vào tầm quan trọng chiến lược của đối tác trong khu vực và thế giới, cả về chính trị, kinh tế để thông qua đó góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nội tại

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn Bến Tre nêu, qua nghiên cứu báo cáo số 118 của Bộ Công Thương cho thấy, tình hình xuất khẩu của Việt Nam đang rất khả quan và xu hướng 2024, 2025 cũng sẽ rất tốt, nhất là, thị trường FTA rất rộng. Tuy nhiên, qua phản ánh của doanh nghiệp thì thấy còn rất nhiều khó khăn như tỷ giá đồng USD với đồng Euro đang có xu hướng hơi bất lợi; chi phí vận tải biển rất cao.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia có xuất khẩu nông sản như chúng ta có đồng tiền đang bị mất giá, làm cho doanh nghiệp xuất khẩu rất khó khăn. “Xin hỏi Bộ trưởng cùng với Ngân hàng Nhà nước có giải pháp như thế nào để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là chế độ, chính sách về tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu?” - đại biểu nói.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng tình với đại biểu về tác động bất lợi của tỷ giá. Một số ngoại tệ mạnh tác động đến xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua, nhất là việc nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản liên tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ tăng và giữ lãi suất ở mức cao từ năm 2023 đến nay và đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Mặt khác, chi phí logistics tăng cao do xung đột vũ trang, cạnh tranh địa chính trị cũng gây bất lợi cho xuất nhập khẩu của thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tỷ giá kết hợp với chính sách tài khóa phù hợp, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong năm qua và đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm rất ngoạn mục.

Trên thực tế, tỷ giá USD ở mức cao, tuy ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhập khẩu nhưng lại có lợi cho những doanh nghiệp xuất khẩu mà Việt Nam xuất khẩu là chủ đạo, cho nên phần nào chúng ta cũng có lợi trong tình huống này.

Tất nhiên, chúng ta hướng tới xuất khẩu nhờ năng lực cạnh tranh bền vững chứ không chỉ trông đợi tranh thủ tỷ giá thuận lợi. Do vậy, các giải pháp căn bản phải thực hiện sắp tới đó là, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nội tại, có nhiều hàng hóa chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Thứ hai, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao tiếp cận thị trường thông qua việc đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực đàm phán, ký kết và khai mở những thị trường mới và tiếp tục đẩy mạnh thương mại điện tử.

Thứ ba, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, thị trường nước ngoài, cập nhật thông tin để có những phản ánh, phản ứng chính sách phù hợp và có lợi cho Việt Nam.

"Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ lãi suất và tạo điều kiện cho vay thông thoáng hơn, chứ còn chủ trương thì có nhưng điều kiện bó cũng không giải quyết được" - Bộ trưởng chia sẻ thêm.

Quỳnh Nga - Thanh Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng nhấn mạnh phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại hiệu quả cao.
Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam nhằm giúp ngành hàng quan trọng này sớm trở lại đường đua xuất khẩu.

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Bộ Công an tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, chính sách tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo người lao động đủ sống, cạnh tranh với tư nhân.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Cơ chế tự công bố sản phẩm cùng hậu kiểm lỏng lẻo đang trở thành kẽ hở chết người, tạo điều kiện hợp pháp hóa sản phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường.
Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách tiền lương đối với cán bộ cấp xã sau sắp xếp, hoàn thành trước ngày 30/7/2025.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việc xây dựng, vận hành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam sẽ góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thêm lĩnh vực cần nhà nước

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung lĩnh vực mà nhà nước cần đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp và đầu tư bổ sung vốn nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Từ bữa ăn đến viện phí, học phí và bộ máy hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ nói chính sách, mà đang cụ thể hóa hình mẫu Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hoàn tất trước ngày 20/4/2025, đảm bảo đúng quy định, dân chủ.
Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 đã thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 kết quả đồng thuận.
Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi được sắp xếp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức...
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Theo Ủy ban Văn hóa và Xã hội, tổng dự toán kinh phí để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 3 đến 5 tuổi (giai đoạn 2026 - 2030) là 116.314,1 tỷ đồng.
Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Khu thương mại tự do Hải Phòng được tổ chức thành các khu chức năng: Khu sản xuất, khu cảng và hậu cần cảng - logistics, khu thương mại - dịch vụ...
Mốc son đưa quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới

Mốc son đưa quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới

Theo Bộ Ngoại giao, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thành công tốt đẹp trên mọi phương diện.
Vĩnh Phúc còn 36 xã, phường sau khi sắp xếp

Vĩnh Phúc còn 36 xã, phường sau khi sắp xếp

Vĩnh Phúc giảm còn 36 xã, phường sau sáp nhập, từng bước tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, cải thiện chất lượng phục vụ người dân.
Lấp

Lấp 'lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 1 - Còn nhiều bất cập!

Vụ 'sữa giả' gần 500 tỷ đồng bị triệt phá cho thấy công tác quản lý thực phẩm từ sữa do Bộ Y tế được giao trách nhiệm chính còn rất nhiều bất cập cần tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 11

Toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 11

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Tổng Bí thư Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4, diễn ra chiều 16/4 tại Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh

Một nền kinh tế xanh cần các doanh nghiệp xanh. Một xã hội xanh cần các công dân xanh. Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chính sách tại Hội nghị thượng đỉnh P4G năm 2025 chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Thực hiện thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể...
Mobile VerionPhiên bản di động