Thứ ba 13/05/2025 06:21

Bộ Tài chính: Việt Nam sắp mở sàn giao dịch tiền ảo

Trong tháng 3, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ ban hành nghị quyết, cho phép thí điểm, đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/3, trả lời câu hỏi về việc quản lý tài sản số, tiền ảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, tài sản số, tiền số (thường được gọi là tiền ảo) là vấn đề mới và rất phức tạp, không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trả lời tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/3

Vấn đề này đang được nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa ra những khuôn khổ pháp lý khác nhau để tạo ra cách thức, hướng tới hoạt động liên quan đến tài sản số diễn ra một cách minh bạch, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế.

"Vì là vấn đề thực tiễn đặt ra như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo khẩn trương để nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này ở Việt Nam. Trong tuần này, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp, trong đó Bộ Tài chính đã báo cáo tình hình và định hướng xây dựng khuôn khổ pháp lý về quản lý tài sản số, tiền ảo", ông Chi cho biết.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi thông tin, Bộ Tài chính đã được giao ngay trong tháng 3 sẽ báo cáo Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm xây dựng, đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo để các nhà đầu tư có nơi giao dịch.

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, sàn giao dịch sẽ được tổ chức, vận hành bởi những đơn vị do Nhà nước cho phép. Tức là, Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp với nhà đầu tư, người dân khi tham gia vào thị trường này.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính trình quy định về quản lý tiền số, tài sản số với tinh thần "vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và mở rộng dần".

Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ Tài chính được giao xây dựng quy định về cho phép doanh nghiệp Việt phát hành tài sản ảo để huy động nguồn lực tài chính. Theo ông, việc này giúp họ có bắt kịp xu thế chung về tài sản ảo, đóng góp vào phát triển nền kinh tế, phục vụ mục tiêu tăng trưởng.

Trước đó, vào ngày 24/2, tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Tổng Bí thư Tô Lâm nói cần nghiên cứu áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) để thành lập sàn giao dịch cho tài sản số.

Trước đó, Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ xây dựng chính sách, quy định về tài sản số, sandbox... chậm nhất trong quý II. Theo số liệu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, giai đoạn 2021-2022, Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số (tương đương 21% dân số Việt Nam sở hữu), chỉ sau UAE và Mỹ.

Dòng tài sản số vào Việt Nam năm 2023 đạt 120 tỷ USD, theo báo cáo của tổ chức phân tích thị trường Chainalysis.

Nguyên Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

App ngân hàng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Pi Network tăng giá: Cẩn trọng trước làn sóng đầu cơ mới

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo