Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Thái Nguyên: Kết nối tiêu thụ nông sản miền núi Bắc Giang: Tiêu thụ nông sản miền núi trên nền tảng thương mại điện tử

Thưa bà, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có những hoạt động, chính sách gì để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và phát triển thị trường cho các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?

Đối với Bộ Công Thương, chúng tôi luôn coi việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chỉ tính trong giai đoạn từ 2021 - 2025, Bộ Công Thương đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương

Theo đó, hai nhiệm vụ quan trọng là hướng dẫn cho các địa phương triển khai được các hoạt động: Thứ nhất, đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp được mạng lưới chợ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là hạ tầng thương mại quan trọng ở vùng này, giúp thúc đẩy thương mại hai chiều, đưa được hàng hóa lên với đồng bào dân tộc cũng như là đưa hàng hóa của đồng bào dân tộc về xuôi, về các cái vùng miền mà có thị trường sôi động. Thứ hai, hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đưa được hàng hóa đi xa hơn, tham gia vào thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

Giai đoạn vừa qua chúng ta đã đạt được những bước tiến thông qua những giải pháp cụ thể để triển khai hai nhóm nhiệm vụ này. Đó là, tổ chức những hoạt động về xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, xây dựng những cẩm nang để giới thiệu về sản phẩm đặc sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc là những khóa đào tạo, tập huấn đến hàng nghìn cán bộ của các tỉnh, thành phố trong giai đoạn triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh đó, một hoạt động hết sức quan trọng nữa đó là tổ chức ra được những điểm bán hàng hai chiều, cung ứng được hàng hóa thiết yếu cho bà con ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời thu mua những sản phẩm, hàng hóa đã được thương mại hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đưa về các vùng biển Tổ quốc mà có đông người tiêu dùng lớn như TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nơi mà tập trung là đầu mối giao thương lớn nhất cung ứng hàng hóa cho thị trường trong nước cũng như là đi xuất khẩu.

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm
Bộ Công Thương luôn hỗ trợ các địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc tiêu thụ nông sản

Sau một thời gian triển khai các chính sách để đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trở thành hàng hóa thế mạnh cũng như đưa vào hệ thống phân phối trong, ngoài nước, quá trình này gặp những thuận lợi cũng như là khó khăn gì, thưa bà?

Từ góc nhìn của những nhà làm chính sách cũng như là thực thi những chính sách để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiêu thụ được hàng hóa của mình tại thị trường trong nước và quốc tế, chúng tôi nhận thấy thuận lợi là các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay đang có sự cộng hưởng qua một thời gian dài triển khai và đã bắt đầu có những tín hiệu khả quan, trong việc tổng lực hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiêu thụ hàng hóa.

Đơn cử, Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã hỗ trợ để đưa được hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vào những hệ thống phân phối lớn nhất như là Sài Gòn Co.op, Hapro...

Thêm nữa là chúng ta đã có được nguồn hàng chất lượng như các sản phẩm OCOP, sản phẩm của nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú… Cùng với đó là chương trình khuyến công của Bộ Công Thương đã giúp cho các cơ sở sản xuất, chế biến những sản phẩm ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có được những sản phẩm đạt được chất lượng mà thị trường trong nước và quốc tế yêu cầu.

Những chương trình về an toàn thực phẩm cũng đã hỗ trợ cho sản phẩm hàng hóa tiếp cận được với những kênh phân phối khó khó nhất cả ở trong nước và nước ngoài.

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã dành ra một nội dung lớn cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới, hải đảo và đến nay, những hiệu quả tác động vẫn rất tốt và tiếp tục được duy trì.

Đặc biệt hơn nữa, chúng tôi nghĩ rằng tác động lớn của các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đã hỗ trợ phát triển được hạ tầng ở khu vực này như hạ tầng chợ, điện, giao thông, tạo điều kiện để sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối sản phẩm của bà con, đưa về những thị trường lớn trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, điểm khó khăn là hạ tầng thương mại, tuy rằng đã có những cơ chế, chính sách mới nhưng mà vẫn chưa theo kịp, đáp ứng kịp với nhu cầu để thúc đẩy toàn bộ cái diện tích mà vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống để được kết nối một cách thông suốt với các thị trường lớn của Hà Nội, của TP. Hồ Chí Minh, của các tỉnh, thành phố lớn khác. Chính vì vậy cần nhiều giải pháp tổng lực hơn nữa để cải thiện những yếu tố này và có những chính sách đột phá để thu hút được doanh nghiệp tham gia vào hỗ trợ cho các hộ nông dân, hộ sản xuất của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiêu thụ hàng hóa.

Bà có thể cho biết, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ có những giải pháp gì để tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, đề án đã có những tác động tích cực tới việc hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, đẩy mạnh những nhóm giải pháp như tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm đồng bào dân tộc thiểu số tới cộng đồng người tiêu dùng trong nước và quảng bá qua kênh thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các hoạt động xúc tiến thương.

Thêm nữa là tiếp tục kiểm tra, giám sát những hoạt động liên quan đến hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong năm 2023 này, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã phê duyệt đoàn kiểm tra đi kiểm tra 14 tỉnh, thành phố có những hoạt động về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nhóm nhiệm vụ xây dựng, đầu tư mới và cải tạo mạng lưới chợ của đồng bào dân tộc thiểu số… Qua đó sẽ có đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, cơ chế chính sách để kịp thời tháo gỡ. Hiện nay, chúng tôi cũng đã nhận được những phản hồi đầu tiên của một số địa phương trong việc triển khai các nhóm nhiệm vụ hỗ trợ.

Hiện nay, cũng có những khó khăn trong việc triển khai Luật Đầu tư liên quan đến cải tạo, xây dựng các chợ truyền thống hoặc là hỗ trợ cho các tiểu thương xây dựng những điểm bán hàng phục vụ cho đồng bào dân tộc. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp và gửi lên các cấp có thẩm quyền.

Cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ rà soát lại những văn bản của Bộ Công Thương triển khai những nhóm nhiệm vụ mà được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao để xem là cần phải cập nhật gì trong tình hình mới này để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho bà con dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, cũng cần hơn nữa các hỗ trợ về kỹ thuật như là chuyên gia về thương hiệu, chuyên gia về công nghiệp chế biến và bao bì mẫu mã cũng như đẩy mạnh hơn nữa đề án đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản để các địa phương sẽ có kho hàng hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số trong việc bảo quản sản phẩm để đưa vào các hệ thống phân phối lớn và nhỏ.

Xin cảm ơn bà!

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tiêu thụ nông sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính sách phòng vệ thương mại tạo động lực cho ngành mía đường phát triển

Chính sách phòng vệ thương mại tạo động lực cho ngành mía đường phát triển

Hiện nay, công cụ phòng vệ thương mại đang phát huy rất tốt hiệu quả trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành mía đường trong nước.
Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

Đến nay, các doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam đã có cơ hội cọ xát với các vụ kiện phòng vệ thương mại nên phản ứng nhanh và kịp thời hơn.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Phải có hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế, khi đó, tính công khai minh bạch của thị trường sẽ được rõ ràng, Nghị định 80/2023/NĐ-CP sẽ thực thi hiệu quả.
Ngành nhôm tránh bị động, bất ngờ trước các vụ kiện lẩn tránh phòng vệ thương mại

Ngành nhôm tránh bị động, bất ngờ trước các vụ kiện lẩn tránh phòng vệ thương mại

Ngành nhôm đang đối diện với nhiều vụ điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, vì thế cần sự chủ động ứng phó nhằm tránh các thiệt hại.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới trong quản lý kinh doanh xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới trong quản lý kinh doanh xăng dầu

Theo chuyên gia, Nghị định 80 được kỳ vọng vừa giúp tăng tính pháp chế, tăng chế tài hành chính vừa làm tăng cơ chế thị trường, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp phải xác định sớm rủi ro, ngăn chặn nguy cơ bị kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp phải xác định sớm rủi ro, ngăn chặn nguy cơ bị kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Để ứng phó hiệu quả hơn với các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, doanh nghiệp sẽ là chủ thể chính, chủ động ngăn chặn từ sớm.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới về quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới về quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83, 95 về kinh doanh xăng dầu là bước tiến mới quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu
Đẩy mạnh đào tạo, tháo gỡ kịp thời tình trạng thiếu hụt nhân lực về FTA

Đẩy mạnh đào tạo, tháo gỡ kịp thời tình trạng thiếu hụt nhân lực về FTA

Để thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiệu quả, Việt Nam cần phải đào tạo được đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực về FTA một cách bài bản, kịp thời.
Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam tại Thuỵ Điển là cơ hội quảng bá, giúp hàng hóa Việt Nam tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào thị trường Thuỵ Điển và khu vực Bắc Âu.
Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đi đầu trong việc phát triển bền vững và lan tỏa đến các doanh nghiệp nhỏ hơn trong chuỗi cung cầu để tận dụng EVFTA
Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Doanh nghiệp xuất khẩu da giày triển khai để phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn từ các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP.
Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada chia sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu vào Canada cần đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững.
TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Sau 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng hàng Việt đã khẳng định được 4 điểm sáng ở thị trường này.
Những giải pháp kích cầu tiêu dùng là cần nhưng chưa đủ?

Những giải pháp kích cầu tiêu dùng là cần nhưng chưa đủ?

Để hoạt động kích cầu tiêu dùng được đẩy mạnh, hiệu quả và thiết thực hơn, cần có những giải pháp mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng để đem lại sức mua lớn hơn.
Xúc tiến thương mại: Khơi “dòng chảy” xuất khẩu nông sản

Xúc tiến thương mại: Khơi “dòng chảy” xuất khẩu nông sản

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp đã chia sẻ về những giải pháp xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu nông sản vừa qua.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại là chưa tới

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại là chưa tới

Để bị áp thuế phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn tới mất uy tín về thương hiệu, thị phần tại thị trường.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ

Ông Bùi Trung Thướng – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ chia sẻ về những giải pháp xúc tiến thương mại hàng Việt Nam vào thị trường Ấn Độ.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn

Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn

Phát triển hàng hoá theo các tiêu chuẩn xanh và bền vững theo cam kết của Hiệp định EVFTA sẽ giúp hàng hoá xuất khẩu Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh tại EU.
Thương hiệu, thị phần hàng Việt tại thị trường Anh vẫn khiêm tốn

Thương hiệu, thị phần hàng Việt tại thị trường Anh vẫn khiêm tốn

Hàng hoá Việt Nam hiện chỉ chiếm 1% thị phần tại thị trường Anh, một trong các nguyên nhân là do doanh nghiệp đang chọn gia công cho “dễ thở".
Doanh nghiệp ngành gỗ cần trang bị “phao cứu sinh” trước "làn sóng" điều tra phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp ngành gỗ cần trang bị “phao cứu sinh” trước "làn sóng" điều tra phòng vệ thương mại

Để xuất khẩu gỗ bền vững, tránh bị điều tra phòng vệ thương mại từ nước ngoài, doanh nghiệp ngành gỗ cần chuẩn bị “phao cứu sinh” cho mình.
Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam chia sẻ về giải pháp xây dựng thương hiệu hàng Việt khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP.
Xây dựng thương hiệu hồ tiêu tại thị trường CPTPP: Cần bắt đầu từ chất lượng

Xây dựng thương hiệu hồ tiêu tại thị trường CPTPP: Cần bắt đầu từ chất lượng

Hiệp định CPTPP mở rộng cách cửa cho ngành hồ tiêu Việt Nam, tuy nhiên, để đi sâu vào khối thị trường này thì vấn đề chất lượng và thương hiệu phải song hành.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Phải kích cầu, củng cố thị trường nội địa vì đây là thị trường trọng yếu!

PGS.TS Trần Đình Thiên: Phải kích cầu, củng cố thị trường nội địa vì đây là thị trường trọng yếu!

PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định phải kích cầu, củng cố thị trường nội địa vì đây là thị trường trọng yếu cho ổn định kinh tế vĩ mô.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động