Bắc Giang: Tiêu thụ nông sản miền núi trên nền tảng thương mại điện tử

Việc tăng tiêu thụ đặc sản miền núi trên nền tảng thương mại điện tử là bí quyết giúp Bắc Giang đa dạng đầu ra, nâng cao giá trị cho các sản phẩm này.
Thái Nguyên: Kết nối tiêu thụ nông sản miền núi

Thương hiệu riêng của nông sản Bắc Giang

Ông Phạm Công Toản – Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, mỗi một dân tộc, mỗi một vùng miền đều có một nét đặc trưng rất riêng. Bắc Giang cũng vậy, cũng có yếu tố đặc thù của bà con dân tộc, đặc thù của điều kiện thổ nhưỡng khí hậu nên cũng đã tạo ra rất nhiều sản phẩm nổi tiếng, là đặc trưng của mỗi vùng miền, tiêu biểu như vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Tiên Yên, cam Lục Ngạn…

Bắc Giang: Tiêu thụ nông sản miền núi trên nền tảng thương mại điện tử
Vải thiều Bắc Giang tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chính sách để xây dựng, phát triển thương hiệu và tạo ra những sản phẩm mang nét đặc trưng riêng, có những lợi thế cạnh tranh riêng. Hiện địa phương đang có 54 sản phẩm chủ lực đặc trưng,180 sản phẩm OCOP… Các sản phẩm của Bắc Giang đều được áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như Global GAP, Việt GAP và các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến. Đây là lý do địa phương đã tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng và nhận được niềm tin của khách hàng.

Tuy nhiên, bài toán tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là những sản phẩm mang tính chất mùa vụ cao và sản lượng lớn cũng tạo nên áp lực cho các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.

“Do đó, đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ sản xuất, chúng tôi đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong một số năm qua, đặc biệt trong năm 2021 đã mang lại một hiệu quả rất cao” – ông Phạm Công Toản chia sẻ.

Giai đoạn đầu, Bắc Giang cũng gắp rất nhiều khó khăn, song vừa làm, vừa học hỏi, vừa được sự hỗ trợ của các cơ quan, các Hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội Thương mại điện tử và các doanh nghiệp, Bắc Giang đã thấy rằng đây là một kênh bán hàng rất mới, rất hiện đại. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, thương mại điện tử đã phát huy rất tốt vai trò của mình.

Trong năm 2022, tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ được 40 hợp tác xã và doanh nghiệp mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử và tổ chức hướng dẫn bà con ngay tại vườn cách làm hình ảnh thế nào, tiếp nhận đơn hàng chốt đơn hàng, cách đóng gói, quy trình vận chuyển hàng đến tay với người tiêu dùng ra sao, từ đó tăng lượng tiêu thụ.

Trên cơ sở đó, Bắc Giang đã nghiên cứu và xây dựng các chính sách cho giai đoạn 2021-2025 bằng việc khuyến khích người dân ứng dụng thương mại điện tử. Trong đó, Bắc Giang đã tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của Bắc Giang thông qua chuyển đổi số. Thông qua đó, làm việc với các bạn hàng tại Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc với tần suất dày đặc. “Chúng tôi cố gắng tận dụng, không bỏ sót một cơ hội nào để miễn làm sao sản phẩm Bắc Giang đến được tay của người tiêu dùng trong và ngoài nước” – ông Phạm Công Toản nói.

Vượt qua khó khăn

Cơ hội thì như vậy, còn khó khăn, ông Phạm Công Toản chia sẻ, các cơ quan quản lý nhà nước địa phương cũng nhận thấy rất nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa điều chỉnh. Cụ thể như chính sách, Bắc Giang đã tham mưu chính sách về chuyển đổi số. Việc hỗ trợ của Nhà nước chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ trong sự phát triển nhanh của thương mại điện tử.

Bắc Giang: Tiêu thụ nông sản miền núi trên nền tảng thương mại điện tử
Hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên bán trên sàn thương mại điện tử

Bên cạnh đó, một khó khăn khác là để sản phẩm tiêu thụ ổn định thì các HTX, các nhóm hộ sản xuất phải có một lượng sản phẩm đủ cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nông sản lại mang tính thời vụ, nên để đảm bảo sản lượng là không dễ.

“Một vấn đề nữa là chúng tôi có hỗ trợ một đơn vị để tham gia sàn thương mại điện tử Alibaba. Sau khi lên sàn, trong vòng 1-2 tuần đầu, lượng tương tác rất đông, có ngày 600 lượt khách hàng quan tâm, nhưng họ yêu cầu tất cả sản phẩm đều phải là sản phẩm hữu cơ. Đây là yêu cầu chất lượng cực kỳ khắt khe mà không phải ai cũng đáp ứng được. Cho nên, thị trường là không thiếu, quan trọng là ta phải có sản phẩm chất lượng, đáp ứng được yêu cầu” – ông Phạm Công Toản chia sẻ.,

Trong thời gian tới, để tận dụng tốt hơn những cơ hội từ thương mại điện tử, thời gian tới, Sở Công Thương Bắc Giang sẽ tập trung triển khai nhiều nhóm giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp kết nối và tiêu thụ các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ông Phạm Công Toản chia sẻ, sau một thời gian có sự tương tác, Bắc Giang nhận thấy rằng hỗ trợ theo hướng truyền thống sẽ không phù hợp và chính sách ra trước hay ra sau đều phải tạo cơ hội cho doanh nghiệp, HTX và đặc biệt là bà con vùng dân tộc.

Do đó, Bắc Giang đang hướng đến việc phải làm được bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm. Ví dụ như sản phẩm rượu của bà con dân tộc Sán Dìu sẽ khác một sản phẩm rượu men lá của bà con dân tộc Tày.

Để giải quyết được những vấn đề như vậy, trong ngắn hạn, Bắc Giang sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu là hỗ trợ bà con. Hiện nay, Bắc Giang đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền hỗ trợ tất cả bà con nông dân có tài khoản ở trên sàn thương mại điện tử Postmart để bán được hàng. Như vậy, trong ngắn hạn, mục tiêu vẫn là hỗ trợ bà con lên sàn để bán hàng trên sàn thương mại điện tử.

Mục tiêu dài hạn, tỉnh Bắc Giang cũng đã xác định là đến 2025, tỉnh Bắc Giang sẽ nằm trong top 15 tỉnh có tốc độ chuyển đổi số lớn nhất toàn quốc. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Bắc Giang cũng đã xây dựng một kịch bản cụ thể trong đó có trách nhiệm của Sở Công Thương là cơ quan đầu mối để dẫn dắt, định hướng cho bà con các dân tộc, các HTX, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất định hướng để phát triển là kinh tế số và trọng tâm là thương mại điện tử. Sở Công Thương Bắc Giang cũng đã ban hành kế hoạch để tập trung vào mấy việc như sau:

Thứ nhất, thay đổi toàn bộ phương thức xúc tiến thương mại. Trước kia thì Bắc Giang tổ chức hội nghị, hội thảo và chủ yếu là mang tính chất là hội thảo hành chính, hiện nay Bắc Giang thực hiện lại theo chuyển đổi số thì chính HTX mới là đơn vị thực hiện, Sở Công Thương chỉ hỗ trợ mang tính chất là dẫn dắt.

Thứ hai, hỗ trợ bà con mang sản phẩm vào những sàn thương mại điện tử lớn. Việc này đòi hỏi các HTX, bà con phải có trình độ quản trị và phải đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, phải có cán bộ trẻ biết ngoại ngữ để thực hiện.

Đặc biệt, cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước và đầu mối là Sở Công Thương trong việc tranh thủ phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh và các Bộ, ngành trung ương các địa phương. Việc này không đơn thuần chỉ có chốt đơn bán hàng mà còn rất nhiều các khâu khác, như quá trình thực hiện logistics, bảo quản hàng hóa. Tất cả những việc này, Sở Công Thương đang nỗ lực hỗ trợ cho bà con để nắm bắt được.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động