Thứ sáu 09/05/2025 02:32

Bộ Công Thương: Siết chặt quản lý, đưa bán hàng đa cấp vào quỹ đạo

Theo Bộ Công Thương, nhờ siết chặt quản lý, ngành bán hàng đa cấp ở Việt Nam đang từng bước hoạt động ổn định, doanh thu tăng đều.

Tăng trưởng tốt

Theo báo cáo của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), thời gian qua, lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đã được triển khai một cách đồng bộ, chặt chẽ, góp phần ngăn chặn, không để xảy ra các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực bán hàng đa cấp.

Hiện nay trên cả nước có 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động. Tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp hiện khoảng 750.000 người, doanh thu tăng trưởng tốt từ 10 - 20%/năm, kể cả trong giai đoạn dịch bệnh.

Ông Lê Triệu Dũng, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động tương đối ổn định. Nhiều doanh nghiệp vẫn có nhu cầu gia nhập thị trường. Doanh thu của ngành bán hàng đa cấp tiếp tục có xu hướng tăng và tập trung ở một nhóm doanh nghiệp lớn.

Tỷ lệ người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hoạt động bán hàng tiếp tục có xu hướng tăng

Số lượng người tham gia mới và chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp vẫn có sự biến động lớn, nhất là ở một số doanh nghiệp có số lượng người tham gia đông như Herbalife, Oriflame, New Image, Amway…

Đáng chú ý, tỷ lệ người tham gia có thực hiện hoạt động bán hàng tiếp tục có xu hướng tăng, đồng thời số lượng người chỉ ký hợp đồng để hưởng mức chiết khấu ưu đãi có xu hướng giảm.

“Các doanh nghiệp chủ yếu đào tạo cơ bản cho người tham gia bằng phương thức đào tạo trực tuyến (xấp xỉ 98%), song có dấu hiệu thực hiện đào tạo cơ bản đối phó”, đại diện Ủy ban Quốc gia nhận định.

Ngoài ra, vẫn có hiện tượng doanh nghiệp không giám sát chặt chẽ, để người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy tắc hoạt động, vi phạm quy định pháp luật trong quá trình hoạt động.

Mạnh tay siết chặt quản lý

Với việc các đối tượng hoạt động bán hàng đa cấp được cấp giấy chứng nhận bị kiểm soát chặt chẽ, các hình thức biến tướng, lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo, trục lợi thông qua các hình thức đầu tư như: hoạt động đầu tư tiền vào các dự án tài chính, tiền ảo, ví điện tử… lại có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Điều 217a Bộ luật hình sự quy định về tội Vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp. Theo đó, người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng hoặc quy mô mạng lưới tham gia từ 100 người trở lên đã có thể bị xử lý hình sự.

Tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp hiện khoảng 750.000 người

Trong thời gian qua, khi phát hiện hoặc tiếp nhận các thông tin về dấu hiệu của hoạt động kinh doanh đa cấp không phép, biến tướng, Bộ Công Thương đã chuyển thông tin, tài liệu đến các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an để theo dõi, tiến đến xử lý hình sự theo quy định tại qua Điều 217a Bộ luật Hình sự.

Bên cạnh đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng đã tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật, bao gồm: Nghị định số 18/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Thông tư số 12/2023/TT-BCT ngày 24/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2018/TT-BCT ngày 24/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Mạnh tay siết chặt quản lý đối với hoạt động này, năm qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; đã chuyển thông tin về 5 trường hợp có dấu hiệu kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép cho Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an để theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời.

Đồng thời, phối hợp trả lời, cung cấp thông tin cho cơ quan công an các địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Hà Nam, Quảng Bình, Đà Nẵng trong việc xác định, xử lý các hoạt động kinh doanh đa cấp có dấu hiệu bất hợp pháp.

Tăng cường chỉ đạo công tác truyền thông, cảnh báo các mô hình kinh doanh đa cấp bất chính nhằm hạn chế nguy cơ người dân tham gia cũng như nâng cao nhận thức của người dân: Một số sàn thương mại điện tử, các ứng dụng đầu tư trực tuyến...

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp được triển khai tích cực, hiệu quả, đã hoàn thành kiểm tra đối với 6 doanh nghiệp bán hàng đa cấp và ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với 6 doanh nghiệp và 1 người tham gia vi phạm với số tiền phạt 1 tỷ 150 triệu đồng.

Ông Lê Triệu Dũng cho biết, trong thời gian tới, để tiếp tục chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua, trong đó tập trung vào 2 nhóm đối tượng chính.

Đối với các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, tiếp tục phát huy các giải pháp quản lý đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua, phát hiện và xử lý kịp thời các doanh nghiệp hoạt động biến tướng.

Đối với các hình thức biến tướng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo để nâng cao nhận thức của người dân trước các biểu hiện của đa cấp biến tướng; đồng thời, phối hợp với các Bộ ngành, lực lượng liên quan, đặc biệt là cơ quan công an, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, nâng cao tính răn đe và ngăn ngừa sớm các hệ lụy xấu cho xã hội.

Từ đầu năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã thu hồi giấy chứng nhận và chấm dứt, tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp đối với 25 doanh nghiệp, khởi xướng điều tra 65 vụ việc, xử phạt 64 trường hợp với tổng tiền phạt là 11 tỷ đồng.
Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Bán hàng đa cấp

Tin cùng chuyên mục

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Thời tiết hôm nay 8/5: Tây Bắc Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết biển hôm nay 8/5/2025: Vịnh Bắc Bộ chuyển gió

TP. Hồ Chí Minh ngập sắc cờ hoa trong Đại lễ Vesak