Thứ hai 28/04/2025 18:23

Bộ Công Thương sẽ làm việc với TP. Hà Nội để bàn giải pháp thực hiện các kiến nghị trong lĩnh vực quản lý

Sáng 20/4, phát biểu trong cuộc họp giữa Thủ tướng Chính phủ với Ban thường vụ Thành ủy TP. Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế-xã hội 3 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm của 9 tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, là một trong những địa phương chịu tác động rất lớn của dịch bệnh Covid-19, TP. Hà Nội cần có giải pháp quyết liệt, hiệu quả để phát huy vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ làm việc với TP. Hà Nội để cùng bàn giải pháp thực hiện các kiến nghị cụ thể cũng như nhiệm vụ chung của Thành phố

Hà Nội phải vươn lên, làm gương về phát triển

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của TP. Hà Nội và đề nghị, tiếp tục làm công tác phòng chống dịch song vẫn phải cố gắng hoàn thành các mục tiêu quan trọng cơ bản của năm 2020, đóng góp quan trọng cho cả nước hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”.

Cho rằng trong quý I, dù gặp rất nhiều khó khăn, song Hà Nội vẫn đạt số tăng trưởng kinh tế gần 4% là cố gắng lớn, song Thủ tướng yêu cầu, cần quyết liệt hơn nữa, xốc tới hơn nữa, giải quyết “mạch nguồn” của các ách tắc, Hà Nội phải vươn lên, làm gương về phát triển.

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban thường vụ Thành ủy TP. Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế-xã hội 3 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm của 9 tháng cuối năm

Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, trong quý I/2020, tăng trưởng của Hà Nội giữ được mức tăng 3,72% nhờ duy trì tốt nhóm ngành công nghiệp-xây dựng với mức tăng 5,46% (trong đó xây dựng đạt 6,35%) và nhóm ngành dịch vụ đạt 3,20% do trong tháng 1 và tháng 2 chưa bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19.

Thu ngân sách chưa bị ảnh hưởng do nhiều khoản thu chuyển từ quý IV/2019 sang quý I/2020. Một số lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và có cơ hội phát triển như sản phẩm công nghiệp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều lĩnh vực giảm mạnh như du lịch; vận tải; xuất, nhập khẩu. Riêng sản xuất nông nghiệp giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vẫn có cơ hội phát triển trong năm 2020.

Sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động tăng 36%, số lao động thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng hơn 22% so với cùng kỳ.

Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong 3 tháng đầu năm, TP. Hà Nội dự báo và xây dựng các kịch bản để phấn đấu đạt được mục tiêu cao nhất so với Kế hoạch năm 2020 đã đề ra với tốc độ tăng trưởng 7,5%.

Phát huy hơn nữa vai trò trung tâm kinh tế, thương mại lớn của cả nước

Phát biểu tại cuộc làm việc, Bộ trường Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá rất cao sự chủ động, hiệu của cả hệ thống chính trị với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố và sự tham gia, ủng hộ của nhân dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

“Các đồng chí đã xây dựng kịch bản, kế hoạch hành động rất cụ thể và gắn với nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là công tác bình ổn thị trường, đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá phục vụ nhân dân” – Bộ trưởng đánh giá.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: TP. Hà Nội cần đánh giá kỹ lưỡng hơn đối với các chỉ số tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm, nhất là đánh giá những tác động của dịch Covid-19 để có kịch bản, kế hoạch phù hợp trong thời gian tới

Trong khi đó trên mặt trận kinh tế, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, cần đánh giá kỹ lưỡng hơn đối với các chỉ số tăng trưởng của TP. Hà Nội trong 3 tháng đầu năm, nhất là đánh giá những tác động của dịch Covid-19. Trước hết về tăng trưởng trong các lĩnh vực, trong đó có công nghiệp và xây dựng, mặc dù vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng song đây là mức tăng trưởng thấp, cụ thể, chỉ đạt 4,44 % so với mức tăng chung của cả nước là 5,8%.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Hà Nội là địa phương chịu tác động nhanh và mạnh hơn bởi các thị trường nước ngoài, cụ thể là thị trường xuất khẩu hàng hoá thể hiện qua chỉ số tăng trưởng xuất khẩu âm, trong khi đó độ tăng trưởng chung xuất khẩu của cả nước trong quý I là 7,5 %. Nhìn trên danh mục các sản phẩm xuất khẩu của Thành phố để thấy được những tác động rất mạnh, như: mặt hàng nông sản giảm tới 27,9 %; mặt hàng linh kiện điện tử giảm tới 32,1 %; sắt, thép giảm 19,5%; phương tiện vận tải giảm 30,1%... Bộ trưởng nói: “Tất nhiên đây không phải là tất cả những ngành sản xuất chủ lực của Hà Nội, song cũng có những ngành chủ lực (điện tử, máy tính...) nên cần phải đánh giá lại những tác động của dịch bệnh để thấy rõ khó khăn của doanh nghiệp và có giải pháp cơ cấu lại các ngành này”.

Theo Bộ trưởng, tuy nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu gặp khó khăn, song trong những tháng đầu năm, bức tranh kinh tế của TP. Hà Nội cũng có nhiều điểm sáng, đơn cử như lĩnh vực thương mại nội địa. Chỉ ra những con số minh chứng, như mức tăng trưởng thương mại nội địa đạt 7,4 %, dù đạt thấp hơn so với 10,2 % của cùng kỳ năm 2019 nhưng cao hơn mức tăng chung của cả nước là 4,7 %, Bộ trưởng đánh giá điều này cho thấy vai trò trung tâm của Hà Nội là một trung tâm kinh, tế thương mại lớn, đặc biệt là trong khâu lưu chuyển hàng hoá.

Từ đánh giá này, Bộ trưởng đề nghị TP. Hà Nội tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống phân phối, bán lẻ, tạo dư địa phát triển của địa phương và đóng góp cho phát triển kinh tế chung của cả nước.

Về các kiến nghị của lãnh đạo TP. Hà Nội nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi nền kinh tế sau dịch bệnh, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, với vai trò là trung tâm kinh tế của cả nước, do đó, trước hết địa phương cần nhận diện, đánh giá đúng những ngành đặc thù và khai thác tối đa lợi thế của những ngành đó.

Chỉ rõ những lĩnh vực cần tập trung phát huy sức mạnh, như đội ngũ trí thức; các doanh nghiệp lớn; các khu công nghiệp tập trung; các khu công nghiệp cao... theo Bộ trưởng, lãnh đạo TP. Hà Nội cần phải có kế hoạch hỗ trợ phát triển, đồng thời xây dựng các kênh kết nối và liên kết với các vùng khác trong cả nước và quốc tế.

Tán thành với kiến nghị của lãnh đạo Hà Nội trong việc đề xuất có cơ chế đặc thù trong thu hút đầu tư hạ tầng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, đây sẽ là đòn bẩy để TP. Hà Nội tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có thế mạnh, nhất là các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Về định hướng phát triển thương mại của địa phương, Bộ trưởng nhấn mạnh, địa phương đã có hệ thống hạ tầng thương mại khá hoàn chỉnh và phát triển ở trình độ cao, tuy nhiên, với vai trò là trung tâm kinh tế, thương mại, cùng với nhu cầu thị trường còn rất lớn, Thành phố cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển thương mại bằng những giải pháp cụ thể. Đơn cử, có cơ chế, chính sách hỗ trợ và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hệ thống phân phối và hạ tầng thương mại; bố trí quỹ đất phục vụ cho phát triển hạ tầng thương mại; các giải pháp phát triển thương mại điện tử...

Nhắc đến vai trò của các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, dù là đô thị phát triển song vai trò của các làng nghề vẫn rất quan trọng, không chỉ đóng góp trong việc tạo ra sản phẩm, công ăn việc làm mà còn góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, do đó, Hà Nội cần tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch và các giải pháp phát huy vai trò của khu vực này, trong đó, cần lưu ý đến công tác quy hoạch sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

“Trên cơ sở những nội dung quan trọng trao đổi trong cuộc họp này, trong phạm vi thẩm quyền cho phép, Bộ Công Thương sẽ làm việc với TP. Hà Nội để cùng bàn giải pháp thực hiện các kiến nghị cụ thể cũng như nhiệm vụ chung của Thành phố” – Bộ trưởng khẳng định.
Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Việt Nam - Hàn Quốc mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp đầu tiên của Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Ảnh: Kỳ họp 14 Uỷ ban hỗn hợp Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nga gỡ vướng FTA VN-EAEU

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: FTA Index không chỉ để 'so sánh' mà là động lực thúc đẩy thực thi FTA tốt hơn

Bỉ ‘tiếp sức’ để Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng

Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Việt Nam - Belarus: Mở cửa thị trường cho hàng nông, thủy sản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Brazil tăng cường hợp tác về công nghiệp và năng lượng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 10 giải pháp giúp Bắc Giang bứt phá

Việt Nam - Singapore hợp tác thương mại điện xuyên biên giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Hợp tác công nghiệp, công nghệ cao giữa Việt Nam - Nga còn nhiều dư địa