Bộ Công Thương ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối

Ngày 21/3, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức hội thảo Tổng kết Dự án SRECA ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối.
Kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa chuỗi giá trị sản phẩm Truy xuất nguồn gốc thực phẩm: Đảm bảo quyền của người tiêu dùng được tiêu dùng thực phẩm an toàn

Hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức tổ chức tại Hà Nội, thu hút gần 200 đại biểu từ các đơn vị, tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí.

Hội thảo tập trung vào hai nội dung chính: Thứ nhất, báo cáo kết quả Dự án Hỗ trợ Hợp tác kinh tế khu vực châu Á (SRECA) tại Việt Nam đã triển khai và hiệu quả hoạt động đã được hai bên thống nhất trong Thoả thuận hợp tác theo chiều sâu thông qua các hoạt động và kế hoạch dài hạn nhằm hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp nâng cao nhận thức, tham gia hiệu quả vào tiến trình chuyển đổi số, triển khai hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thành công.

Bộ Công Thương ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối
Ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương

Thứ hai, trình bày, giới thiệu Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại itrace247. Hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hơn nữa việc tận dụng công cụ số, xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của sản phẩm trên thị trường, cả nội địa và xuất khẩu theo đúng định hướng của quốc gia hướng đến. Hỗ trợ người tiêu dùng không những được trải nghiệm quá trình sản xuất ra sản phẩm mà còn có cơ hội hiểu thêm về giá trị về lịch sử, địa lý, hiểu rõ về cách thức chăm sóc và quy trình để tạo nên sản phẩm.

Phát biểu khai mạc tại sự kiện, Ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biết: Sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, kinh tế nước ta đã phục hồi khá rõ nét trên nhiều lĩnh vực, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn và duy trì được mức tăng trưởng cao. Chúng ta đã triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới hiện có rất nhiều bất ổn, những yếu tố bất định đan xen với tình hình địa chính trị căng thẳng và tình hình lạm phát của thế giới vẫn là thách thức lớn cho kinh tế của đất nước.

Năm 2023 là năm bản lề trong việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, trong đó mục tiêu số hoá các hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác xúc tiến là một nội dung quan trọng trong chủ trương xây dựng chính phủ số, kinh tế và xã hội số, chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh đã được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là giải pháp, xu hướng tất yếu để các đơn vị sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, hồi phục sau đại dịch và phát triển. Ứng dụng nền tảng số được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản, hướng tới các tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội thảo Tổng kết Dự án SRECA ra mắt hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối
Hội thảo Tổng kết Dự án SRECA ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, truy xuất nguồn gốc (đảm bảo chất lượng, an toàn và sự minh bạch của sản phẩm, hàng hóa) lại càng được quan tâm nhiều hơn và là quy định bắt buộc ở nhiều quốc gia trên thế giới Nói một cách khác, đó chính là truy xuất nguồn gốc và hoạt động này góp phần tạo nền tảng cho việc sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế số, giúp doanh nghiệp đáp ứng quy định của quốc tế và quốc gia nhập khẩu, từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp.

Theo đại diện của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam, xuất khẩu Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng 6% năm 2023, mở ra kì vọng kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các bước chuẩn bị tương ứng, trong đó sản xuất xanh và minh bạch thông tin giúp khách hàng có thể đánh giá chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, gia tăng sự tin tưởng và sự ủng hộ của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp.

Thực tế, việc truy xuất nguồn gốc đảm bảo quy trình sản xuất và sản phẩm được công khai, giúp khách hàng và cộng đồng có thể đánh giá chính xác việc sản xuất của doanh nghiệp và đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội, từ đó nâng cao được giá trị của sản phẩm góp phần xây dựng hình ảnh và nâng cao nhận biết từ phía khách hàng đối với sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức, hai bên đồng triển khai Dự án SRECA tại Việt Nam trong 3 năm (2019-2022). Dự án tập trung nâng cao năng lực của các tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức hỗ trợ thương mại, hợp tác xác và doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng được các cơ hội từ hiệp định ASEAN - Trung Quốc để xuất khẩu thành công nông sản sang thị trường Trung Quốc.

Bộ Công Thương ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối
Lễ cắt băng ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối

Trước yêu cầu thực tiễn trên, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai “Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại” nhằm cung cấp bộ giải pháp truy xuất nguồn gốc trực tuyến giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân cập nhật thông tin về nguồn gốc sản phẩm (thông tin chung, nhật ký điện tử trong quá trình canh tác, sản xuất chế biến, vận chuyển, phân phối...).

Tem truy xuất nguồn gốc iTrace247 của Cục Xúc tiến thương mại được đưa vào thí điểm cho thị trường nội địa từ tháng 3/2021 cho các sản phẩm rau củ quả và trái cây từ tỉnh Hải Dương, Sơn La và Bắc Giang. Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tem truy xuất có thể hiện thị được các ngôn ngữ theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng yêu cầu về minh bạch thông tin sản phẩm của thị trường nhập khẩu.

Trước đó, sản phẩm vải thiều Thanh Hà của Hải Dương có gắn tem truy xuất iTrace247 với thông tin được hiển thị bằng tiếng Anh và tiếng Nhật đã được xuất khẩu sang Singapore và Nhật Bản. Tiếp theo những thành công ban đầu iTrace247 nâng cấp phiên bản áp dụng công nghệ chuỗi khối mang tính minh bạch hơn để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường khó tính.

Việt Nga- Xuân Lương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ sinh thái logistics cho thương mại điện tử

Hoàn thiện hệ sinh thái logistics cho thương mại điện tử

Một số trung tâm logistics đặt tại các khu công nghiệp gần đại đô thị đã giải quyết bài toán khó cho thương mại điện tử, nhờ hình thành hệ sinh thái hoàn chỉnh.
Lấy lại đà tăng, xuất nhập khẩu dần khởi sắc

Lấy lại đà tăng, xuất nhập khẩu dần khởi sắc

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 55,86 tỷ USD.
Hoa Kỳ gia hạn thời gian điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ gia hạn thời gian điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Thương mại điện tử của Việt Nam có thể cán mốc 300.000 tỷ đồng

Thương mại điện tử của Việt Nam có thể cán mốc 300.000 tỷ đồng

Đó là thông tin đưa ra tại buổi họp báo bên lề Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam “Tinh hoa châu Á, Bứt phá toàn cầu” diễn ra ngày 7/6.
Mời tham dự webinar khám phá hệ sinh thái khởi nghiệp và công nghệ thông tin giữa Ấn Độ và Việt Nam

Mời tham dự webinar khám phá hệ sinh thái khởi nghiệp và công nghệ thông tin giữa Ấn Độ và Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức webinar “Khám phá hệ sinh thái khởi nghiệp và lĩnh vực CNTT, truyền thông giữa bang Karnataka - Ấn Độ và Việt Nam".

Tin cùng chuyên mục

Đưa vải thiều Bắc Giang vào Hệ thống phân phối của Central Retail

Đưa vải thiều Bắc Giang vào Hệ thống phân phối của Central Retail

Ngày 7/6, tại Bắc Giang, đã diễn ra lễ xuất hành nhiều chuyến container vải thiều chính vụ của địa phương này vào hệ thống phân phối của Central Retail.
Hội nghị giao ban công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam 2023

Hội nghị giao ban công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam 2023

Sáng ngày 7/6, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam năm 2023 tại An Giang.
Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu theo hình thức hạn ngạch thuế quan đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.
Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Công ty Xuất nhập khẩu phát triển Xanh VT cho biết, hiện DN đang tìm kiếm nhà cung cấp dầu ăn của Ấn Độ để xuất khẩu sang một đối tác thứ 3 do được yêu cầu.
Canada là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 5 của Việt Nam

Canada là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 5 của Việt Nam

Trong Top 10 đối tác thương mại hàng đầu của Canada, Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất nhưng tụt hạng vị trí đối tác xuất khẩu xuống thứ 8
Khai mạc Hội chợ Công Thương vùng Đồng bằng sông Cửu Long - An Giang năm 2023

Khai mạc Hội chợ Công Thương vùng Đồng bằng sông Cửu Long - An Giang năm 2023

Tối 6/6/2023, Bộ Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang khai mạc Hội chợ Công thương vùng đồng bằng sông Cửu Long - An Giang 2023
Gần 200 giảng viên đại học được đào tạo về thương mại điện tử và kinh tế số

Gần 200 giảng viên đại học được đào tạo về thương mại điện tử và kinh tế số

Gần 200 giảng viên đến từ các trường đại học khu vực miền Bắc lần đầu tiên được tham gia tập huấn, nâng cao kiến thức về thương mại điện tử và kinh tế số.
Lô vải u hồng với thương hiệu nhận diện cờ Việt Nam cập bến nước Anh

Lô vải u hồng với thương hiệu nhận diện cờ Việt Nam cập bến nước Anh

Lô vải u hồng sẽ được phân phối cho các siêu thị châu Á và bản địa. Dự kiến, mỗi tuần công ty sẽ nhập từ 3-5 tấn vải sang Anh tùy theo nhu cầu tiêu thụ.
Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ La tinh

Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ La tinh

Brazil là đối tác thương mại lớn nhất tại khu vực Mỹ La tinh của Việt Nam và nằm trong Top 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam tại thị trường châu Mỹ.
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Vì sao vẫn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững?

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Vì sao vẫn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững?

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên, thị trường này vẫn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững.
Bộ Công Thương gia hạn thời hạn ban hành quyết định điều tra áp dụng chống bán phá giá cáp thép

Bộ Công Thương gia hạn thời hạn ban hành quyết định điều tra áp dụng chống bán phá giá cáp thép

Bộ Công Thương gia hạn thời hạn ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá túi mua hàng bằng giấy từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá túi mua hàng bằng giấy từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm túi mua hàng bằng giấy nhập khẩu từ Việt Nam.
“Điểm danh” các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 5 tháng

“Điểm danh” các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 5 tháng

Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU vẫn là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 5 tháng, song xuất khẩu sang các thị trường này đang gặp khó khăn.
Úc đề xuất không áp thuế chống bán phá Amoni nitrat từ Việt Nam

Úc đề xuất không áp thuế chống bán phá Amoni nitrat từ Việt Nam

Ủy ban chống giá phá giá Úc (ADC) đề xuất không áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm Amoni nitrat từ Liathuania và Việt Nam.
5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê vượt mốc 2 tỉ USD

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê vượt mốc 2 tỉ USD

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt mốc 2 tỉ USD và kỳ vọng xuất khẩu cà phê năm 2023 sẽ thiết lập kỷ lục mới.
Sắp diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới

Sắp diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số phối hợp cùng Amazon Global Selling dự kiến tổ chức Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới vào 2 ngày 7 và 9/6.
Tín hiệu lạc quan cho xuất khẩu thuỷ sản

Tín hiệu lạc quan cho xuất khẩu thuỷ sản

Mặc dù còn một số khó khăn, nhưng các thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam đang dần tăng trưởng trở lại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động