Truy xuất nguồn gốc thực phẩm: Đảm bảo quyền của người tiêu dùng được tiêu dùng thực phẩm an toàn
Tiêu dùng - Khuyến mại 15/03/2023 20:39 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đà Nẵng: Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua QR code Đà Nẵng: Nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm |
Theo Ban quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng, hiện nay, nguồn thực phẩm rau, quả và thịt, cá cung cấp cho người tiêu dùng thành phố chủ yếu nhập từ địa phương khác với số lượng rất lớn.
![]() |
Hơn 90% rau, củ, quả tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng là nhập từ các địa phương khác và nhập khẩu từ một số quốc gia |
Hàng năm TP. Đà Nẵng tiêu thụ khoảng 140.000 tấn rau củ quả, trong đó sản xuất trên địa bàn cung cấp khoảng 9.000-10.000 tấn (chiếm khoảng 6-8% sản lượng cung cấp toàn thành phố), nhập từ các tỉnh và nhập khẩu khoảng 131.000 tấn (chiếm 92-94%), gồm 55.000 tấn rau và 76.000 tấn quả từ các tỉnh: Gia Lai, Đà Lạt, Quảng Nam, Tiền Giang, Bến Tre, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đắk Lắk, ... Một số rau, củ quả, trái cây nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Mỹ...
Đối với thịt heo, nguồn cung tại chỗ khoảng 10-12%, còn lại nhập ngoại tỉnh và nhập khẩu chiếm gần 88-90%.
Theo ThS. Nguyễn Thị Thu Nga – Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng, do nguồn thực phẩm tươi sống chủ yếu nhập ở ngoài thành phố, và qua nhiều công đoạn, vì vậy, việc kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt, rau, củ quả gặp nhiều khó khăn.
![]() |
Thành phố Đà Nẵng đang triển khai dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm |
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân, thành phố đã xây dựng dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một hợp phần quan trọng trong Đề án xây dựng thành phố thông minh, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của dự án là (về lâu dài) hướng đến mọi sản phẩm thực phẩm được bán ra trên địa bàn thành phố đều có người chịu trách nhiệm; mọi người dân đều có quyền tham gia đánh giá sản phẩm, dịch vụ về thực phẩm; phát triển hệ thống thông tin hỗ trợ kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trên cơ sở ngăn ngừa các mối nguy. “Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ làm tăng niềm tin của người tiêu dùng, minh bạch thông tin về sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng”, bà Nga nói.
Trong thông tin truy xuất nguồn gốc gồm các nội dung chính: Thông tin đơn vị (tên đơn vị sản xuất, chế biến kèm địa chỉ, số điện thoại, email); thông tin sản phẩm (mã sản phẩm, mô tả về sản phẩm); thông tin truy xuất nguồn gốc thực phẩm (quy trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất, chế biến đến tay người tiêu dùng).
Đến thời điểm hiện tại, dự án đã triển khai truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng thịt heo của 8 doanh nghiệp và 1 chuỗi cung ứng thịt bò nhập khẩu.
Bên cạnh đó, triển khai truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với 3.500 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn các quận, huyện. Các cơ sở kinh doanh này được gắn mã QR Code định danh và định vị trên bản đồ thực phẩm để người tiêu dùng, khách du lịch được biết và lựa chọn.
![]() |
Người tiêu dùng thành phố có thể quét mã QR Code ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để nắm thông tin về nguồn gốc sản phẩm |
Người tiêu dùng có thể kiểm tra nguồn gốc thực phẩm và tham gia đánh giá thực phẩm khi dử dụng sản phẩm/dịch vụ tại các cơ sở thực phẩm bằng cách tải app "TXNG thực phẩm Đà Nẵng" trên CHPlay hoặc AppStore. Khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng sẽ quét mã QR Code của cơ sở kinh doanh trên điện thoại để đánh giá, phản hồi.
Đại diện Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng cho hay, việc sử dụng App truy xuất nguồn gốc thực phẩm Đà Nẵng sẽ giúp đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong tiêu dùng thực phẩm. Người tiêu dùng sẽ “biết được mình ăn gì, đến từ đâu”; xem trước thông tin về sản phẩm, nhà hàng, cơ sở kinh doanh (các cơ sở DVAU được xếp hạng sao, các chợ được công nhận ĐĐK ATTP….); Bình luận về cơ sở và sản phẩm thực phẩm; đánh giá cơ sở, sản phẩm thực phẩm theo mức từ 1 sao đến 5 sao; báo cáo kịp thời sự cố về an toàn thực phẩm.
Theo ông Nguyễn Văn Trừ - Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành phố, trong thời gian qua, Hội đã tư vấn hỗ trợ, hòa giải thành công gần 90% vụ việc phản ánh của người tiêu dùng. Cụ thể, đã tiếp nhận và giải quyết gần 500 vụ khiếu nại, liên quan nhiều đến số lượng, chất lượng hàng hóa, chế độ bảo hành, giải quyết khiếu nại khi sản phẩm gặp lỗi), có một số vụ việc có giá trị hàng hóa khiếu nại ngày càng lớn, có tính chất phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều người sử dụng; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, nhập lậu, không rõ nguồn gốc… qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn thành phố về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, cũng như ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đối với việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
![]() |
Thành phố Đà Nẵng hướng đến mọi sản phẩm thực phẩm được bán ra trên địa bàn thành phố đều có người chịu trách nhiệm; mọi người dân đều có quyền tham gia đánh giá sản phẩm, dịch vụ về thực phẩm (Ảnh: BQL an toàn thực phẩm Đà Nẵng kiểm tra thực phẩm tại chợ truyền thống) |
Về vấn đề tiêu dùng thực phẩm an toàn và đảm bảo quyền của người tiêu dùng được tiêu dùng thực phẩm đảm bảo an toàn, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP. Đà Nẵng đây là vấn đề được hội rất quan tâm. "Vì vậy, ngoài hoạt động tuyên truyền, năm nay, Hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng (15/3), chúng tôi phối hợp với Ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố tổ chức buổi thông tin về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, qua đó góp phần đảm bảo quyền của người tiêu dùng được thực thi hiệu quả nhất”, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP. Đà Nẵng nói và cho biết, trong thời gian tới, Sở Công Thương thành phố và Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành phố sẽ phối hợp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, theo dõi sát diễn biến thị trường, cung - cầu hàng hóa, kiểm tra đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

VinFast mở rộng hệ thống đại lý ủy quyền xe máy điện, người dùng hưởng lợi

Chi tiêu nước ngoài không phí giao dịch ngoại tệ với thẻ VIB Travel Élite

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường: Còn nhiều thách thức

VietinBank ra mắt chiến dịch Sống một đời có “lãi" đồng hành cùng nghệ sĩ Đen Vâu

Việt Nam là thị trường tiềm năng bậc nhất về mua sắm kết hợp giải trí
Tin cùng chuyên mục

Cà phê G7 của Trung Nguyên Legend “hớp hồn” chuyên gia ẩm thực thế giới

Hà Nội: Gặp khó trong công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn liên quan các chợ đầu mối

Khả năng bảo mật tuyệt đối ẩn sau lớp vỏ sang trọng của điện thoại Vertu

Cục nóng điều hoà lắp ở vị trí nào tốt nhất?

Có nên sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian này?

Chung tay bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng

Quảng Ninh hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Cơ hội thưởng thức thịt bò được pha lóc và chế biến từ chuyên gia người Úc

Đà Nẵng đã tiếp nhận và giải quyết gần 500 vụ khiếu nại của người tiêu dùng

Làm mới bộ thẻ tín dụng, ngân hàng VIB cam kết chất lượng cho nhu cầu của khách hàng

Từ 26/3, Vietnam Airlines tăng tần suất chuyến bay đến Ấn Độ

Mít tinh hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Nghệ An phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Vietjet mở loạt đường bay mới đến Hồng Kông (Trung Quốc) chỉ từ 0 đồng

Nghệ An: Lan tỏa thông điệp vì quyền lợi của người tiêu dùng

Chubb và Techcombank công bố hợp tác và ra mắt sản phẩm TechCare Me

Grab tung loạt quà tặng cho đối tác tài xế nữ nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8/3

Công ty TNHH Trung Bảo Anh Quốc Việt Nam ngừng kinh doanh đa cấp
