Bộ Công Thương nỗ lực đưa sản phẩm của đồng bào DTTS miền núi vào kênh phân phối

Thông qua nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả, Bộ Công Thương đã nỗ lực đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào kênh phân phối hiện đại.
Bộ Công Thương đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử cho Bình Định Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương - Bộ Công Thương đã trao đổi xung quanh nội dung này.

Thưa ông, Bộ Công Thương đã có những chính sách gì nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào các kênh phân phối hiện đại, kết quả đạt được ra sao?

Thời gian qua, nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây, thông qua việc thực hiện các chương trình của Chính phủ như: Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình khuyến công quốc gia, Chương trình thương hiệu quốc gia... Bộ Công Thương đã hỗ trợ cho các mặt hàng đặc trưng của khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận với hệ thống phân phối hiện đại, các trung tâm kinh tế thương mại cả nước.

Kết quả, các hệ thống phân phối lớn trong nước, kể cả hệ thống phân phối của khu vực nước ngoài đều phân phối những mặt hàng đặc trưng, đặc sản, những mặt hàng riêng biệt của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ Công Thương thực hiện hiệu quả nhiều chương trình
TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương

Điều này đã mang lại lợi ích đáng kể về giá trị gia tăng cho hàng hóa của bà con dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, giúp các thương nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ở khu vực này “lớn lên” thành những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có khả năng tự kết nối theo chuỗi từ sản xuất đến cung ứng, đáp ứng được yêu cầu của các nhà phân phối hiện đại với tiêu chuẩn cao, đặc biệt là về quy cách đóng gói, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, dịch vụ kết nối giữa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với các hệ thống phân phối đã được đáp ứng và phát triển rất mạnh từ dịch vụ giao nhận, vận chuyển cho đến dịch vụ gia công, bao bì đóng gói.

Việc thực thi chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vào các hệ thống phân phối hiện đại trong thời gian qua đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì, thưa ông?

Thuận lợi thì nhiều nhưng khó khăn cũng không ít. Về mặt thuận lợi, thứ nhất, chính sách này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp.

Thứ hai, cơ chế, chính sách được xây dựng và từng bước hoàn thiện đã hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thứ ba, các điều kiện có sẵn như đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho hoạt động sản xuất, nuôi trồng của bà con.

Và điều quan trọng nhất phải nhắc đến là thành quả của hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường giúp chúng ta có được hệ thống phân phối hiện đại, từ đó có điều kiện để xúc tiến đưa các mặt hàng của khu vực dân tộc thiểu số và miền núi vào kênh tiêu thụ này. Điều này cũng giúp người tiêu dùng tại khu vực thành thị ngày một quan tâm hơn đối với những các sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Về khó khăn, thứ nhất, kinh tế xã hội khu vực này tuy có phát triển nhưng khoảng cách giữa khu vực miền núi ngày càng xa so với các trung tâm kinh tế, các thành phố của cả nước. Đặc biệt, hạ tầng giao thông hạn chế kéo theo những khó khăn trong việc kết nối hàng hóa khu vực này với hệ thống phân phối hiện đại.

Thứ hai là hạn chế về mặt sản lượng hàng hóa, ở những thời điểm nhất định cung không đủ cầu.

Thứ ba, do tính chất của mùa vụ, mùa nào thức nấy đã khiến chúng ta gặp khó khăn trong kết nối bền vững. Khoa học công nghệ hiện khá phát triển nhưng vẫn có những sản phẩm trái vụ và vẫn bị ảnh hưởng từ tính thời vụ của sản phẩm.

Bộ Công Thương nỗ lực đưa sản phẩm của đồng bào DTTS miền núi vào kênh phân phối
Bộ Công Thương triển khai hiệu quả nhiều chương trình đưa sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào kênh phân phối hiện đại

Chưa kể, nhiều địa phương vẫn lúng túng trong triển khai các chính sách hỗ trợ. Ngoài ra, những vấn đề về hạ tầng, nguồn lực đầu tư cho sản xuất đến phân phối ra thị trường vẫn còn nhiều khó khăn. Thực sự đây là những thách thức mà chúng ta cần phải vượt qua trong thời gian tới.

Với những khó khăn đã chỉ ra, trong thời gian tới, Bộ Công Thương có giải pháp gì để khắc phục, đồng thời tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua kênh phân phối hiện đại?

Trước hết, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ để đưa đến gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hỗ trợ bà con phát triển khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến… nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Một vấn đề tương đối quan trọng nữa là vấn đề kho bãi, trong thời gian tới cần có chương trình phát triển về logistics phục vụ cho hàng hóa khu vực này. Bởi lẽ hàng hoá khu vực này có tính chất phân tán vùng miền, chia cắt về mùa vụ cần có hệ thống logistics hoàn thiện để các doanh nghiệp chuyên tâm sản xuất. Không phải tất cả các doanh nghiệp khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có thể kết nối trực tiếp được với các hệ thống phân phối hiện đại, vì vậy mà vai trò của các doanh nghiệp logistics rất quan trọng để tạo nên kết nối thực sự.

Phát triển kênh thương mại điện tử, kết nối trực tiếp giữa các hợp tác xã, doanh nghiệp tại khu vực sản xuất đến nhà phân phối hiện đại trên cả nước. Đây cũng là một trong những kênh phân phối rất quan trọng cần phải tập trung hơn nữa để hỗ trợ tiêu thụ các hàng hóa đặc trưng, đặc sản.

Bên cạnh hệ thống phân phối hiện đại, việc phát triển chợ đầu mối cũng rất quan trọng cho tiêu thụ hàng hóa của bà con khu vực miền núi. Công tác truyền thông quảng bá cũng cần phải mạnh hơn nữa, để chính đồng bào dân tộc hiểu về quy trình, cách thức sản xuất, yêu cầu của thị trường để đáp ứng được yêu cầu.

Xin cám ơn ông!

Hải Linh lược ghi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm vùng cao

Lai Châu tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm vùng cao

Lai Châu đẩy mạnh quảng bá, mở rộng thị trường cho sản phẩm vùng cao, giúp đồng bào dân tộc thiểu số từng bước tiếp cận phương thức bán hàng hiện đại.
Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu

Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu

Vùng đất đỏ Bù Đốp nơi sinh trưởng giống cà phê cổ trồng cách đây cả trăm năm đang được bà con xây dựng thương hiệu sản phẩm bằng quan niệm “ăn sang, mặc xịn”.
Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Từ những gốc chè Shan tuyết cổ thụ trên Tây Côn Lĩnh, đồng bào Dao đang mở ra lối đi mới là phát triển sinh kế bền vững gắn với thương mại và du lịch cộng
Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Muốn sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số và miền núi có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu là con đường buộc phải đi.
Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Việc tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại không chỉ giúp hợp tác xã khu vực miền núi kết nối đối tác mà còn lan tỏa “tiếng thơm” cho sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Trước xu hướng tiêu dùng xanh, nông sản miền núi cần khơi thông điểm nghẽn nhằm tăng sức tiêu thụ, đến gần hơn với người tiêu dùng.
Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Năm 2025, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục khẳng định là một trong những đặc sản miền núi hàng đầu Việt Nam, chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Du lịch trải nghiệm không chỉ mở đường cho du khách đến với vùng cao, mà còn là “đôi chân” đưa nông sản miền núi vượt núi đèo, bước ra thị trường lớn.
Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Mobile VerionPhiên bản di động