Chủ nhật 11/05/2025 15:15

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bộ Công Thương thông báo lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Khiếu nại của người tiêu dùng ngày càng gia tăng

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), thương mại điện tử đang trở thành một trong những phương thức mạnh mẽ đưa doanh nghiệp bước vào kỷ nguyên số. Bên cạnh sự tăng trưởng bùng nổ, đột phá về số lượng và giá trị các giao dịch trực tuyến, thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng gia tăng. Số lượng phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến các giao dịch thương mại điện tử cũng đang có xu hướng gia tăng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số đơn, thư, phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng được gửi đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Trong đó, các vấn đề bị phản ánh, khiếu nại tương đối đa dạng như: số lượng, chất lượng hàng hóa nhận được không đúng với thông tin được quảng cáo, cam kết trên sàn giao dịch thương mại điện tử; người bán không thực hiện đúng chương trình khuyến mãi, trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện như đã công bố; người bán không cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ giao dịch cho người tiêu dùng…

Số lượng phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến các giao dịch thương mại điện tử đang có xu hướng gia tăng

Trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử và đang tiếp tục nhận đóng góp ý kiến để hoàn thiện.

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự độc đáo và đổi mới không chỉ nằm ở sản phẩm mà còn ở cách thức doanh nghiệp tương tác và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử là một công cụ quan trọng giúp các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử định hình và phát triển những giá trị này.

Cụ thể, Dự thảo bộ tiêu chí tập hợp nhiều quy định pháp luật có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử, giao dịch đặc thù cũng như các quy tắc ứng xử, chính sách, tập quán thương mại tích cực được đúc kết từ thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, các chủ thể tham gia thương mại điện tử.

Bộ tiêu chí xây dựng nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam đối với người tiêu dùng. Từ đó, xác định các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng.

Thương mại điện tử tăng trưởng bùng nổ, đột phá về số lượng và giá trị các giao dịch trực tuyến

350 tiêu chí đánh giá doanh nghiệp thương mại điện tử vì người tiêu dùng

Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử gồm trên 350 tiêu chí đánh giá, được chia thành 5 phần: Tiêu chí đánh giá chung việc tuân thủ pháp luật và thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tại doanh nghiệp; Tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ đảm bảo quyền của người tiêu dùng; Tiêu chí bổ sung đánh giá mức độ đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng; Tiêu chí đánh giá kết quả và định hướng tuân thủ pháp luật và thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tại doanh nghiệp và nội dung khác.

Bộ tiêu chí gồm nhiều chỉ tiêu cụ thể và thang điểm được thiết kế để các chủ thể tham gia thương mại điện tử có thể lựa chọn, áp dụng một số tiêu chí nhất định trên cơ sở phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của mình.

Cụ thể, đối với tiêu chí đánh giá trách nhiệm sàn thương mại điện tử trong bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, dự thảo đưa ra các tiêu chí chính: Xây dựng, công bố chính sách bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; thu thập thông tin cá nhân người tiêu dùng; sử dụng thông tin của người tiêu dùng; lưu trữ, xử lý thông tin, dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng; kiểm tra, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ, chuyển giao, ngừng chuyển giao thông tin của người tiêu dùng; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người tiêu dùng.

Trong tiêu chí thu thập thông tin cá nhân người tiêu dùng, sàn thương mại điện tử có/không thông báo rõ ràng, công khai, bằng hình thức phù hợp với người tiêu dùng về mục đích, phạm vi thu thập, thời hạn lưu trữ thông tin của người tiêu dùng trước khi tiến hành thu thập.

Doanh nghiệp có/không thiết lập phương thức rõ ràng để người tiêu dùng lựa chọn phạm vi thông tin đồng ý cung cấp và bày tỏ sự đồng ý hoặc không đồng ý.

Đối với tiêu chí sử dụng thông tin của người tiêu dùng, sàn thương mại điện tử có/không thông báo rõ ràng, công khai, bằng hình thức phù hợp với người tiêu dùng về mục đích, phạm vi sử dụng thông tin, thời hạn lưu trữ thông tin của người tiêu dùng trước khi sử dụng thông tin của người tiêu dùng.

Sàn thương mại điện tử có/không có cơ chế riêng để người tiêu dùng được lựa chọn cho phép hoặc không cho phép sử dụng thông tin cá nhân trong trường hợp sử dụng thông tin để gửi quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động có tính thương mại khác.

Có/không có cơ chế riêng để người tiêu dùng được lựa chọn cho phép hoặc không cho phép sử dụng thông tin cá nhân của họ trong trường hợp chia sẻ, tiết lộ, chuyển giao thông tin cho một bên thứ ba.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Tung nhiều khuyến mãi, siêu thị vẫn vắng khách dịp lễ

VPBank và BYD ưu đãi lãi suất độc quyền 0% trong 24 tháng cho khách hàng mua xe

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

TP. Hồ Chí Minh lan tỏa hàng Việt, tiêu dùng trách nhiệm

Việt Nam là vùng đất hứa cho các thương hiệu cao cấp

Tăng khuyến mại, kích cầu tiêu dùng nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5

‘Sinh lời trúng lớn’ cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng đến 250 tỷ đồng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Phiên chợ Xanh - Tử tế: 9 năm lan tỏa nông sản sạch

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật