Bộ Công Thương hướng dẫn định danh, xác thực người ký hợp đồng điện tử bằng thẻ CCCD gắn chip

Bộ Công Thương hướng dẫn định danh, xác thực người ký hợp đồng điện tử bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78.
Bộ Công Thương hướng dẫn đăng ký hợp đồng điện tử cho hơn 20 doanh nghiệp lớn Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho 5 doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Chương trình Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 diễn ra sáng ngày 19/12 tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Trung tâm Tin học và Công nghệ số) phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) đã tổ chức Khu triển lãm trưng bày về ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử để xác thực danh tính chủ thể giao kết hợp đồng điện tử trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam với Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử FPT.

Ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử để định danh - xác thực điện tử trong ký kết Hợp đồng điện tử phục vụ Thương mại điện tử là một giải pháp tiện ích giúp người tham gia ký kết Hợp đồng điện tử sau khi hoàn thiện các nội dung ký sẽ phải xác minh danh tính người ký Hợp đồng điện tử thông qua ứng dụng chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân để đảm bảo xác minh thẻ thật và thông tin, sinh trắc học được lưu trữ trong chip điện tử.

Hướng dẫn định danh, xác thực người ký hợp đồng điện tử bằng thẻ CCCD gắn chip
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Khu trưng bày

Theo Công điện 889/CĐ-TTg mới đây của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong đó có Bộ Công Thương, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để nghiên cứu sử dụng định danh xác thực điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử; gắn định danh điện tử với mã số thuế để quản lý thống nhất định danh công dân trên toàn bộ các hệ thống của ngành thuế theo mã định danh công dân… để tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động thương mại điện tử.

Nếu như trước đây thông tin của cá nhân, doanh nghiệp phải làm thủ công, giấy tờ hoặc xác minh danh tính công dân không đảm bảo chính xác, thì nay với giải pháp ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử để xác thực danh tính chủ thể giao kết hợp đồng điện tử trên Trục phát triển hợp đống điện tử Việt Nam do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Công an cung cấp, người dân và doanh nghiệp sẽ đảm bảo được việc quản lý, truy thu thuế theo Công điện số 889 của Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là ngày càng thúc đẩy Thương mại điện tử trong công tác quản lý, điều hành.

Tại Khu trưng bày, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Trung tâm Tin học và Công nghệ số) phối hợp với Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT) cũng đã trình bày, giới thiệu các tiện ích của việc ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip để định danh - xác thực điện tử trong việc ký Hợp đồng điện tử giữa các bên.

Việc ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip định danh - xác thực điện tử trong hoạt động ký kết Hợp đồng điện tử giúp Bộ Công Thương thuận tiện hơn khi triển khai Trục Hợp đồng điện tử Việt Nam trong việc hỗ trợ các tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử Việt Nam định danh - xác thực điện tử chủ thể ký kết hợp đồng điện tử.

Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ Hợp đồng điện tử cũng có thể hoàn toàn yên tâm để cung cấp dịch vụ về hợp đồng điện tử cho các tổ chức, cá nhân. Điều này phù hợp với tính pháp lý do Bộ Công Thương quy định là người ký phải được xác thực danh tính gốc từ Bộ Công an.

Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam được tích hợp giải pháp xác thực thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử có yếu tố sinh trắc học để xác minh danh tính người ký giao kết hợp đồng điện tử thực hiện trên ứng dụng của FPT đáp ứng nhu cầu thiết yếu để hoàn tất các quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả và giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp.

Khu Triển lãm trưng bày các sản phẩm, ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư của Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư trong thời gian tổ chức Hội nghị Công an toàn quốc năm 2022 đã thể hiện sự tiên phong, đi đầu của lực lượng công an việc ứng dụng dữ liệu dân cư, Căn cước công dân gắn chip trong công tác quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử.

Việc ứng dụng tiện ích từ dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh xác thực điện tử là bước cải cách đột phá về thủ tục hành chính và giao dịch điện tử tạo điều kiện thuận lợi, giúp cho người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức. Đây là sự quyết tâm nỗ lực, khắc phục khó khăn, không quản ngày đêm của lực lượng cảnh sát, sự đồng lòng của nhân dân và sự đồng hành cùng các cơ quan chức năng trong đó có Bộ Công Thương để cùng với lực lượng cảnh sát hoàn thành nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.

Thực hiện Quyết định 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phát triển Thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025”, Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam được Bộ Công Thương giao Cục thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì nghiên cứu, xây dựng, vận hành nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… trong việc kiểm tra xử lý tập trung thông tin hợp đồng của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong thương mại.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức trọng tài thương mại, các cơ quan giải quyết tranh chấp; các nhà cung cấp dịch hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; các tổ chức chứng thực chữ ký số, dấu thời gian; và các Tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng hợp đồng điện tử… nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tối ưu hỗ trợ, phát triển, ứng dụng hợp đồng điện tử rộng rãi tại Việt Nam. Với mục tiêu duy nhất là thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam, xây dựng hạ tầng thúc đẩy thương mại điện tử an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, bảo mật, góp phần thúc đẩy chủ trương chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.

Tin cùng chuyên mục

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động