Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường Bờ Biển Ngà

Hội thảo, giao thương trực tuyến Kết nối kinh doanh Việt Nam – Bờ Biển Ngà được tổ chức ngày 4/8 đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Việt.
Bờ Biển Ngà - Đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi Bờ Biển Ngà vượt lên là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất tại châu Phi

Hội thảo, giao thương trực tuyến Kết nối kinh doanh Việt Nam – Bờ Biển Ngà nằm trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022, do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp tổ chức.

Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ: Đây là một hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Bờ Biển Ngà kết nối, trao đổi trực tuyến về khả năng hợp tác, kinh doanh, tiến tới giao dịch trực tiếp trong điều kiện cho phép.

Bà Đặng Thị Thu Hà – Đại sứ Việt Nam tại Ma-rốc (kiêm nhiệm Bờ Biển Ngà) cũng thông tin: Bờ Biển Ngà là một trong những nền kinh tế hàng đầu của khu vực Tây Phi. Với dân số xấp xỉ 26,5 triệu người, Bờ Biển Ngà được đánh giá có sức tiêu thụ hàng hóa mạnh, trong khi yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm lại không quá khắt khe. Xuất khẩu Việt Nam sang Bờ Biển Ngà những năm gần đây ngày càng tăng cao, đứng đầu trong số các thị trường châu Phi nói tiếng Pháp.

Đặc biệt, ngày 30/5/2019 Hiệp định Thương mại tự do châu Phi với sự tham gia của 54 quốc gia đã có hiệu lực, đưa châu Phi sẽ trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất về số nước tham gia kể từ khi Tổ chức Thương mại Thế giới được thành lập. Đây sẽ là yếu tố thuận lợi để hàng Việt Nam thâm nhập vào Bờ Biển Ngà và từ đây tới các nước khác ở châu Phi.

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường Bờ Biển Ngà
Bộ Công Thương tổ chức hội nghị giao thương nhằm kết nối doanh nghiệp Việt Nam- Bờ Biển Ngà

Chia sẻ cụ thể về tình hình hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam và Bờ Biển Ngà, ông Nguyễn Phúc Nam-Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương cho hay: Bờ Biển Ngà là đối tác thương mại lớn thứ 2 tại châu Phi, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam tại châu lục này.

Trong giai đoạn từ năm 2017-2021, trung bình mỗi năm tổng giá trị xuất nhập khẩu hai chiều đã đạt hơn 1 tỷ USD. Năm 2021, thương mại song phương ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ sau khoảng thời gian sụt giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, với tổng kim ngạch đạt gần 1,26 tỷ USD, tăng 38,7% so với năm 2020; trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 266,2 triệu USD, tăng 1,2% và nhập khẩu đạt 992,3 triệu USD, tăng 54%.

Trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà, gạo chiếm ưu thế. Việt Nam hiện là một trong năm đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào Bờ Biển Ngà, chiếm trung bình khoảng 30% - 40% tổng trị giá nhập khẩu gạo của nước này. Xuất khẩu gạo từ Việt Nam vào Bờ Biển Ngà đã tăng hơn 106% trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, từ mức 207 nghìn tấn năm 2017 lên hơn 428 nghìn tấn năm 2021, với trị giá tăng 136,7% từ 92 triệu USD năm 2017 lên hơn 218 triệu USD năm 2021.

Về mặt hàng nhập khẩu, điều thô là nguyên liệu mà Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu hàng năm lên đến 2 triệu tấn và Bờ Biển Ngà là quốc gia sản xuất, có sản lượng hạt điều lớn nhất thế giới.

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường Bờ Biển Ngà
Doanh nghiệp hai nước quan tâm tới cơ hội hợp tác kinh doanh

Tại phiên hỏi đáp của hội thảo, các diễn giả, doanh nghiệp hai nước đã có dịp trao đổi, chia sẻ về vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, đối tác cũng như sự chia sẻ về các chính sách, quy định pháp luật của hai nước trong vấn đề xuất, nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh hiện nay cùng với một số vấn đề mà doanh nghiệp Bờ Biển Ngà cần lưu ý khi hợp tác kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Trước sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh: Cục Xúc tiến thương mại luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Bờ Biển Ngà mở rộng quan hệ kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa cũng như nhập khẩu hành hóa với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Đồng thời cho biết, Cục Xúc tiến thương mại với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực kiến tạo và triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại, đầu tư mới dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam duy trì kết nối thường xuyên với các đối tác, các doanh nghiệp và nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài để tìm hiểu các cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Nỗi niềm trăn trở của

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Hơn 8.400 khách tham quan chuyên ngành quy tụ tại triển lãm Fi VietNam 2024

Hơn 8.400 khách tham quan chuyên ngành quy tụ tại triển lãm Fi VietNam 2024

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Từng bước đưa sản phẩm Việt tiếp cận thị trường quốc tế

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Từng bước đưa sản phẩm Việt tiếp cận thị trường quốc tế

Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực lớn thúc đẩy kinh tế

Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực lớn thúc đẩy kinh tế

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Hơn 13.600 lượt khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 & Aquaculture Vietnam 2024

Hơn 13.600 lượt khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 & Aquaculture Vietnam 2024

Sắp diễn ra giao ban Thương vụ với trọng tâm về đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Sắp diễn ra giao ban Thương vụ với trọng tâm về đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam năm 2024

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam năm 2024

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải có yếu tố tiên phong

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải có yếu tố tiên phong

20 doanh nghiệp Hà Nội tham dự Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu

20 doanh nghiệp Hà Nội tham dự Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Lễ công bố sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 được tổ chức ngày 4/11

Lễ công bố sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 được tổ chức ngày 4/11

Hàng chục doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất tại Hoa Kỳ

Hàng chục doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất tại Hoa Kỳ

Thiếu liên kết - rào cản kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ

Thiếu liên kết - rào cản kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp áp lực về tính xanh trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp công nghiệp áp lực về tính xanh trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Xem thêm