Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU kiểm soát an toàn thực phẩm
Thương mại 13/06/2023 11:05 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngày 13/6, Bộ Công Thương có văn bản số 3648/BCT-KHCN gửi các doanh nghiệp xuất khẩu mì sang EU về việc quy định mới của EU về an toàn thực phẩm.
![]() |
Việc EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi Việt Nam luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền |
Với nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương và doanh nghiệp xuất khẩu các loại mì, bún, miến, phở dạng khô có gia vị (sau đât viết tắt là mỳ ăn liền) sang EU trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm, ngày 7/6/2023, EU đã đăng công báo Quy định (EU) 2023/1110 ký ngày 6/6/2023 sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU.
Theo đó, EU đã chính thức đưa mì ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I với tần suất kiểm tra tại Biên giới là 20%.
Theo Quy định 2023/1110, kể từ ngày 27/6/2023, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Tuy nhiên, việc EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi Việt Nam luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền.
Nếu trong 6 tháng cuối năm 2023, mì ăn liền của Việt Nam xuất khẩu vào EU vi phạm quy định an toàn thực phẩm thì lộ trình tiếp theo của EU sẽ tăng giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu và sau đó đưa quay lại phụ lục II và quá trình thuyết phục EU đưa lại phụ lục I là khó khăn hơn rất nhiều.
Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị sản xuất và xuất khẩu mì ăn liền sang EU tiếp tục duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền như trong thời gian qua, các đơn vị cần nâng cao nhận thức và năng lực trong việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, kiểm soát tốt từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm trong quy trình sản xuất mì ăn liền.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cơ chế “xanh hóa” của EU và sự thích ứng của doanh nghiệp Việt

Nguyên nhân nào khiến giá gạo Thái Lan tăng liên tục?

Dư địa nào cho xuất khẩu viên nén gỗ Việt?

Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2023: Khuyến mại có thể lên đến 100%

8,49 tỷ USD được chi để nhập khẩu sắt thép sau 10 tháng đầu năm 2023
Tin cùng chuyên mục

Đến nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD

Giá Arabica tăng mạnh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam kỳ vọng tăng cao dịp cuối năm

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

8 thương nhân được phân giao nhập khẩu 107 nghìn tấn đường

Tuyển chọn doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023

Tăng cường xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Diễn đàn Thương mại Việt Nam - EU năm 2023: Định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng

Hạn chế rủi ro phòng vệ thương mại khi gia tăng xuất khẩu sang thị trường CPTPP

Gian hàng quốc gia Việt Nam - Vietnam Pavilion: Tuyển chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu

Doanh nghiệp hưởng ứng “Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia”

Tháng 10, Việt Nam xuất siêu gần 1,5 tỷ USD sang Nhật Bản

Thị trường carbon - Cơ hội lớn cho ngành gỗ

Ký kết Ý định thư giữa Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan Xuất khẩu và Đầu tư vùng Wallonie, Bỉ

Tháng 10/2023, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tăng

Những thay đổi về chính sách từ các thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam

Sắp diễn ra Hội nghị Phát triển thương mại điện tử Việt Nam
