Bộ Công Thương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu nông sản miền núi

Kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản miền núi là hoạt động được Bộ Công Thương tiên phong triển khai nhiều năm qua và đã tạo thành một hoạt động hiệu quả.
6 tỉnh, thành phố chung tay kết nối cung cầu hàng hóa Để xúc tiến thương mại là "bà mối mát tay" kết nối cung cầu

13 năm triển khai hoạt động kết nối cung cầu

Hoạt động kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản địa phương đã được Bộ Công Thương quan tâm và đẩy mạnh từ khi có Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động 2009. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nhiều đề án, chương trình cụ thể và giao cho Bộ Công Thương thực hiện rất nhiều hoạt động hiệu quả, trong đó có hoạt động kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản. Thời gian qua, hoạt động này đã thu được nhiều kết quả như giúp tiêu thụ cho những tỉnh có sản lượng nông sản lớn như Bắc Giang, Bình Thuận, Quảng Ninh, Sơn La...

Các chương trình cụ thể có thể kể đến là Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, với giải pháp quan trọng là triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn từ 2014-2020, hiện nay là giai đoạn 2021-2025, trong đó hoạt động kết nối cung cầu là một trong những hoạt động quan trọng nhất được triển khai từ tuyến địa phương, cụ thể là các Sở Công Thương cho đến các hiệp hội, ngành hàng, ngành nghề, các tổ chức hiệp hội và các doanh nghiệp.

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương cũng chia sẻ, dựa vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia từ 2010-2020, hiện nay cũng đã được chính phủ phê duyệt tiếp giai đoạn 10 năm tới, trong đó, hoạt động kết nối cung cầu cả về online và offline đã được triển khai rất tốt, không chỉ tại thị trường trong nước mà còn kết nối online để đưa ra nước ngoài những mặt hàng nông sản để tiếp tục thu về kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.

Chương trình thứ 3 Bộ Công Thương đã triển khai rất tích cực là lồng ghép việc tiêu thụ nông sản, kết nối để đưa vào các chương trình bình ổn thị trường của các tỉnh, thành phố. Thời gian qua, đã có hơn 50 tỉnh, thành phố triển khai được chương trình kết nối cung cầu này, để đưa hàng nông sản đến với các thị trường lớn.

Thêm vào đó, chương trình phát triển thương mại ở biên giới, miền núi, hải đảo đã được phê duyệt ở giai đoạn trước và giai đoạn 10 năm tiếp theo, để làm sao thu hẹp khoảng cách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở các khu vực khó khăn này.

Một chương trình mà Bộ Công Thương lồng ghép thêm là chương trình an toàn thực phẩm, đưa những nông sản an toàn thực phẩm của các tỉnh miền núi, hải đảo vào những hệ thống phân phối hiện đại trong nước cũng như đi xuất khẩu. Qua đó, nhiều nhóm hàng nông sản đã được hỗ trợ tiêu thụ.

Những năm gần đây, nhờ có Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới với chương trình phát triển hàng hóa OCOP thì Bộ Công Thương đã rất tích cực kết nối hàng hóa đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, 5 sao đưa vào các hệ thống phân phối hiện đại, các sàn thương mại điện tử để đưa đến các thị trường khó tính ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, những năm qua, thương mại điện tử đã có bước tiến vượt bậc, khi dịch Covid-19 bùng nổ vẫn tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ được nông sản khi mà các chợ truyền thống, hay trung tâm thương mại, siêu thị gặp nhiều khó khăn trong chống dịch.

Bộ Công Thương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu nông sản miền núi
Bộ Công Thương hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang

Giai đoạn mới, Chính phủ đã quan tâm và phê duyệt được hai đề án mới sẽ hỗ trợ tiêu thụ nông sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đó là Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2030, trong đó hoạt động kết nối cung cầu nông sản sẽ là điểm nhấn quan trọng nhất. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn đến năm 2030. Trong đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa cho đồng bào dân tộc và đặc biệt là khu vực miền núi.

“Đây là các chương trình, cơ chế chính sách rất quan trọng, là bản lề, là khung để các địa phương bám sát vào đó hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các vùng khó khăn nhất” – bà Lê Việt Nga chia sẻ.

Kết quả là thời gian vừa qua, hàng triệu tấn nông sản đã được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Cụ thể như tỉnh Bắc Giang, địa phương đã tiêu thụ được hàng trăm nghìn tấn vải thiều trong tình huống khó khăn nhất, kể cả dịch bệnh cũng như tình huống đóng biên biên giới khi đường tiểu ngạch đi khó khăn.

Vai trò đặc biệt của doanh nghiệp

Từ một hoạt động do Bộ Công Thương triển khai với sự vào cuộc của một vài doanh nghiệp bán lẻ quen thuộc, đến nay, hoạt động kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản nói chung và nông sản miền núi nói riêng đã được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước, cả trực tiếp và trực tuyến cùng tham gia.

Bà Lê Việt Nga đánh giá, qua thời gian triển khai, Bộ Công Thương nhận thấy vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động tiêu thụ nông sản là định hướng được tín hiệu thị trường cho các địa phương cũng như hỗ trợ nông dân, hợp tác xã sản xuất ra mặt hàng nông sản, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, làm thế nào để bảo quản được hàng hoá đi được xa nhất và ít bị hư hao tổn thất nhất.

Thứ hai, doanh nghiệp có kiến thức rất tốt về quản trị doanh nghiệp, về quản trị chuỗi cung ứng, vì vậy đã đưa được hàng hoá đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý, chất lượng tốt nhất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng là nhà tập huấn tốt nhất cho nông dân và hợp tác xã biết được phải sản xuất hàng hoá như thế nào sẽ bán được tốt hơn đối với người tiêu dùng Việt Nam và mang đi xuất khẩu. Ngoài ra, cũng chính các doanh nghiệp mới có kỹ năng và khả năng truyền thông tốt nhất đến người tiêu dùng, tới các địa phương, cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng là lực lượng quan trọng nhất để tạo ra những hệ thống phân phối của thị trường trong nước đối với mặt hàng nông sản trong khuôn khổ triển khai các chương trình đề án cấp quốc gia mà Bộ Công Thương chịu trách nhiệm. Theo đó, Bộ Công Thương đã đồng hành với nhiều địa phương tổ chức nhiều sự kiện để tiêu thụ và giới thiệu văn hoá cũng như mặt hàng nông sản gắn với bản sắc của từng vùng miền, gắn với văn hoá của đồng bào dân tộc. Đặc biệt là các sản phẩm OCOP gắn với đặc trưng của các vùng miền.

Bộ Công Thương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu nông sản miền núi
Nông sản miền núi đã được tiêu thụ rất nhiều ở khu vực thành phố nhờ hoạt động kết nối cung cầu

“Chúng ta cũng thấy rất nhiều lễ hội xoài, nhãn, vải, cá sông Đà được tổ chức thành công trong các hệ thống bán lẻ như Saigon Coop, Winmart, MM Mega Market và rất nhiều hệ thống khác. Nhờ vậy người tiêu dùng đã biết được văn hoá như lịch sử, xuất xứ của các hàng hoá mà họ được tiếp cận. Đó là cách kích cầu rất tốt đối với thị trường trong nước cũng như giới thiệu trên các kênh quốc tế để người tiêu dùng quốc tế có thể tiếp cận, thúc đẩy xuất khẩu qua kênh của các thương vụ chúng ta tổ chức ở nước ngoài. Nhiều siêu thị còn có thêm một sứ mệnh mới là mang hàng Việt Nam đến những hệ thống của họ ở nước ngoài. Theo đó, vai trò của doanh nghiệp hết sức quan trọng trong việc kết nối, thu mua, quảng bá, thông tin đến người tiêu dùng sản phẩm hàng hoá để tiêu thụ, trong đó có hàng hoá nông sản” – bà Nga đánh giá.

9 chương trình cho giai đoạn tới

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung hai chương trình gắn kết chặt chẽ với đồng bào dân tộc, miền đó là Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản đến năm 2030; Thực hiện nhóm nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia đó là Hỗ trợ phát triển tiêu thụ hàng hoá cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đó, sẽ có nhóm giải pháp để hỗ trợ kết nối cung cầu đó là xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản vùng đồng bào dân tộc và miền núi; xây dựng hệ thống phân phối bài bản, thường xuyên liên tục, có tính điều phối vùng miền. Ngoài ra, chúng tôi sẽ xây dựng các mô hình hỗ trợ đặc thù cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm tới hệ thống phân phối của Bưu điện Việt Nam. Hiện, với mạng lưới gần hàng chục nghìn điểm bưu điện đang trở thành điểm cung ứng hàng hoá thiết yếu và chúng tôi mong muốn mạng lưới này còn là điểm thu mua nông sản các địa phương để mang về cho các địa bàn khác.

Bên cạnh kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng, Bộ Công Thương còn tập trung vào điểm mới đó là kết nối cho doanh nghiệp phân phối, đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng.

Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, vai trò quan trọng của hệ thống phân phối truyến thống với 2 triệu tiểu thương nằm trong 8.500 chợ truyền thống, trong đó có hơn 100 chợ truyền thống là chợ đầu mối phân phối nông sản; 1,4 triệu hệ thống cửa hàng tạp hoá có thể huy động để phân phối hàng hoá nông sản. Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào các đối tượng này để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, nông sản có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kết nối cung cầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Petrolimex Hà Giang: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng qua các phong trào thi đua

Petrolimex Hà Giang: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng qua các phong trào thi đua

Thông qua các phong trào thi đua, Petrolimex Hà Giang phát huy vai trò chủ đạo của DNNN trong đảm bảo nguồn cung và bình ổn thị trường xăng dầu.
Gia Lai: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Gia Lai: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Mới đây, tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, diễn ra phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ cà phê Arabica Sơn La có gì đặc biệt?

Cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ cà phê Arabica Sơn La có gì đặc biệt?

Hợp tác xã Cà phê Bích Thao (Sơn La) đã thử nghiệm và chế biến thành công sản phẩm cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ hạt cà phê Arabica cao cấp.
Longform | Những “Giọt lành” núi Tản

Longform | Những “Giọt lành” núi Tản

Là một trong những sản phẩm đặc trưng của Thành phố Hà Nội, rượu mơ núi Tản đã được nâng tầm giá trị, tạo thành một món quà quý.
Lào Cai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sở Công Thương, Ban Dân tộc, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) phối hợp tổ chức Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk”

Đắk Lắk: Xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk”

Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk vừa phê duyệt thực hiện Đề án Xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk” cho địa phương.
Tăng doanh thu nhờ đưa hàng hóa Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Tăng doanh thu nhờ đưa hàng hóa Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Sở Công Thương Yên Bái triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đưa hàng hóa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử
Huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023

Huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023

UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) vừa tổ chức Phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023, nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Hà Giang: Quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp

Hà Giang: Quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp

Hội chợ xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư Hà Giang năm 2023 là cơ hội để địa phương quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm thế mạnh.
Lục Ngạn dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, sản phẩm đặc trưng

Lục Ngạn dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, sản phẩm đặc trưng

Năm 2023, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi và sản phẩm đặc trưng.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Năm 2024: Lào Cai dự kiến tổ chức 21 hội chợ, triển lãm thương mại

Năm 2024: Lào Cai dự kiến tổ chức 21 hội chợ, triển lãm thương mại

Sẽ có 21 hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức trong năm 2024 trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lào Cai.
Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023

Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023

Từ ngày 3 - 7/10, tỉnh Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023, với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".
Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Tại phiên chợ vùng cao Co Mạ mới đây, UBND huyện Thuận Châu phối hợp với các cá nhân, tổ chức livestream quảng bá sơn tra (táo mèo), các sản phẩm OCOP của huyện
Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn

Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn

Việc xây dựng thành công thương hiệu sẽ giúp sản phẩm long nhãn Sơn La dễ dàng tìm được đầu ra.
Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Chỉ cần 1 cú click chuột, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Gia Lai xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước

Gia Lai xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước

Tổng nhu cầu kinh phí tỉnh Gia Lai thực hiện đề án xây dựng vùng nguyên liệu nông - lâm sản đạt chuẩn dự kiến khoảng 490,435 tỷ đồng.
Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Việc xây dựng mô hình vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết đã giúp tiêu thụ nông sản của bà con Lạng Sơn dễ dàng hơn.
Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Sản phẩm quế của Lào Cai ngày càng nâng cao chất lượng và được thị trường ưa chuộng. Lào Cai đang nỗ lực tăng giá trị cho sản phẩm này.
Lào Cai: Đặt mục tiêu đưa cây quế trở thành ngành hàng phát triển bền vững

Lào Cai: Đặt mục tiêu đưa cây quế trở thành ngành hàng phát triển bền vững

Đứng thứ hai cả nước về diện tích trồng quế, hiện tỉnh Lào Cai đang hướng đến phát triển ngành quế bền vững, đưa sản phẩm quế trở thành hàng hóa có chất lượng.
Vì sao na Chi Lăng chinh phục được người tiêu dùng Thủ đô?

Vì sao na Chi Lăng chinh phục được người tiêu dùng Thủ đô?

Cùi dày, ít hạt và có vị thơm ngon đặc trưng của núi rừng xứ Lạng, na Chi Lăng từng bước chinh phục người tiêu dùng Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng

Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng

Thương hiệu na Chi Lăng (Lạng Sơn) đã được thị trường trong nước biết đến, được phân phối trong hệ thống các siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản thế mạnh

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản thế mạnh

Việc xây dựng các điểm phân phối là giải pháp quan trọng giúp tiêu thụ hiệu quả các sản phẩm OCOP và nông sản thế mạnh của Bắc Kạn.
Nghệ An: Giá gừng tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm

Nghệ An: Giá gừng tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm

Người trồng gừng ở các tỉnh miền núi Nghệ An đang phấn khởi khi vụ này giá gừng tăng cao,đạt khoảng 30.000 đồng/kg, nhưng không còn hàng để bán.
Thái Nguyên: Kết nối tiêu thụ cho quả na Võ Nhai

Thái Nguyên: Kết nối tiêu thụ cho quả na Võ Nhai

Cây na đã trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Võ Nhai (Thái Nguyên). Địa phương này vừa tổ chức sự kiện xúc tiến tiêu thụ na Võ Nhai.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động