Bộ Công Thương theo dõi sát sao tình hình thi hành pháp luật
Văn bản chỉ đạo - điều hành 22/12/2023 20:51
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương chú trọng đến công tác xây dựng và hiệu quả thi hành pháp luật ngành Công Thương Bộ Công Thương chú trọng theo dõi thi hành pháp luật, nâng cao trách nhiệm quản lý |
Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ- CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Bộ Công Thương luôn bám sát vào theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ năm 2023. Theo đó đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận.
Cụ thể, về công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Sau khi Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 142/QĐ- BCT ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp đối với các hoạt động sau đây:
Bộ Công Thương theo dõi sát sao tình hình thi hành pháp luật |
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về một số nội dung quản lý nhà nước của Bộ Công Thương phân cấp cho Sở Công Thương trong lĩnh vực điện lực; thương mại điện tử; kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh rượu, thuốc lá; kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu .
Bộ Công Thương cũng triển khai các hoạt động như tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố, xét xử.
Trên cơ sở Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 39/QĐ-TTg, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 142/QĐ-BCT về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Công Thương năm 2023, trong đó lồng ghép kế hoạch kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với 02 lĩnh vực trọng tâm bao gồm: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu; về lao động, việc làm đối với các nội dung liên quan đến ngành Công Thương.
Về công tác phổ biến, tuyên truyền, tập huấn, hưởng dẫn về nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Bộ Công Thương triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến phong phú, đa dạng như: Cập nhật, đăng tải nội dung văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ; mở lớp tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ cho các công chức của Bộ; tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa tập huấn phổ biến các nội dung của văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Công Thương; tổ chức tập huấn lồng ghép với các văn bản chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ cho công chức của Bộ; tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa tập huấn phổ biến các nội dung của văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Công Thương.
Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện các văn bản sau khi được ban hành, thu thập thông tin, xây dựng chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, làm việc với địa phương, cơ sở, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện từ các đối tượng thực thi, các cơ quan, đơn vị liên quan, nhất là thông tin phản hồi từ phía các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, công tác tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật cũng được Bộ Công Thương sát sao trong triển khai, có kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm thực hiện.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Công Thương trong thời gian tới, Bộ xác định rõ một số hoạt động trọng tâm cần theo dõi. Chủ động tiếp nhận, xử lý thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về những vụ việc cụ thể trong quá trình kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật.
Kết hợp chặt chẽ công tác xây dựng pháp luật với công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; kịp thời tham mưu, đề xuất ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật.
Bộ Công Thương cũng đồng thời chủ động xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm như: Nghiên cứu rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật theo chuyên đề, kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính...
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương thông qua việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật nhằm phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các điều kiện đảm bảo phục vụ hiệu quả công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật.