Bình Thuận: Tân Giám đốc Sở Nội vụ là ai? Bình Thuận: Bí thư huyện Tuy Phong xin nghỉ hưu trước thời hạn Bình Thuận: Các cụm công nghiệp thu hút hơn 175 dự án đầu tư thứ cấp |
Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, hoạt động sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm của tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo còn được thể hiện rõ qua kết quả khảo sát xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo trong quý III/2024.
Cụ thể, có đến 41,79% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn quý trước, 41,79% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 16,42% đánh giá khó khăn hơn.
Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2024 so với quý III/2024, có đến 86,57% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn, chỉ có 13,43% dự báo khó khăn hơn.
Đáng chú ý, chỉ số sử dụng lao động tháng 9/2024 tăng 1,09% so với tháng trước và tăng 11,81% so cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng năm 2024 tăng 11,81% so với cùng kỳ (9 tháng năm 2023 giảm 5,33%).
Trong đó, chỉ có ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,18%. Ngược lại, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 3,31%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,17%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,9%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong tháng ước tăng 10,81% so với tháng trước và tăng 15,22% so với cùng kỳ.
Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng so với cùng kỳ như: Sản xuất đồ uống tăng 11,71%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 39,01%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 5,76%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 43,84%.
Các ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so với cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 3,98%; sản xuất trang phục giảm 6,26%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 35,22%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 3,15%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 21,5%.
9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến chế tạo tỉnh Bình Thuận tăng 18,52%. Ảnh MH |
Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất 9 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng tích cực. Ngành sản xuất và phân phối điện tiếp tục góp phần lớn vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo dần phục hồi ở một số ngành sản xuất đồ uống, trang phục, giày dép, đồ gỗ,... Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn trong khâu tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) dự ước tăng 23,34% so với tháng trước và tăng 32,02% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,07%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 18,52%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 38,24%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,73%.
Trong quý III/2024, dự ước IIP giảm 20,85% so với quý trước (do một số nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân trùng tu, sửa chữa các tổ máy) nhưng vẫn tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,96%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,65%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1,28%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,68%.
Tính chung 9 tháng năm 2024, IIP ước tăng 8,80% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 5,00%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 6,10%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,16%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,60%.
Mức tăng chung của 9 tháng năm 2024 chủ yếu do sự đóng góp của ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí cùng với sự phục hồi của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Các sản phẩm sản xuất trong 9 tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tăng so với cùng kỳ gồm: Thủy sản đông lạnh tăng 8,92%; muối hạt tăng 32,46%; hạt điều nhân tăng 12,59%; nước khoáng (không tính nước khoáng tinh khiết) tăng 12,83%; quần áo may sẵn tăng 5,46%; nước máy sản xuất tăng 6,04%; điện sản xuất tăng 10,12%; đồ gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 42,69%; giày, dép các loại tăng 48,16%.
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm khác cũng giảm mạnh gồm: Cát sỏi các loại giảm 20,06%; đá khai thác giảm 5,71%; thủy sản khô giảm 24,53%; nước mắm giảm 16,43%; gạch các loại giảm 11,05%; sơ chế mủ cao su giảm 12,83%; thức ăn gia súc giảm 20,3%.
Trong 9 tháng năm 2024, hoạt động sản xuất kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp được duy trì ổn định. Các doanh nghiệp có đơn đặt hàng ổn định, tập trung ở các nhóm ngành hàng chủ lực như: Giày dép, may mặc, túi xách, hạt điều, thủy hải sản, thực phẩm, gỗ, cơ khí, khoáng sản và nhóm ngành hàng thương mại và dịch vụ…
Một số doanh nghiệp đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Trong đó toàn tỉnh có 2 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động (Công ty TNHH Sheh Fung Screws Việt Nam - Khu công nghiệp Hàm Kiệm II và dự án kho chứa thiết bị điện nước của Công ty Cổ phần Phước Thạnh), 1 dự án mở rộng quy mô sản xuất (Công ty TNHH chế biến thủy hải sản Transpacific).
Lũy kế đến nay các khu công nghiệp thu hút được 87 dự án đầu tư. Trong đó, có 25 dự án đầu tư nước ngoài và 62 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 16.723,46 tỷ đồng và 206,33 triệu USD, diện tích đất cho thuê 250,97 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 33,58%.