Bất động sản khu công nghiệp sẽ là điểm sáng năm 2025

Năm 2025, thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ là điểm sáng, mở ra cơ hội đầu tư lớn và tiềm năng sinh lời cao do nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân.
Thành lập liên doanh phát triển bất động sản công nghiệp Năm 2025, thị trường bất động sản phía Nam sẽ ra sao? VRECC 2025: Thị trường bất động sản trong kỷ nguyên bứt phá

Năm 2024, kinh tế thế giới phục hồi chậm và không đồng đều, được cải thiện trong giai đoạn cuối năm với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chung từ 2,7 - 3,2%. Mặt bằng lạm phát toàn cầu đã có những bước cải thiện đáng kể so với năm 2023, tăng trưởng thương mại hàng hóa thế giới tăng 2,7% và có thể đạt mức 3,0% vào năm 2025.

Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2025 có nhiều khả năng cao hơn năm 2024 và tiếp tục có sự không đồng đều giữa các khu vực, với các nền kinh tế phát triển dần ổn định ở mức tăng trưởng vừa phải, trong khi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khác nhau. Sự phục hồi này sẽ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của các chính sách tiền tệ và tài khóa, cũng như khả năng giải quyết các thách thức cấu trúc tại từng quốc gia.

Triển vọng thị trường bất động sản năm 2025 được định hình trên nền tảng thành quả kinh tế tích hợp năm 2024 và các cơ hội mới, gắn với cải cách thể chế, biến động thị trường chung trong nước và quốc tế, với các điểm nhấn nổi bật sau:

Gia tăng nhu cầu về nhà ở

Theo Tổng cục Thống kê, đến nay, cơ bản kinh tế nước ta đã phục hồi và đạt được mức tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19, nhất là các chỉ số về sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu. Quy mô nền kinh tế đứng thứ 35 thế giới và thuộc nhóm 20 nước có quy mô thương mại hàng đầu thế giới, với xuất siêu 9 năm liên tiếp; bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát tốt và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới tiếp tục duy trì tín nhiệm quốc gia của Việt Nam với triển vọng “ổn định”.

Bất động sản khu công nghiệp sẽ là điểm sáng năm 2025
Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu về nhà ở và các loại hình bất động sản khác như nhà phố, bất động sản nghỉ dưỡng. Ảnh: Đồ Tâm

Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 194 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc; được 73 nước công nhận nền kinh tế thị trường; đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (CPTPP, EVFTA, RCEP…) với trên 60 quốc gia, đối tác lớn trên toàn cầu; đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Việt Nam từ năm 2021 đã được quốc tế xếp hạng là nền kinh tế có mức “tự do trung bình” nằm trong khoảng nhóm nước “tin cậy” về sở hữu trí tuệ. Xếp hạng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới tính từ năm 2019 đến nay (74%), và năm 2024 tăng thêm 1 bậc, xếp thứ 32/100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới, đạt 431 tỷ USD trong bảng xếp hạng của hãng Brand Finance, công ty định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh.

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cả năm 2024 có thể đạt khoảng 782,33 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Xuất siêu ước đạt 23,53 tỷ USD.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với dự báo tăng trưởng 6,4% từ năm 2024 - 2029…

Ngày 20/12/2024, nhóm Nghiên cứu Toàn cầu HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 lên 7% GDP từ mức 6,5%. Đây là mức cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan). Việt Nam sẽ trở lại như “một ngôi sao tăng trưởng” trong năm 2024, sau khi Philippines dẫn đầu khu vực vào năm 2023.

Năm 2025, HSBC dự báo GDP Việt Nam tăng 6,5% và tiếp tục duy trì mức cao nhất khu vực. Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng vào năm 2025 được Quốc hội giao cho Chính phủ là từ 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%.

Năm 2025, Việt Nam sẽ tăng tốc các vấn đề về xây dựng chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp chế biến ứng dụng/có hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và tinh gọn bộ máy, củng cố kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế để thích ứng với bối cảnh cạnh tranh địa chính trị thế giới ngày càng phức tạp, khó lường và chuẩn bị cho sự khởi đầu kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo tinh thần Tổng Bí thư Tô Lâm đã khởi xướng…

Đà tăng trưởng kinh tế tích cực và mở rộng thu hút FDI đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu nhà ở, văn phòng và các dự án bất động sản thương mại, giúp giá trị bất động sản cũng sẽ gia tăng, tạo ra lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư.

Hơn nữa, Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và các khu vực ven đô. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về nhà ở và các loại hình bất động sản khác như nhà phố, bất động sản nghỉ dưỡng, các dự án căn hộ trung và cao cấp, khu đô thị thông minh và khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt.

Ngoài ra, tình hình lạm phát được kiểm soát và chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ là yếu tố tích cực, giúp duy trì sự ổn định của thị trường bất động sản. Lãi suất cho vay mua nhà được dự báo sẽ ở mức hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và nhà đầu tư bất động sản.

Nguồn cung, giá thuê bất động sản công nghiệp tăng trưởng ổn định

Bất động sản công nghiệp và hậu cần năm 2024 và năm 2025 tiếp tục là điểm sáng của thị trường, tâm điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, dẫn đầu về số lượng giao dịch trong năm 2024 và có thể của cả năm 2025, gắn với nhu cầu thuê cao, nguồn cung tăng trưởng ổn định từ nhiều dự án khu công nghiệp được phê duyệt và triển khai trên cả nước và giá thuê tăng trung bình 2 - 5% mỗi quý năm 2024 tại các thị trường trọng điểm, đi kèm tỷ lệ lấp đầy cao.

Lực đẩy chính của xu hướng này đến từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành sản xuất, đặc biệt là xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.

Tính đến hết tháng 11/2024, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt khoảng 31,38 tỷ USD, chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, song cần lưu ý là năm 2023 FDI vào Việt nam tăng tới trên 36% so với năm 2022. Niềm tin thị trường của các doanh nghiệp FDI được củng cố qua con số tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục mới trong giai đoạn 2019 - 2024. Đây cũng chính là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam đạt được mức giải ngân FDI trên 20 tỷ USD. Đặc biệt, trong 11 tháng, vốn FDI đăng ký vào ngành kinh doanh bất động sản tăng đến 89,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 5,63 tỷ USD.

Bất động sản khu công nghiệp sẽ là điểm sáng năm 2025
Nguồn cung bất động sản công nghiệp dự báo tăng trưởng ổn định trong năm 2025. Ảnh: Toàn Thắng

Đến nay, Việt Nam lọt vào nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI (với lũy kế đến nay có hơn 40,8 nghìn dự án đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 487 tỷ USD). Việt Nam đang từng bước trở thành một trung tâm sản xuất, nằm trong chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Intel, Apple, GE, Foxconn… Theo khảo sát của JETRO (Nhật Bản), trong hai năm 2024 - 2025, hơn 60% công ty Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh Việt Nam do coi Việt Nam là điểm phát triển kinh doanh hấp dẫn nhất trong ASEAN.

Hơn nữa, không chỉ có riêng sản xuất điện tử mà ngay cả các lĩnh vực giá trị công thêm cao cũng thu hút sự quan tâm từ các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới. Minh chứng là Google dự định mở văn phòng ở Việt Nam vào tháng 4/2025 và Nvidia mở trung tâm tâm R&D để phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Việt Nam với nhiều lợi thế cạnh tranh như vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư ổn định và chi phí sản xuất hấp dẫn, các điều kiện chính sách, môi trường đầu tư, dân số hay đô thị hóa tại Việt Nam, cầu vượt cung ở hầu hết các phân khúc chủ đạo như công nghiệp và hậu cần (I&L), nhà ở, văn phòng và bán lẻ… sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên toàn cầu. Những nỗ lực cải thiện khung pháp lý bất động sản và phát triển hạ tầng đang góp phần giúp thị trường ngày càng hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư quốc tế.

Vì vậy, thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ là điểm sáng, mở ra cơ hội đầu tư lớn và tiềm năng sinh lời cao cho đầu tư bất động sản đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân, các khu vực dịch vụ hỗ trợ và thương mại tại các khu vực này.

(Còn tiếp...)

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, năm 2025, thị trường sẽ theo đà để mạnh dạn tiến vào chu kỳ mới, bất chấp một số khó khăn, trở ngại còn "sót" lại. Nhiệt của thị trường sẽ tỏa dần và đều hơn giữa các khu vực. Trong đó, khu vực miền Bắc vẫn tiếp tục sức nóng, khu vực miền Nam sẽ có dấu hiệu tăng nhiệt rõ rệt.

Cụ thể, đối với phân khúc bất động sản nhà ở, nguồn cung dự báo tăng trưởng, vẫn được đóng góp chủ yếu bởi các đại đô thị vùng ven. Ước tính nguồn cung bất động sản tại Hà Nội và các đô thị vệ tinh đạt khoảng 37.000 sản phẩm, TP HCM và vùng ven ước tính đạt khoảng 18.000 sản phẩm. Nguồn cung bất động sản nhà ở giảm bớt sự phân hóa theo khu vực.

Cơ cấu nguồn cung vẫn chủ yếu là sản phẩm cao cấp, hạng sang. Tuy nhiên phân khúc bình dân sẽ được cải thiện rõ rệt hơn nhờ vào sự gia tăng của các dự án nhà ở xã hội.

TS. Nguyễn Minh Phong - PGS.TS Võ Thị Vân Khánh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lộ diện khu vực

Lộ diện khu vực 'tâm điểm' dịch chuyển khi giá đất tăng

Khi giá đất nội đô liên tục lập đỉnh, làn sóng dịch chuyển ra vùng ven đang hình thành rõ nét, Văn Giang nổi lên như một “tâm điểm” mới nhờ mức giá hợp lý.
Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Theo dữ liệu mới nhất của thành viên Tập đoàn PropetyGuru, trong quý I/2025, giá rao bán bất động sản tại Bình Dương đã tăng tới 700% so với quý I/2015.
Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản quý 2/2025 dự báo khởi sắc nhờ loạt chính sách tháo gỡ pháp lý và tín hiệu kinh tế tích cực, song vẫn đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Giá đất nhiều nơi tăng vọt sau thông tin sáp nhập tỉnh, nhưng các chuyên gia cho rằng đây có thể là “sốt ảo”, tiềm ẩn nhiều rủi ro đầu tư.
Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh cùng quy hoạch phát triển bài bản, Nam Định đang nổi lên như một điểm sáng mới trên bản đồ bất động sản công nghiệp miền Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Đất nền vùng ven từng là “gà đẻ trứng vàng”, nay chật vật tìm đầu ra. Điều gì khiến thanh khoản kém và nhà đầu tư tháo chạy khỏi phân khúc này?
Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Sáp nhập xã, nâng cấp đô thị, đất Phú Thọ rục rịch biến động. Giá tăng vì nhu cầu thực hay vì chiêu trò “thổi giá” của môi giới?
Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Sáp nhập tỉnh mở ra kỳ vọng mới cho thị trường địa ốc. Bất động sản nghỉ dưỡng có “nóng” lên như kỳ vọng hay chỉ là cơn sóng ngắn hạn?
Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ

Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ 'ngôi vương' tăng giá?

Phân khúc đất nền tiếp tục giữ 'ngôi vương' tăng giá trên thị trường bất động sản, đặc biệt tại miền Bắc với mức tăng vượt trội cả về giá bán lẫn lượng tìm kiếm
Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Khi giá bất động sản nội đô tiếp tục neo cao, điều đó kéo theo xu hướng nhà đầu tư dịch chuyển ra vùng ven.
Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Bất động sản Hà Nam đang nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn nhờ hạ tầng kết nối mạnh mẽ, công nghiệp phát triển và quỹ đất rộng mở.
Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Theo ghi nhận, lượng tìm kiếm bất động sản tại một số địa phương liên quan tăng đột biến sau thông tin về sáp nhập tỉnh.
Bất động sản cao cấp:

Bất động sản cao cấp: 'Thỏi nam châm' hút nhà đầu tư

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động, bất động sản cao cấp đang trở thành bến đỗ vững chắc, an toàn cho dòng tiền đầu tư.
Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Bộ Tài chính đang nghiên cứu, đề xuất thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản, trong đó có việc đánh thuế bất động sản thứ 2.
Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD

Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD

Khi TOD trở thành chuẩn mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững
Bất động sản ven Hà Nội:

Bất động sản ven Hà Nội: 'Nở rộ' dự án lớn

Thị trường bất động sản ven Hà Nội ghi nhận sự khởi sắc rõ nét ngay từ những tháng đầu năm 2025, với hàng loạt dự án quy mô lớn được ra mắt.
Loạt căn hộ chung cư cao cấp đáng sở hữu tại Việt Nam

Loạt căn hộ chung cư cao cấp đáng sở hữu tại Việt Nam

Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, nhu cầu sở hữu căn hộ chung cư cao cấp tại Việt Nam ngày càng gia tăng.
Khan hiếm bất động sản liền thổ khu vực TP. Hồ Chí Minh

Khan hiếm bất động sản liền thổ khu vực TP. Hồ Chí Minh

Phân khúc bất động sản liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nghiêm trọng và giá cả không ngừng tăng cao.
Bất động sản

Bất động sản 'tăng nóng': Trào lưu thuê nhà dài hạn nở rộ

Giá bất động sản 'leo thang', nhiều người lựa chọn hình thức thuê nhà dài hạn trong điều kiện thu nhập tài chính còn hạn chế.
Định giá đất gặp khó khi bất động sản

Định giá đất gặp khó khi bất động sản 'dậy sóng'

Việc định giá đất gặp nhiều khó khăn do thu thập thông tin còn rào cản, chưa minh bạch về số liệu giao dịch trong khi thị trường bất động sản đang "tăng nóng".
Giá đất có tăng sau sắp xếp đơn vị hành chính?

Giá đất có tăng sau sắp xếp đơn vị hành chính?

Giá đất có tăng sau sắp xếp đơn vị hành chính? Câu trả lời không đơn giản, hãy hiểu đúng xu hướng để tránh rơi vào bẫy sốt đất, đầu cơ, bong bóng.
Chung cư Hà Nội 2025:

Chung cư Hà Nội 2025: 'Lặng sóng' nhưng khó giảm giá

Giá chung cư Hà Nội đang chững lại nhưng chưa có dấu hiệu giảm. Áp lực chi phí và nguồn cung thấp giữ giá đứng cao, trong khi sức mua yếu cản đà tăng.
Bất động sản xanh hấp dẫn nhà đầu tư có tầm nhìn

Bất động sản xanh hấp dẫn nhà đầu tư có tầm nhìn

Bất động sản xanh đang trở thành một trong những xu hướng đầu tư được giới chuyên gia và nhà đầu tư có tầm nhìn đặc biệt quan tâm.
Bất động sản công nghiệp quý I: Lấp đầy nhanh, giá thuê tăng nhẹ

Bất động sản công nghiệp quý I: Lấp đầy nhanh, giá thuê tăng nhẹ

Thị trường bất động sản công nghiệp phía Nam tương đối khả quan trong quý I/2025 với tỷ lệ lấp đầy đạt 89%, giá thuê tiếp tục tăng nhẹ.
Đà Nẵng: Vì sao hồ sơ chuyển nhượng đất đai tăng đột biến?

Đà Nẵng: Vì sao hồ sơ chuyển nhượng đất đai tăng đột biến?

Lượng người dân đến làm thủ tục chuyển nhượng đất đai tại quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) tăng mạnh trong hai tuần gần đây.
Mobile VerionPhiên bản di động