Thứ sáu 25/04/2025 20:29

Bất động sản công nghiệp kỳ vọng tăng trưởng tốt

Nhờ tỷ lệ lấp đầy khả quan, giá thuê bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng mạnh, nên lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp lĩnh vực này được dự báo sẽ tăng trưởng cao.

Cung tăng, cầu tăng, giá tăng

Thị trường bất động sảncông nghiệp Việt Nam tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng mạnh mẽ, khi hàng loạt dự án khu công nghiệp, kho xưởng được khởi công tại các địa phương. Trong đó, nhiều dự án bắt đầu triển khai hoạt động xây dựng ở cả miền Bắc và miền Nam trong nửa đầu năm 2022.

Đơn cử, cuối quý I, VSIP 3 (Bình Dương) - Khu công nghiệp thứ 11 của VSIP tại Việt Nam, với diện tích hơn 1.000 ha làm lễ khởi công. JD Future Explore V Limited cũng khởi công xây dựng Khu Logistics JD Property Hải Phòng 1 tại Khu phi thuế quan và Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 1), với diện tích đất 97.000 m2.

Trong tháng 6/2022, BWID đã khởi công Dự án 16 - Kho xây sẵn BW Phú Nghĩa tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (Hà Nội). Đây là dự án đầu tiên của BW tại Hà Nội được xây dựng theo tiêu chuẩn xanh LEED.

Với nhu cầu ngày càng tăng do làn sóng dịch chuyển các cơ sở sản xuất sang Việt Nam, số liệu từ CBRE Việt Nam cho thấy, nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp đang phục hồi tích cực. Theo đó, lượng hỏi thuê đất công nghiệp và kho xưởng lần lượt tăng 10% và 7% so với cùng kỳ. Nhờ tỷ lệ lấp đầy khả quan, giá thuê đất trung bình ghi nhận mức tăng trưởng 8 - 13% tại phía Nam so với cùng kỳ 2021. Điều này cho thấy nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng sau đại dịch.

Theo ghi nhận của Cushman & Wakefield, giá thuê đất công nghiệp tại 5 thủ phủ công nghiệp miền Nam (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An) đã lập mặt bằng mới trong quý II/2022. Trong phân khúc đất công nghiệp, mức giá chào thuê cao nhất của 5 tỉnh, thành phố trọng điểm phía Nam cho thấy, TP.HCM xuất hiện mốc 270 USD (6,4 triệu đồng)/m2 cho cả chu kỳ thuê. Mức giá này chưa bao gồm phí quản lý và thuế giá trị gia tăng.

Long An là địa phương ghi nhận một khu công nghiệp có giá chào thuê đất tới 290 USD (6,8 triệu đồng)/m2 cho cả chu kỳ thuê, cao hơn cả TP.HCM. Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai ghi nhận các mức giá chào thuê đất công nghiệp cao nhất trong 3 tháng qua, lần lượt là 110, 180, 195 USD/m2 cho cả chu kỳ thuê.

Tại khu vực phía Bắc, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp cũng duy trì ở mức 80%, tăng so với mức 75% cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ lấp đầy nhà xưởng xây sẵn cũng tiếp tục ở mức cao, đạt 98%. Giá đất công nghiệp trung bình trong quý đạt 109 USD/m2/chu kỳ thuê.

Tự tin với kế hoạch tăng trưởng cao

Nhu cầu thuê đất công nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực khi nền kinh tế mở cửa, cùng với đó là giá thuê đất dự kiến tiếp tục tăng. Trong báo cáo vừa được công bố, các chuyên gia phân tích của SSI Research dự báo, trong nửa cuối năm 2022, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp sẽ tăng trưởng 47,3% so cùng kỳ.

Sang năm 2023, SSI kỳ vọng lợi nhuận ròng của các công ty phát triển khu công nghiệp niêm yết có thể tăng trưởng khoảng 18% so với cùng kỳ, khi tổng diện tích đất cho thuê tăng 10%/năm.

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex) đang sở hữu khoảng 454,3 ha sẵn sàng cho thuê, trong khi diện tích đất thương phẩm lên đến 1.250 ha tại tỉnh Bình Dương, có thể giúp thanh khoản của doanh nghiệp được cải thiện và biên lợi nhuận duy trì mức cao hơn 43% kể từ năm 2022 khi áp dụng khung giá đất mới tại Bình Dương cho giai đoạn 2020 - 2024.

Tương tự, lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc ước đạt 3.700 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) do các dự án hiện nay tiếp tục là nguồn thu chính, bên cạnh giai đoạn III của Dự án Khu công nghiệp Tràng Duệ và các khu công nghiệp tại Long An có thể bắt đầu tạo thu nhập.

Còn với Tổng công ty IDICO, trong nửa đầu năm, doanh nghiệp này đã hoàn tất việc cho thuê 90 ha trong tổng số kế hoạch 160 ha và ước tính hoàn thành trên 60% kế hoạch về lợi nhuận cả năm. Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra mới đây, Ban lãnh đạo IDICO cho biết, hiện doanh nghiệp còn 754,8 ha quỹ đất sẵn sàng cho thuê tại 5 dự án khu công nghiệp là Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Hựu Thạnh, Cầu Nghìn, Quế Võ.

Giai đoạn 2022 - 2026, việc cho thuê Khu công nghiệp Hựu Thạnh sẽ là động lực tạo dòng tiền ngắn hạn cho IDICO. Còn với Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng, dự kiến lấp đầy vào năm 2023 - 2024.

“Với giá đất khu công nghiệp đang tăng chóng mặt ở Việt Nam, thì sở hữu quỹ đất sẵn sàng cho thuê rộng lớn tạo ra những lợi thế vô cùng đặc biệt cho IDICO tận dụng cơ hội từ thị trường”, lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết.

Nhìn nhận diễn biến thị trường hiện nay, bà Huỳnh Bửu Trân, Giám đốc điều hành khu công nghiệp Việt Nam đánh giá, số lượng các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất tại các khu công nghiệp phía Nam gia tăng mạnh trong nửa đầu năm nay. Diễn biến này đã khiến giá chào thuê đất công nghiệp thiết lập mặt bằng giá mới trong quý vừa qua.

baodautu.vn
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

BIM Land giới thiệu dự án SkyM bên vịnh Hạ Long

Thanh Trì: Tâm điểm mới của bất động sản Hà Nội

“Đập hộp” Mercedes-Benz khi sở hữu dinh thự Villa Le Corail

Dự án CHINE RIVERSIDE – đô thị điểm nhấn tại Hoà Bình

Vì sao nhà riêng dưới 8 tỷ đồng ở Hà Nội hút nhà đầu tư?

Giá đất vùng ven Hà Nội 80 triệu đồng/m2, cho thuê chỉ 2 triệu đồng/tháng

Gamuda Land Việt Nam nỗ lực thúc đẩy cam kết ESG tại Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh: Giá chung cư chạm ngưỡng 60 triệu đồng/m2

Dòng chảy thị trường bất động sản đối mặt rào cản pháp lý

Mua nhà theo giá của bạn: Trải nghiệm Noble App của Sunshine Group

Thị trường khách sạn, căn hộ dịch vụ bứt tốc nhờ du lịch

Có nên 'ôm' đất khi lãi suất đang hạ nhiệt?

BIM Land giới thiệu bộ sưu tập biệt thự giới hạn tại Thanh Xuan Valley

Nhiều dự án bất động sản ‘ngủ đông’ rục rịch hồi sinh

Giá đất có tăng sau sáp nhập phường ở Hà Nội?

Bất động sản thương mại dịch vụ thấp tầng được công nhận sổ đỏ

Bất động sản Hạ Long trở lại đường đua với lực đẩy mới

Đầu tư đất nền thế nào để tránh rủi ro?

Giá đất 'thủ phủ công nghiệp’ Bắc Ninh, Bắc Giang biến động ra sao?

Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’?