Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Thách thức lớn

Môi trường thương mại điện tử bên cạnh tạo thuận lợi cho chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng nhưng cũng đem lại thách thức trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Nâng cao nhận thức, giảm hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sinh viên Ngăn chặn những vi phạm gian lận trên sàn thương mại điện tử

Đây là chia sẻ của ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Dù lực lượng chức năng cả nước đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra rất phổ biến, đến mức báo động đỏ. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

Thực tế đúng là như vậy. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái xuất hiện ngày một nhiều, nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan. Bởi, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mang lại siêu lợi nhuận cho các đối tượng vi phạm pháp luật. Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã bất chấp mọi thủ đoạn, sử dụng nhiều cách thức rất tinh vi để đưa những mặt hàng này ra thị trường.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Thách thức lớn
Ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ

Các chế tài xử lý vi phạm dường như chưa đủ sức răn đe khiến cho đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm không cảm thấy sợ. Về phía chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì đa phần vẫn chưa chủ động trong việc tự bảo vệ quyền của mình, vẫn còn tâm lý trông chờ vào sự bảo vệ của Nhà nước trong khi chính họ, hơn ai hết, là những người có thể chỉ ra được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả để thông tin cho người tiêu dùng, bài trừ hàng giả, hàng xâm phạm quyền.

Về phía công chúng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người kinh doanh thương mại, người tiêu dùng chấp nhận hàng giả, hàng xâm phạm quyền vì lý do giá trị của chúng phù hợp với điều kiện kinh tế của họ, lại thêm văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác, bài trừ hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa phổ biến trong xã hội.

Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phát triển, vậy chúng ta gặp thách thức gì trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử, thưa ông?

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, bên cạnh thị trường truyền thống, hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng nhiều trong môi trường điện tử. Môi trường thương mại điện tử một mặt tạo thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng trong giao lưu thương mại nhưng mặt khác tạo ra rất nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý cũng như chính các bên trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Thách thức lớn
Tăng cường kiểm tra, xử lý hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Từ góc độ cơ quan có thẩm quyền, khó xác định hành vi xâm phạm, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm, giá trị hàng hóa vi phạm, khó phối hợp trong xử lý hành vi xâm phạm. Do đặc tính vô hình của quyền sở hữu trí tuệ và đặc tính phi biên giới của Internet nên hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể xuất phát từ bất kỳ chủ thể nào trên khắp thế giới hướng tới thị trường và người tiêu dùng Việt Nam.

Chính điều này khiến cho các cơ quan thực thi dù có nỗ lực hết sức cũng rất khó khăn trong việc xử lý hành vi xâm phạm.

Ông có gợi ý nào cho doanh nghiệp ứng phó với tình trạng này?

Để đối phó với tình trạng này, từ phía doanh nghiệp, theo quan điểm của tôi qua nghiên cứu kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, vai trò của doanh nghiệp - chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thực thi là rất quan trọng.

Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác đấu tranh phòng và chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài các biện pháp nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhà sản xuất cần bỏ kinh phí để thông báo đến người tiêu dùng nhằm phân biệt hàng thật, hàng giả; có chính sách khen thưởng kịp thời cho những người tiêu dùng phát hiện ra hàng giả, hàng nhái; không ngừng tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Nga thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của người nghệ sĩ mà còn đặt ra nhiều vấn đề về lỗ hổng trách nhiệm và đạo đức xã hội.
Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Hành trình nhân đạo tại Myanmar đã khép lại, Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trách nhiệm trong khu vực.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Mẹ giết con - tội ác hiếm gặp với cả các “loài”! Mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm lấy tiền ăn chơi, cờ bạc thì đúng là tội ác “trời không dung, đất không tha”.

Tin cùng chuyên mục

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết mang tiêu đề “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư thể hiện sự trăn trở về tầm vóc người Việt.
Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Vĩnh Phúc cho thấy, khi "bàn tay đen" thao túng chính quyền, mọi quy định của pháp luật đều có thể bị "bẻ cong".
Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà nhận định, cần có bước đi đột phá về kinh tế tư nhân để giải quyết băn khoăn của Tổng Bí thư về cán bộ dôi dư.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.
Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp qua góc nhìn một cán bộ thương vụ Bộ Công Thương từng công tác tại Mỹ cho thấy có nhiều kinh nghiệm quý.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng sẽ có một "cuộc cách mạng" tinh giản quy định để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển đột phá.
Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu

Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu 'không xong việc, thay người'

Từ khi Thủ tướng Chính phủ 7 lần thị sát, trực tiếp chỉ đạo, công trường đã bừng sức sống. Tối hậu thư được đưa ra: “Nếu không bảo đảm tiến độ thì thay người”.
Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần có cách quản trị mới. Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ kiến tạo không gian phát triển mới.
Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Thậm chí, nhiều người trăn trở về những thương hiệu thân thuộc gắn với địa phương sẽ mất đi...
Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn của Chính phủ nhận được sự đồng tình rất lớn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, phương án sáp nhập tỉnh, thành phố có biển với tỉnh trên các lưu vực sông sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế biển.
Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Theo Giáo sư Trần Ngọc Đường, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là tinh giản bộ máy mà còn nhằm tạo động lực mới cho phát triển.
Mobile VerionPhiên bản di động