Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần sự chung tay của toàn xã hội

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng cần sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Bộ Công Thương hoàn thiện Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Bộ Công Thương thực hiện có hiệu quả pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quốc hội vừa có buổi làm việc với Bộ Công Thương về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần sự chung tay của toàn xã hội
Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quốc hội vừa có buổi làm việc với Bộ Công Thương về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”

Văn bản pháp luật được ban hành, triển khai kịp thời

Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết: Trong giai đoạn 2011-2022, thực hiện nhiệm vụ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ; đồng thời phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai mạnh mẽ, hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước.

“Trong gần 12 năm thực thi vừa qua, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn Luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ; đồng thời kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam” - ông Trịnh Anh Tuấn nhận định.

Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, công tác xây dựng thể chế được các cấp, các ngành quan tâm, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đáp ứng các yêu cầu cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam và xu hướng phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới; thực thi hiệu quả hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; lồng ghép các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nhiều văn bản, lĩnh vực chuyên ngành có liên quan, trong đó, nổi bật là lĩnh vực thương mại điện tử, quản lý thị trường.

Hình thành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương và hệ thống các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước; nâng cao nhận thức của xã hội đối với sự quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội; kêu gọi và tăng cường trách nhiệm của các chủ thể trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để ban hành và thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề án, kế hoạch về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như thúc đẩy lồng ghép bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các lĩnh vực chuyên ngành; khẳng định vai trò và những đóng góp của Việt Nam đối với sự phát triển chung của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới…

Đại diện Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn đã điều chỉnh tương đối đầy đủ và toàn diện các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền người tiêu dùng, bao gồm: Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa, dịch vụ và trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần sự chung tay của toàn xã hội
Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: Bộ Công Thương đã triển khai mạnh mẽ, hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước

Bên cạnh đó, một số quy định cụ thể của Luật không chỉ đáp ứng yêu cầu thực tiễn còn có tính định hướng dự báo để kịp thời điều chỉnh các vấn đề, các xu mới phát sinh, như: Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; kiểm soát hợp theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; hàng hóa có khuyết tật; tổ chức xã hội gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phương thức giải quyết tranh chấp của tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Ngoài ra, trên cơ sở các quy định khung về bảo vệ quyền lợi người dùng, các nội dung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã được quy trong pháp luật của các lĩnh vực chuyên ngành, bao gồm các quy định về nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại tử, an toàn thực phẩm, kinh doanh các mặt hàng đặc biệt như rượu, thuốc lá,... hoặc trong các vấn đề nóng như phòng, chống hàng giả, hàng không rõ gốc xuất xứ...

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một chủ trương quan trọng được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng nhằm hoàn thiện thể chế, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu của công tác hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Ngày 17 tháng 11 năm 2010, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và hàng loạt các Nghị quyết, Chương trình hành động liên quan đến lĩnh vực này. Đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của xã hội.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, tại thời điểm ban hành năm 2010 và qua quá trình thực hiện, nhiều nội dung quy định của Luật đã thể hiện được tính thống nhất, phù hợp đảm bảo hiệu quả trong quá trình triển khai. Đồng thời, ngay trong quá trình khai, Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện tổng kết, đánh giá định kỳ theo năm, theo giai đoạn năm và 10 năm đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, đặc biệt các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật.

“Trên cơ sở đánh giá, kết quả nêu trên, năm 2019, Bộ Công Thương đã đề xuất các cấp có thẩm quyền xét việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện tại Bộ đang trong quá trình nghiên cứu, sửa Luật. Thông qua buổi làm việc với Đoàn giám sát, Bộ Công Thương sẽ phối hợp để làm rõ các vấn đề liên quan, nhằm tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật này” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần sự chung tay của toàn xã hội
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần sự chung tay của toàn xã hội

Cần sự chung tay các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội

Đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Công Thương, các đại biểu quốc hội và các chuyên gia cho rằng, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người dùng đã được ban hành một cách kịp thời, nhanh chóng, đồng bộ và có sự rà soát, điều chỉnh, cập nhật để phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước thực tiễn, góp phần tạo động lực thúc đẩy và khuyến khích sự tham gia của xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Như, một số quy định pháp luật hiện hành chưa phù hợp, chưa điều chỉnh kịp sự thay đổi của thực tiễn sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng; một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định pháp luật có liên quan, dẫn tới khó theo dõi, thực hiện không thống nhất.

Bên cạnh đó, nguồn lực triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại cơ - quan nhà nước, tổ chức xã hội còn nhiều khó khăn, hạn chế, dẫn tới hiệu quả triển khai chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; công tác triển khai chính sách, pháp luật chưa tạo nên chuyển biến mạnh mẽ, chưa có các giải pháp mang tính đổi mới đột phá; một số địa phương, một số bộ ngành còn chưa quan tâm tới công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các đại biểu cho rằng, trước bối cảnh trên, việc hoàn thiện quy định pháp luật và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là việc làm cần thiết, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Ông Vương Quốc Thắng, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh rất rộng, khó, liên quan tới không chỉ 90 triệu người dân Việt Nam, mà còn liên quan tới người nước ngoài, các tổ chức quốc tế hợp tác với Việt Nam; liên quan đến rất nhiều Luật chuyên ngành khác… Do vậy, Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương cần phải đánh giá cụ thể, đảm bảo tính logic, các nội dung thể hiện hướng đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ trực tiếp đến gián tiếp.

Bên cạnh đó, ông Vương Quốc Thắng cũng đề nghị Bộ Công Thương cần phát hiện, làm rõ những hạn chế, bất cập trong chính sách để hoàn thiện, tối ưu pháp luật trong lĩnh vực này.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần sự chung tay của toàn xã hội
Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương

Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của đại biểu trong đoàn giám sát, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, sau gần 12 năm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực thi, các vấn đề bảo vệ người tiêu dùng đã có những diễn biến mới, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Bản chất bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không thay đổi, nhưng phạm vi quá rộng, bao trùm hết các lĩnh vực, do vậy đòi hỏi cần có trách nhiệm, sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Khẳng định việc sửa luật là cơ hội để khắc phục những bất cập của luật cũ, điều chỉnh những điều khoản xung đột với các luật hiện hành, và bổ sung những điều luật cũ chưa quy định,… Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi cần giải quyết 4 vấn đề cơ bản: Định nghĩa người tiêu dùng; Người tiêu dùng có những quyền cơ bản gì; Quy trình, nguyên tắc giải quyết khi có tranh chấp; Hệ thống thực thi luật.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, hiện nay, tuyệt đại đa số luật của Việt Nam điều chỉnh bên cung, tức là đưa ra các quy tắc, hành xử, tiêu chuẩn cho bên cung. Chỉ có duy nhất Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nói về quyền lợi của bên cầu. Vậy, với tư cách là luật gốc của bên cầu Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc xây dựng luật không can thiệp vào tất cả những vấn đề cụ thể, nhưng lại đưa ra một số nguyên tắc mà tất cả các Luật chuyên ngành phải tuân thủ.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nêu ví dụ và khẳng định, như Luật Cạnh tranh là “Hiến pháp” của nền kinh tế thị trường thì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải là tuyên bố về quyền của người tiêu dùng.

Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Phó Trưởng Đoàn giám sát, đánh giá cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương cũng như sự chuẩn bị nghiêm túc của Bộ cho buổi làm việc với đoàn giám sát.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, Báo cáo của Bộ Công Thương đã bám sát đề cương của đoàn giám sát, thể hiện cụ thể các nội dung theo yêu cầu. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại buổi làm việc, Phó Trưởng Đoàn giám sát Tạ Đình Thi đề nghị Bộ Công Thương tiếp thu đầy đủ và tiếp tục rà soát, đánh giá và hoàn thiện Báo cáo gửi Đoàn giám sát trước ngày 25/7.

Phó Trưởng Đoàn giám sát cũng đề nghị: “Hiện chúng ta đang đánh giá thực chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tức là phạm vi không chỉ bao gồm Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà cả hệ thống pháp luật liên quan và các chính sách, nghị quyết, chỉ thị hay quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo vệ quyền lợi người người tiêu dùng. Để từ đó thấy được bức tranh tổng thể của vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Vietnam Foodexpo 2024 tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Vietnam Foodexpo 2024 tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Vietnam Foodexpo 2024 mang đến những cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ đối tác tiềm năng, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, phát triển bền vững.
Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 có quy mô trên 500 gian hàng của 400 doanh nghiệp đến từ hơn 30 tỉnh thành và 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Ngày 11/11, tại Thụy Điển, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã gặp gỡ, trao Biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển xanh
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Trong các thị trường xuất khẩu, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, khu vực châu Á – châu Phi và châu Đại Dương luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam.
Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sáng 12/11, Bộ Công Thương tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm​

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm​

Chiều 11/11, tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình làm rõ thêm vấn đề thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Các cơ sở giáo dục Bộ Công Thương cần đổi mới đồng bộ chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế hướng tới đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức người làm công tác pháp luật ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Ngày 6/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đại sứ Argentina tại Việt Nam thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam để thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại...
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội thông qua.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam - EU đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nền tảng vững chắc.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Sáng 7/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC).
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Chiều 7/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp ngành điện về các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Ngày 6/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và tham quan các dự án nằm trong khu kinh tế.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Sáng 1/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng về định hướng phát triển ngành công nghiệp bô xít - alumin - nhôm.

'Tiếng chiêng' CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE vừa ký, 'tiếng chiêng' hợp tác đã lan toả, tạo ra những cuộc đua marathon để Việt Nam ký các FTA với các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Ngày 30/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động