Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại 4.0 như thế nào

Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng khiến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng trở nên phức tạp, do đó, các doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Thách thức lớn Tạo động lực mới cho hoạt động phát triển sở hữu trí tuệ

Ngày 2/8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) tổ chức Hội thảo “Bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0”.

Việt Nam có khả năng trở thành nước có số lượng nộp đơn đăng ký sáng chế hàng đầu ASEAN

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Thitapha Wattanapruttipaisan – Giám đốc Văn phòng tại Singapore – Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới – nhận định, trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã ghi nhận thành tích kinh tế nổi bật, thành tựu này sẽ thay đổi sự đổi mới và không gian công nghệ trong và ngoài ASEAN. Trong nhiều năm qua, trong Chỉ số đổi mới Toàn cầu của WIPO, Việt Nam đứng đầu trong số 34 nước thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Tại Việt Nam, công nghệ truyền thông như giao diện người, máy tính tốc độ cao và phân tích dữ liệu chiếm khoảng một nửa danh mục sáng chế gần đây. Các mô hình kinh doanh kỹ thuật số mới và sáng tạo cũng đã xuất hiện với tốc độ chóng mặt. Việt Nam đang sở hữu khoảng 10 kỳ lân trong nước (các công ty khởi nghiệp công nghệ được định giá thị trường từ 1 tỷ USD trở lên), chiếm gần 10% trong tổng số khoảng 36 kỳ lân trong ASEAN vào năm 2021.

Các kỳ lân Việt Nam đã đạt được vị thế của mình chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ, trong khi đó, các công ty trong danh sách Fortune 500 phải mất 20 năm mới đạt được mức định giá tỷ USD. “Trong những năm tới, Việt Nam cũng có khả năng trở thành nước có số lượng nộp đơn đăng ký sáng chế hàng đầu ASEAN”, bà Thitapha Wattanapruttipaisan nhận định.

Tại Hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, doanh nghiệp đã cùng nhau cập nhật thông tin về Luật Sở hữu trí tuệ mới sửa đổi; cách thức bảo hộ sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử và môi trường công nghiệp 4.0; cách thức định giá tài sản sở hữu trí tuệ. Đồng thời, các chuyên gia chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong công cuộc xây dựng và quản lý sở hữu trí tuệ giúp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiến hành có hiệu quả việc bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu của mình trong nước và ra nước ngoài.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Luật sư thành viên, Công ty Luật Vision & Associates, đây là lần sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ mang tính toàn diện và sâu rộng nhất từ trước đến nay. Trong đó, các thay đổi liên quan đến các chế định bảo hộ nhãn hiệu sẽ là điều mà các doanh nghiệp phải quan tâm trước hết. Bởi vì các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã bắt đầu quan tâm đến sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là các nhãn hiệu để phục vụ cho các hàng hóa, dịch vụ của họ.

Liên quan đến nhãn hiệu, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã mở rộng ra bảo hộ đến nhãn hiệu âm thanh bên cạnh nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình. Các tiêu chí đánh giá các nhãn hiệu nổi tiếng, cũng như các căn cứ đề từ chối, hủy bỏ hay chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu đây cũng những điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm và nắm các quy định mới để vận dụng tốt nhất cũng như bảo hộ nhãn hiệu của mình.

Bên cạnh đó, về cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã có những thay đổi khá tích cực. Cụ thể như việc cho phép sự tham gia chủ động hơn của các cơ quan nhà nước, mà ở đây là cơ quan hải quan trong việc xử lý các hành vi xâm phạm.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian cũng đã bước đầu bị ràng buộc trách nhiệm liên quan đến quyền tác giả hoặc liên quan đến hành vi xâm phạm trên các nền tảng do họ cung cấp. Ngoài ra, còn có những thay đổi liên quan đến việc thực thi trên môi trường số, mà cụ thể ở đây liên quan đến tên miền. Theo đó, việc đăng ký tên miền đã không còn bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc đăng ký nhãn hiệu thì cần ngay lập tức nghĩ tới việc đăng ký tên miền. Cụ thể ở đây là các tên miền .vn và .com.vn. Bởi lẽ, khi bên thứ 3 có hành vi chiếm đoạt tên miền đó thì việc xử lý hành vi xâm phạm tên miền sẽ trở lên khá khó khăn.

Nâng cao nhận thức từ chính các doanh nghiệp

Ở góc độ doanh nghiệp, theo ông Lương Minh Huân – Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) - nhận định, trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lại càng trở nên phức tạp khi mà sự phát triển của khoa học, công nghệ vừa giúp phát huy và lan tỏa mạnh mẽ những mặt tích cực nhưng đồng thời cũng khuếch đại gấp nhiều lần các vấn đề nổi cộm về sở hữu trí tuệ mà doanh nghiệp phải đối mặt.

Điển hình là các hành vi xâm phạm đang diễn ra ngày càng nhanh chóng hơn, tinh vi hơn với quy mô rộng lớn hơn, vượt qua cả ranh giới về địa lý và lãnh thổ quốc gia, thay đổi hình thức từ môi trường kinh doanh truyền thống lên môi trường thương mại điện tử và internet. “Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức cao hơn nữa về vai trò sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như hội nhập mạnh mẽ hiện nay”, ông Lương Minh Huân đánh giá.

Dẫn báo cáo Chỉ số sở hữu quốc tế năm 2022 của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, ông Lương Minh Huân cho hay, chỉ số đo lường sở hữu trí tuệ của Việt Nam năm 2022 chỉ xếp thứ 45/55 quốc gia được xếp hạng, tức là thuộc 1/3 các quốc gia bị đánh giá thấp, giảm một bậc so với năm 2021. Ngoài ra, nếu so sánh với con số hơn 860 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường thì số lượng đơn đăng ký và văn bản được cấp trong thời gian qua vẫn rất khiêm tốn. Chưa kể đến việc chúng ta liên tục phải chứng kiến những bài học đắt giá về việc doanh nghiệp Việt Nam bị tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu, thậm chí là bị lợi dụng và chiếm đoạt các thành quả sáng tạo cả ở trong và ngoài nước.

“Hiện, nhận thức của doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ ngày càng nâng cao thể hiện thông qua con số bảo hộ sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2021 được tăng lên từ trên 30% lên trên 40%. Bên cạnh những kết quả đạt được thì nhận thức của doanh nghiệp cũng như quá trình thực thi sở hữu trí tuệ chưa tương xứng với thực trạng phát triển của cộng động doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Huân đánh giá.

Theo các chuyên gia, nhận thức được những giá trị tiềm ẩn của sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp phải tăng cường đẩy mạnh xây dựng và quản lý các tài sản này, không chỉ để phòng chống nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn nhằm mục đích tạo ra công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh, sức ảnh hưởng trong ngành và vị thế của mình trên thị trường. Các doanh nghiệp cần thấy rõ rằng, với xu hướng hiện tại, sở hữu trí tuệ là một loại tài sản mang lại giá trị kinh tế đáng kể và là thước đo cho sự phát triển và cải cách của mình.

“Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một trong những công cụ quyết định sức mạnh cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp. Chúng ta hi vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp hàng trăm đơn sáng chế một năm, có thương hiệu mạnh và một số thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong nước mà trên thị trường quốc tế”, ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc – Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam chia sẻ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Nội vụ: Tiến tới trả lương theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ: Tiến tới trả lương theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm.
Hà Nội triển khai phong trào

Hà Nội triển khai phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hà Nội triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm nâng cao kỹ năng số cho người dân, phát triển chính quyền và xã hội số hiệu quả.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế cho rằng, khâu quản lý giám sát thực phẩm phần lớn đã phân cấp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố và các sở y tế.
Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn viện phí cho toàn dân là mục tiêu mà ngành Y tế đang quyết tâm thực hiện.
Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã qua đời tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày.
Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào

Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào 'tầm ngắm' kiểm tra

Tranh cãi lòng se điếu dùng hóa chất, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra nguồn gốc, lấy mẫu kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, đại diện Liên Hợp Quốc mong muốn Đại lễ Vesak 2025 là cơ hội để hướng tới hòa bình và bền vững,
Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn cả nước xảy ra 6.121 vụ tai nạn giao thông. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 28,2%.
Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tọa lạc tại Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh là nơi lưu dấu bước chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác.
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,67 triệu lượt người, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.
PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 lần đầu tiên ghi nhận thành phố Hải Phòng vươn lên đứng đầu với 74,84 điểm.
Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi vào chiều tối và đêm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La, Hoà Bình có nắng nóng.
Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/5/2025, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang có mưa rào, dông rải rác, khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.
Xu hướng

Xu hướng 'tiêu dùng xanh' tạo làn sóng mới trên thị trường

Tiêu dùng xanh đang trở thành làn sóng mới trên thị trường Việt, khi người trẻ và tiểu thương cùng chuyển dịch nhận thức, chủ động thay đổi hành vi mỗi ngày.
‘Giọt hồng yêu thương

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Mới đây, tại Hà Nội, Đức Tín Group đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình hiến máu “Giọt hồng yêu thương 2025”.
Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Không ít doanh nghiệp chân chính bị thiệt hại nặng nề vì những thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng từ những “nấm độc” núp bóng review.
Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tổ chức truyền thống sang mạng lưới đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.
Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Chiếc xe đưa tang đang lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc thì bốc cháy dữ dội.
Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Bộ Nội vụ cho biết, tất cả các tỉnh, thành đã gửi hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính, gồm 23 hồ sơ cấp tỉnh và 63 hồ sơ cấp xã.
Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2025 với tên gọi “Pháp luật với mọi người” diễn ra từ 00h00’ ngày 06/5 đến 23h59 ngày 25/5/2025.
Mobile VerionPhiên bản di động