Bánh phu thê - mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thủy chung

Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh), nơi đây nức tiếng du khách gần xa bởi đặc sản truyền thống bánh phu thê có từ bao đời nay.
Giò nây - Món ngon làm nên vị Tết Top những món ăn không thể bỏ lỡ khi đến Hà Nội vào thu Bánh trôi tàu: Món ăn ấm áp cho ngày đông Hà Nội

Không biết từ bao giờ, trong các đám cưới, đám hỏi của người Việt, đặc biệt là người Kinh Bắc lại không thể thiếu một loại bánh. Loại bánh tượng trưng cho sự thủy chung – bánh Phu Thê. Bánh Phu Thê còn được gọi với nhiều tên như bánh xu xê, bánh xu xuê là một loại bánh ngọt cổ truyền của người Việt.

Bánh phu thê. Ảnh minh họa
Bánh phu thê, loại bánh chỉ bán theo cặp. Ảnh minh họa

Theo truyền thuyết, chiếc bánh bắt nguồn từ sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay làm bánh gửi cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng thắm thiết đã đặt tên bánh là bánh phu thê.

Nhưng cũng có tích truyền lại câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn, trước lúc người chồng lên đường đi buôn, người vợ làm bánh và gửi gắm tâm tư dù có xa nhau nhưng tấm lòng của người vợ vẫn luôn ngọt ngào như miếng bánh.

Gạo nếp cái hoa vàng dùng làm bánh.Ảnh minh họa
Gạo nếp cái hoa vàng dùng làm bánh. Ảnh minh họa

Cũng có câu chuyện khác cho rằng, một lần hội Đền Đô, vua Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi đến Đền Đô. Có đôi vợ chồng trẻ đã làm món bánh lạ dâng lên vua. Nhà vua ăn thấy ngon nên đã đặt tên bánh là Phu Thê. Dù ở câu chuyện nào, bánh Phu Thê cũng tượng trưng cho sự thủy chung.

Song dù là truyền thuyết nào thì cũng đều chung một quan điểm để nói lên rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung, cho tình nghĩa vợ chồng. Có lẽ bởi vậy mà tục lệ trong đám hỏi phải có bánh Phu Thê đã trở thành truyền thống đối với người Việt Nam, đặc biệt là người dân Kinh Bắc. Nổi tiếng là nơi tạo nên loại bánh này và cách làm bánh truyền thống vẫn được tiếp nối truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nhân bánh làm bằng đỗ xanh. Ảnh TTXVN
Nhân bánh làm bằng đỗ xanh. Ảnh TTXVN

Cũng giống như nhiều loại bánh truyền thống khác của Việt Nam, bánh Phu Thê không cầu kỳ về hình thức nhưng để có được một chiếc bánh hoàn hảo, thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn chuẩn bị, thực hiện kỹ lưỡng cũng như áp dụng các phương pháp bí truyền.

Mỗi gia đình trong phường sẽ có bí quyết làm bánh Phu Thê riêng để tạo nên hương vị đặc biệt. Để làm nên một chiếc bánh Phu Thê dẻo, thơm ngon, người làm bánh cần cẩn trọng trong từng công đoạn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của toàn mẻ bánh.

Công đoạn gói bánh phu thê. Ảnh TTXVN
Công đoạn gói bánh phu thê. Ảnh TTXVN

Bánh Phu Thê Đình Bảng có sự hòa quyện của lớp vỏ và phần nhân. Vỏ bánh được làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo nếp xay thành bột, cô đặc lại để hơn một tuần mới đem trộn đường trắng, đu đủ xanh nạo sợi và hương liệu như tinh dầu chuối, va ni, hương cốm cùng nước quả dành dành. Nhân bánh được làm bằng đậu xanh đãi sạch vỏ, đồ chín, giã nhuyễn trộn với đường trắng, nước cốt dừa và dừa nạo.

Do bánh được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau nên người làm bánh thường phải tỉ mỉ trong từng khâu. Sau khi các nguyên liệu được chuẩn bị xong, người thợ dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân.

Lá gói bánh là lá dong. Lá rửa sạch, để ráo nước, tước bớt cọng để lá được mềm mại trong khi gói, lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô. Khi gói, người ta còn quết lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh ăn không bị dính. Sau khi gói, bánh được luộc chín, vớt ra buộc từng cặp bằng 1 chiếc lạt hồng.

Bánh phu thê đã được hấp chính. Ảnh TTXVN
Bánh phu thê đã được hấp chín. Ảnh TTXVN

Chiếc bánh Phu Thê đạt tiêu chuẩn là khi thưởng thức người ta sẽ thấy được màu vàng trong của bánh, nhìn thấu những sợi đu đủ bên ngoài lớp vỏ. Khi ăn, cảm nhận hương thơm, dẻo từ gạo nếp, dai giòn của đu đủ, béo bùi của đậu xanh, dừa, và vị ngọt của đường…

Ngày nay, nghề làm bánh đang phát triển rất nhanh chóng, người dân Đình Bảng làm bánh quanh năm. Trong phường Đình Bảng có gần 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh bánh mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Lê Nguyệt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: văn hóa ẩm thực

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024, tiếp tục góp phần quảng bá vẻ đẹp Việt, hình ảnh, du lịch Việt với tới bạn bè quốc tế.
Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Thông qua Triển lãm “Họa màu - Dân gian”, LaToa Indochine đã giới thiệu, quảng bá nhiều tác phẩm tranh sơn mài độc đáo đến với du khách.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện ấn tượng qua mỹ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện ấn tượng qua mỹ thuật

Người dân Hà Nội đang có cơ hội được sống lại với những khoảnh khắc trên chiến trường Điện Biên Phủ qua tác phẩm mỹ thuật tại Triển lãm “Đường lên Điện Biên”.
Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ “vua vận tải” được dân công sử dụng để vận chuyển lương thực, thuốc men phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ là biểu tượng cho tinh thần, ý chí.

Tin cùng chuyên mục

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

Sáng nay (25/4), Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính thức khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”.
Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20-23/3 âm lịch (tức ngày 28/4-1/5/2024), tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 20 - 23/4/2024 tại Khu di tích đình - đền Bổng Điền, Thái Bình thành công tốt đẹp.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” vào ngày 25/4.
Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ được tổ chức từ ngày 7-9/5/2024 (tức ngày 29/3 - 2/4/2024 âm lịch) hàng năm, tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Tối 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam.
Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đến với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hàng nghìn du khách đều choáng ngợp, ngỡ ngàng và xúc động trước bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày 18/4/2024, Hội nghị vinh danh 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa diễn ra từ ngày 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4/2024.
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Lễ hội truyền thống chùa Dâu, sẽ diễn ra ngày 15/5/2024 (tức 8/4 âm lịch) hàng năm, tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân".
Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 17/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công bố thêm 8 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó Ninh Bình sở hữu 2 di sản.
Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" sẽ được tổ chức vào ngày 20/4/2024 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Hội rằm tháng 3 Minh Hóa, Quảng Bình sẽ diễn ra từ 20-23/4/2024 (tức 12-15/3 âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.
Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Các du khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi được tham gia trải nghiệm cùng các nghệ nhân trong chặng hát hội tại "Hát Xoan làng cổ".
Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Đến không gian trưng bày nghệ thuật điêu khắc ánh sáng của Bùi Văn Tự, du khách được ngắm nhìn các vĩ nhân nổi tiếng thế giới qua những chất liệu đơn sơ.
Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động