Bangladesh tiếp tục gia hạn MOU để nhập khẩu gạo từ Việt Nam
Thương mại 26/11/2022 21:33 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi? Thuế nhập khẩu gạo xát vào EU là 65 EUR/tấn |
Chiều ngày 26/11, ông Sadhan Chandra Majumder, Bộ trưởng Bộ Lương thực Bangladesh và đoàn công tác của nước này đã đến thăm, làm việc với Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (VINAFOOD II).
Buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Lương thực Bangladesh và các thành viên trong đoàn nhằm tìm hiểu về tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam, năng lực, quy mô của VINAFOOD II, đồng thời cập nhật về tiến độ thực hiện hợp đồng đang thực hiện giữa hai bên. Qua đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Bangladesh và Việt Nam, cũng như Công ty Đầu mối DGF và VINAFOOD II sẽ ngày càng phát triển.
Trao đổi với Đoàn công tác của Bộ Lương thực Bangladesh, ông Nguyễn Huy Hưng - Chủ tịch HĐQT VINAFOOD II đã giới thiệu về quy mô, năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Cụ thể, VINAFOOD II được thành lập từ năm 1976 và là doanh nghiệp nhà nước có quy mô hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lúa gạo lớn nhất cả nước. Từ tháng 09/2018, VINAFOOD II chuyển đổi thành Công ty cổ phần với tên chính thức là Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (VINAFOOD II), trong đó nhà nước sở hữu trên 51% cổ phần.
Hiện tại, theo Luật doanh nghiệp, VINAFOOD II vẫn là một doanh nghiệp Nhà nước và giữ vai trò quan trọng trong việc thu mua lúa gạo cho nông dân, bình ổn giá lương thực trong nước và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và khu vực như Malaysia, Philippines, Indonesia theo đầu mối chỉ định của Chính phủ khi các quốc gia này có nhu cầu.
![]() |
Ông Nguyễn Huy Hưng - Chủ tịch HĐQT VINAFOOD II giới thiệu về năng lực sản xuất của doanh nghiệp với Đoàn Bộ Lương thực Bangladesh |
“Tính đến nay, VINAFOOD II đã có gần 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo và hệ thống các đơn vị thành viên bao gồm 43 công ty trải dài từ miền Trung đến Tây Nam bộ, với hầu hết các nhà máy, xí nghiệp sản xuất chế biến lúa gạo đặt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. VINAFOOD đã và đang giữ vững vị trí chủ lực trong việc cung cấp gạo cho tiêu dùng trong nước và đặc biệt là xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới nổi bật là các nước ASEAN như Indonesia, Philippines, Malaysia và đã bắt đầu được đón nhận tại các thị trường châu Mỹ, Trung Đông, châu Âu, châu Á trong những năm gần đây”- ông Nguyễn Huy Hưng nói.
![]() |
Buổi làm việc chiều ngày 26/11. |
Theo đó, với quy mô và năng lực sản xuất, kho chứa hơn 1,2 triệu tấn, chủ yếu tập trung tại Đồng bằng sông Cửu Long, VINAFOOD II có lợi thế rất lớn trong việc cung cấp gạo với số lượng lớn đặc biệt là các hợp đồng tập trung, hợp đồng Chính phủ. Chính vì vậy, ngoài kinh doanh thương mại, VINAFOOD II được Chính phủ Việt Nam tin tưởng giao trọng trách làm đầu mối cung cấp lương thực cho các nước thông qua MOU, hợp đồng G-G, đấu thầu Chính phủ.
Đối với thị trường Bangladesh, ông Nguyễn Huy Hưng cho biết, VINAFOOD II đã làm đầu mối cung cấp gạo theo MOU (biên bản ghi nhớ) qua các năm. Trong đó, năm 2011 cung cấp 450.000 tấn; năm 2017 cung cấp 250.000 tấn; năm 2021 cung cấp 52.500 tấn gạo trắng; và năm 2022 cung cấp 230.000 tấn gạo.
“Để tiếp tục được làm đầu mối cung cấp gạo cho Chính phủ Bangladesh trong thời gian tới thông qua MOU giữa hai nước, chúng tôi mong nhận được sự hợp tác và hỗ trợ từ phía Bộ Lương thực, Cục Lương thực và các bộ ngành phía Bangladesh xem xét gia hạn MOU đã ký giữa hai nước năm 2017 và sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2022”, ông Nguyễn Huy Hưng đề xuất.
Tại buổi làm việc, ông Sadhan Chandra Majumder, Bộ trưởng Bộ Lương thực Bangladesh, đánh giá cao VINAFOOD II, là nhà cung cấp gạo đáng tin cậy, đúng thời gian cho Bangladesh. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Lương thực Bangladesh, sản lượng lúa gạo của nước này chưa đủ để cung cấp cho 170 triệu dân, do đó Bangladesh vẫn cần phải nhập khẩu gạo, với những nguồn cung chính là Ấn Độ, Việt Nam và Myanmar.
Trên tinh thần đó, Bangladesh đã đồng ý gia hạn MOU về thương mại gạo với Việt Nam thêm 5 năm.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hai giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Á – châu Phi

Xuất nhập khẩu hàng hóa sang khu vực châu Âu, châu Mỹ tăng trưởng 9,4%

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm giá trị, khẳng định vị thế cà phê Việt Nam

Bộ Công Thương: Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá sản phẩm thép cán nguội Trung Quốc

Việt Nam đứng trong Top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn trên thế giới
Tin cùng chuyên mục

Hải quan sẽ giảm 10% thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu

Năm 2023, Hiệp định EVFTA có cứu cánh cho xuất khẩu của Việt Nam sang EU?

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao từ Việt Nam

Thêm 23 doanh nghiệp thủy sản được Trung Quốc chấp thuận xuất khẩu

Quế Việt Nam có thể chiếm một nửa thị trường Canada

Tìm cơ hội xúc tiến thương mại từ Hội chợ thiết kế và Nội thất Stockholm

Nghị quyết 01: Bộ Nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt từ 54 - 55 tỷ USD

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ vào Australia

Chính sách nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU thay đổi ra sao?

Hàng hóa xuất khẩu sang EU không được có chất gây rối loạn nội tiết, ung thư

Xuất khẩu thủy sản 'lao dốc' trong tháng 1/2023

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại

Việt Nam đứng thứ 2 châu Á về xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường biển sang Hoa Kỳ

Quảng Nam dự kiến tổ chức Lễ hội Sâm cấp quốc gia lần thứ 1 năm 2023

Năm 2022, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam

EU tiếp tục kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với thanh long, mì tôm, ớt của Việt Nam

Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 1 năm 2023 đạt 46,56 tỷ USD

Trung Quốc ‘ăn hàng’, giá sầu riêng cao kỷ lục

Cửa khẩu Lào Cai thông quan khoảng 9.000 tấn nông sản trong dịp Tết Quý Mão 2023
