Bàn chiến lược xuất khẩu quế "đường dài" ở các thị trường FTA

Nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp ngành quế ở Quảng Nam tận dụng tốt hơn các FTA đã được đề Hội thảo diễn tại Quảng Nam hôm nay (21/12)
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu quế đứng đầu thế giới Quảng Nam: Ngành quế tận dụng các FTA thế hệ mới

Sản xuất quế manh mún, nhỏ lẻ

Tại Hội thảo trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành quế và kế hoạch cụ thể để tận dụng các FTA thế hệ mới vừa được tổ chức hôm nay (21/12) tại Quảng Nam, phía các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trồng quế đã nêu lên nhiều vấn đề tồn tại của ngành quế hiện nay trong việc kết nối từ cây giống tới việc trồng và chế biến quế; quy trình sản xuất, vốn và công nghệ. Các hạn chế trong việc tìm hiểu các quy định và tiếp cận thị trường xuất khẩu FTA đối với ngành quế; xây dựng thương hiệu và các vấn đề khó khăn khác trong đất đai, hải quan, tín dụng, logistics...

Bàn chiến lược xuất khẩu quế
Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trồng quế nêu lên nhiều vấn đề khó khăn, tồn tại trong phát triển cây quế

Ông Phạm Minh Sỹ - Đại diện Hợp tác xã quế Trà My Minh Phúc (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) chia sẻ, đơn vị được xem là mô hình hợp tác xã trẻ, khởi nghiệp với chuỗi liên kết sản xuất tuần hoàn, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới để nâng cao thương hiệu quế. Tuy nhiên, hiện đầu ra các sản phẩm từ quế còn manh mún, chủ yếu ở thị trường trong nước, chưa tận dụng được thị trường FTA để xuất khẩu. Hơn nữa, còn gặp khó khăn về mùa vụ. “Đối với quế Trà My, hiện chỉ thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm, còn mùa vụ tháng 8 hầu như không khai thác được”, ông Sỹ trăn trở.

Ông Lê Minh Thảo – Phó Chủ tịch Hội Sâm núi Ngọc Linh và quế Trà My chia hay, để đưa các sản phẩm từ quế xuất khẩu sang nước ngoài cần thương hiệu. Tuy nhiên, về chỉ dẫn địa lý hiện nay chưa có đăng ký bảo hộ ở các thị trường trọng điểm, chính vì thế rất mong sự hỗ trợ của các cấp ban, ngành từ trung ương đến địa phương, cùng xây dựng chỉ dẫn địa lý để giúp nâng cao giá trị loại cây này trên thị trường quốc tế.

Bàn chiến lược xuất khẩu quế
Ông Lê Minh Thảo - Phó Chủ tịch Hội Sâm núi Ngọc Linh và quế Trà My cho rằng cần chú trọng xây dựng chỉ dẫn địa lý để giúp nâng cao giá trị quế trên thị trường quốc tế

Ông Hường Văn Minh – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam thông tin, thời gian qua do thị trường xuất khẩu bị ngưng trệ, chất lượng quế Trà My giảm sút nên thị trường tiêu thụ bị thu hẹp dần, người dân địa phương phải chặt bỏ nhiều diện tích quế để trồng các loại cây khác.

“Hầu hết các sản phẩm quế, vỏ quế đều được thu mua qua thương lái và xuất khẩu tiểu ngạch qua thị trường Trung Quốc, chưa có doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài; diện tích trồng còn chưa tập trung; nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, nghiên cứu phát triển chất lượng sản phẩm còn hạn chế; nguồn nguyên liệu sản xuất chưa có tính ổn định cao, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường xuất khẩu”, ông Minh cho hay.

Về các vấn đề doanh nghiệp quế Việt Nam gặp phải khi tận dụng FTA, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, các doanh nghiệp chưa tận dụng hết dư địa thị trường FTA, thiếu và yếu về vốn, công nghệ, năng lực. “Ngoài ra, các doanh nghiệp còn tư duy làm “thô”, chưa chú trọng làm thương hiệu; chưa quan tâm đúng mức về phát triển thương hiệu bền vững, thiếu kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau dẫn đến việc tận dụng FTA, nâng vị thế ngành quế Việt Nam ở các thị trường xuất khẩu chính”, ông Ngô Chung Khanh nhìn nhận.

Bàn chiến lược xuất khẩu quế
Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên

Định vị thị trường FTA thế hệ mới trong chiến lược xuất khẩu quế

Để ngành quế phát triển hơn nữa trong thời gian tới, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Ngô Chung Khanh đã đưa ra một số giải pháp đối với các cơ quan quản lý.

Theo ông Khanh, cần tăng cường tìm kiếm đối tác, kết nối khách hàng cho doanh nghiệp; xây dựng hệ sinh thái cho ngành (cơ quan trung ương, địa phương, hiệp hội, công ty xuất khẩu chính, công ty tư vấn, nông dân, công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào…); tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn. Ví dụ có chương trình hỗ trợ riêng cho tận dụng FTA, nguồn tín dụng riêng, hỗ trợ xúc tiến thương mại… Đồng thời, phải tăng cường cung cấp thông tin, cập nhật chính sách cho doanh nghiệp.

Đối với góc độ doanh nghiệp, cần định vị thị trường FTA thế hệ mới trong chiến lược xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu các thông tin và chính sách thị trường FTA để lên chiến lược tiếp cận các thị trường này. Phải tối ưu hóa chi phí và năng lực sản xuất thông qua kết nối với các doanh nghiệp khác; định hướng thay đổi từ gia công sang xây dựng thương hiệu.

Bà Nguyễn Thùy Linh - đại diện Vụ hợp tác quốc tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành quế phạm vi ứng dụng rất rộng, có thể sử dụng trong món ăn, đồ uống; sản phẩm thực phẩm, công nghiệp đồ uống hay dược phẩm, mỹ phẩm, dịch vụ chăm sóc con sức khỏe và vẻ đẹp con người. Chính vì thế, để khai thác được tiềm năng, ứng dụng, các doanh nghiệp cần nghiên cứu phát triển sản phẩm, gia tăng sản xuất theo hướng giá trị.

Bàn chiến lược xuất khẩu quế
Bà Nguyễn Thùy Linh cho rằng để khai thác được tiềm năng, ứng dụng, các doanh nghiệp cần nghiên cứu phát triển sản phẩm, gia tăng sản xuất cây quế theo hướng giá trị

“Đối với xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp phải lên chiến lược quảng bá gắn với tính chất đặc thù, kết nối cung cầu và phân phối, phát triển thị trường ngách. Nỗ lực kết nối, xuất khẩu sản phẩm sang các nước có nhu cầu để gia tăng giá trị cây quế”, bà Linh chia sẻ.

Cũng theo bà Linh, địa phương, doanh nghiệp, hộ trồng cần duy trì nguồn gen bản địa để giữ ưu thế đặc thù hương liệu và chất lượng; kiểm soát SPS; quy hoạch vùng và đảm bảo không thay thế, thu hẹp diện tích rừng tự nhiên từ đó ổn định năng suất, chất lượng và gắn với phát triển bền vững.

Bàn chiến lược xuất khẩu quế
Sản phẩm quế Trà My được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh quảng bá và đưa ra thị trường. Ảnh: Q.L

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thành Huy – đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cũng đã chia sẻ các kinh nghiệm xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp quế. Theo ông Huy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường và thị hiếu tiêu dùng để từ đó điều chỉnh sản phẩm phù hợp với khách hàng. Xác định và xây dựng tầm nhìn phát triển thị trường một dài hạn một cách bài bản, chuyên nghiệp. Truy xuất nguồn gốc, chú trọng quảng bá chỉ dẫn địa lý. “Đặc biệt, các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức tiếp cận từ chủ động trải nghiệm thay thế trưng bày bị động đơn thuần, xây dựng câu chuyện kể lan tỏa và dần hình thình xu hướng cá nhân hóa”, ông Huy nói.

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Bộ Tài chính đề xuất, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong thực hiện FTA Việt Nam - Israel sẽ giảm dần từ nay đến năm 2027.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hai năm thực thi RCEP, chi phí thương mại trong khu vực đã giảm đáng kể, chuỗi cung ứng đã liên kết chặt chẽ hơn, mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.

Tin cùng chuyên mục

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Với nhiều cơ hội theo các cam kết mang lại, song sau 5 năm dư địa thị trường từ Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn.
Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Nhằm cải thiện công tác tuyên truyền, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, Cổng FTAP đang đẩy mạnh hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp.
Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Tuy nông sản luôn gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng lượng hàng hóa mang thương hiệu Việt xuất khẩu sang thị trường EU còn khá khiêm tốn.
Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Các thông tin, dữ liệu trên Cổng FTAP được hiển thị dưới dạng song ngữ Việt - Anh giúp cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hiểu thêm về nhau.
Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Trong Hiệp định RCEP, các cam kết về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại được quy định nhằm thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch.
Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cùng với các Bộ ngành khác, Bộ Công Thương thực hiện đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trên Cổng FTAP.
Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng thông tin FTAP cung cấp thông tin, hỗ trợ tối đa các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại tới doanh nghiệp.
Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Cơ hội Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại song hành cùng các khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp, ngành hàng.
Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Từ kết quả khảo sát FTA Index, khuyến nghị đưa ra đối với doanh nghiệp là tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin yêu cầu của thị trường.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Hiện các cam kết về lao động, công đoàn của Việt Nam trong các FTA cũng như Hiệp định EVFTA cơ bản đã được nội luật hoá trong hệ thống pháp luật.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu đối với nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là dệt may trước yêu cầu phát triển chung của toàn cầu.
Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Gia Lai tận dụng hiệu quả, với kinh ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng cao 60-70%
FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

Bộ chỉ số FTA Index sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ và Quốc hội chỉ đạo, giám sát thực hiện FTA của các địa phương; là biện pháp cần thiết để tận dụng FTA.
Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Hiệp định EVFTA đã giúp xóa bỏ hoặc có lộ trình xoá bỏ hạn ngạch thuế quan từ ngày 1/8/2020 đối với khá nhiều sản phẩm giày dép của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Các cam kết về thương mại điện tử trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tăng cường mở cửa thị trường thông qua ứng dụng điện tử.
Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái được cho là giải pháp cấp thiết giúp ngành cà phê nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường, tận dụng tốt EVFTA.
Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP là địa chỉ cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh với giao diện thân thiện, khoa học, tạo sự thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng.
FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Chỉ với một click chuột, ở bất cứ đâu, khi có nhu cầu, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu về Hiệp định CPTPP trên Cổng thông tin FTAP.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động