Xây dựng hạ tầng thương mại hiện đại theo nghị quyết của Đảng: Nhìn từ câu chuyện cửa hàng tiện lợi

Bài 4: Giải quyết hài hoà bài toán lợi ích quốc gia và hội nhập quốc tế

Phát triển cửa hàng tiện lợi theo quan điểm của Đảng cần gắn với chính sách bảo vệ thị trường phân phối hàng hoá trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế.
Bài 1: Từ nghị quyết của Đảng đến Chiến lược của quốc gia Bài 2: Xu thế phát triển thế giới và gợi mở cho Việt Nam Bài 3: Cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đang phát triển ra sao?

Ưu tiên hàng Việt, có chính sách bảo vệ thị trường phân phối trong nước

Đó cũng là nội dung được nêu rõ trong Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: “Có chính sách bảo vệ thị trường phân phối hàng hoá trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế”. “Khuyến khích, động viên người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam”.

Vấn đề này cũng đã được các chuyên gia về thương mại phân tích khá rõ bài bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và trong khu vực. Đề tài khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý thương mại nội địa trong tiến trình chuyển đổi số ở Việt Nam" do Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương thực hiện mới đây đã có những phân tích sâu sắc về vấn đề này.

Theo TS. Trịnh Thị Thanh Thủy, Chủ nhiệm đề tài, chúng ta có thể tham khảo bài học kinh nghiệm về chính sách bảo vệ thị trường phân phối trong nước của một số nước trong khu vực.

Ở Nhật Bản, Nhà nước hạn chế hoặc chậm mở cửa cho thị trường, nên các hàng hóa, cũng như công ty nước ngoài rất khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Với chiến lược “trì hoãn mở cửa”, Nhật Bản tạo thời gian chuẩn bị tiềm lực cho các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Thị trường hàng công nghệ được coi là thị trường mở cửa nhất của Nhật Bản, nhưng các công ty nước ngoài chỉ được đưa vào Nhật Bản những công nghệ và sản phẩm mà Nhật Bản không thể làm ra. Ngay khi các công ty của Nhật Bản đã tiếp thu và cải tiến được những công nghệ và sản phẩm đó, thì Nhật Bản sẽ trì hoàn cấp giấy phép để tạo điều kiện cho các công ty của Nhật Bản sản xuất ở trong nước.

Nhật Bản tìm cách duy trì các hàng rảo phi quan thuế hữu hình, vô hình trong khi vẫn mở cửa thông qua các hàng rào thuế quan. Nhật Bản cũng áp dụng một số biện pháp phi thuế quan tương tự đối với các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thuỷ sản. Những biện pháp hiện đang được triển khai đó là cấm nhập khẩu hoặc hạn chế số lượng nhập khẩu một số mặt hàng, ví dụ như một số loại thủy sản, cá, tôm... Bên cạnh đó, nhập khẩu một số loại hàng hóa phụ thuộc vào yêu cầu giấy phép để đảm bảo an ninh quốc gia, bảo đảm sức khỏe, cuộc sống người tiêu dùng hoặc bảo tồn cuộc sống động, thực vật, cây cối và môi trường thiên nhiên.

Còn ở Trung Quốc, nước này quy định trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua và kiểm soát một doanh nghiệp trong nước có thể phải tiến hành trình tự thủ tục đánh giá tác động tới an ninh quốc gia nếu cần thiết - đây là một quy định rất khó định lượng do việc đánh giá yếu tố an ninh quốc gia sẽ phụ thuộc nhiều vào ý chí chính trị và do vậy, quy định này dễ được sử dụng để tạo thành rào cản hoạt động tập trung kinh tế theo ý chí của cơ quan nhà nước (ví dụ trường hợp hãng Cocacola của Mỹ bị cơ quan cạnh tranh Trung Quốc ngăn không cho mua lại hãng nước ngọt Huiyan với giá 2,4 tỷ USD). Tuy nhiên, chính sách này nhận được sự ủng hộ của người dân Trung Quốc nhằm bảo hộ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp trong nước.

Đặc biệt, chính sách về hạ tầng thương mại và kênh phân phối của Trung Quốc là phát triển hạ tầng thương mại trên cơ sở coi trọng các quy hoạch thương mại cấp quốc gia và địa phương, chú trọng các cơ sở phân phối hiện đại.

Từ năm 2003 Trung Quốc bắt đầu quy hoạch mạng lưới thương mại, tập trung vào khu vực thành thị với các khu thương mại trung tâm thành phố, ở quanh khu dân cư, vùng ngoại vi và các khu chuyên doanh (như khu Vương Phủ Tỉnh, Tây Đơn tại trung tâm Bắc Kinh, khu thương mại tại quận Đông Thành, Chiều Dương, Hương Trang, Tiền Môn; cải tạo các tuyến phố thương mại trọng điểm làm hạt nhân của khu thương mại...). Các quy hoạch thương mại được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh như phát triển tổng thể của thành phố, phân bố dân cư, nhu cầu tiêu dùng, hệ thống giao thông, yêu cầu môi trường nhằm đảm bảo tránh đầu tư tùy tiện, chồng chéo gây lãng phí nguồn lực.

Phát triển chuỗi cửa hàng được coi là trụ cột trong chính sách phát triển thương mại nội địa của Trung Quốc trên cơ sở khuyến khích các siêu thị, cửa hàng bách hóa và cửa hàng chuyên doanh vận hành theo mô hình chuỗi; cho phép các cửa hàng bách hóa lớn thu gom và sát nhập các cửa hàng nhỏ làm thành viên để xây dựng chuỗi cửa hàng có thương hiệu; thúc đẩy hình thức nhượng quyền thương mại trong phát triển chuỗi cửa hàng; thành lập Hiệp hội chuỗi cửa hàng và nhượng quyền kinh doanh (CCFA).

Trung Quốc quản lý chặt chẽ và chuẩn hóa hoạt động kinh doanh bán lẻ. Tiêu chuẩn quốc gia về phân loại các loại hình bán lẻ của Trung Quốc được phân thành 2 nhóm: bán lẻ có cửa hàng và bán lẻ không có cửa hàng (như bán hàng qua tivi, bưu điện, internet, máy bán hàng tự động…).Trong phân phối bán lẻ, tư tưởng chủ đạo trong chính sách phát triển thương mại nội địa của Trung Quốc là “thị trường nội địa Trung Quốc chủ yếu do nhà bán lẻ Trung Quốc nắm giữ” và thực hiện qua việc lựa chọn doanh nghiệp để hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính phủ Trung Quốc đã chọn 20 doanh nghiệp thương mại để hỗ trợ phát triển thành những doanh nghiệp hàng đầu quốc gia, có vai trò dẫn dắt sự phát triển lĩnh vực bán lẻ ở Trung Quốc, có khả năng vươn ra thị trường thế giới trong vòng 5 - 8 năm.

Ở Thái Lan, quan điểm của Thái Lan về thương mại nội địa giai đoạn 20 năm đầu cải cách là xây dựng thị trường cạnh tranh tự do, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thương mại nội địa. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm gần đây, Thái Lan bắt đầu thắt chặt quản lý doanh nghiệp thương mại nước ngoài khi thị trường trong nước bị chi phối quá nhiều bởi doanh nghiệp FDI.

Khung pháp lý quản lý hạ tầng thương mại Thái Lan khá chặt chẽ gồm: Bộ Luật Đất đai 1954 (sửa đổi năm 1999) (doanh nghiệp có trên 49% cổ phần nước ngoài không được sở hữu đất), Luật Quy hoạch và phân vùng đô thị năm 1975 (không được phép xây dựng cơ sở thương mại diện tích trên 100 m2 tại khu vực nông thôn và nông nghiệp), Luật Kiểm soát xây dựng (cơ sở thương mại có diện tích từ 300 m2 trở lên là đối tượng chịu sự kiểm soát và có thể chịu thêm các quy định/điều kiện bổ sung); Qui định về việc thúc đẩy tổ chức chợ trung tâm hàng nông sản năm 1998 (quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh và xây dựng chợ); Quy định về khu vực bán lẻ đối với 75 tỉnh của Thái Lan năm 2003 (cửa hàng mới có diện tích hơn 1.000 m2 phải cách trung tâm thành phố ít nhất 15 km và có 30% diện tích đất để trồng cây xanh; phải được sự đồng ý của Hội đồng gồm đại diện những người kinh doanh và chính quyền địa phương...).

Doanh nghiệp trong nước hoạt động chủ yếu ở kênh phân phối bán lẻ dưới dạng các cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng cộng đồng, chợ truyền thống, chợ trung tâm... do phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, được hưởng nhiều hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Doanh nghiệp nước ngoài với nguồn vốn lớn, kinh nghiệm quản lý lâu đời phát triển mạnh với hình thức đại siêu thị (Tesco Lotus-Anh, Big C và Carrefour-Pháp, Siam Makro- Hà Lan), siêu thị (Tops - Hà Lan, Food Lion-Bỉ, Jusco-Nhật) và cửa hàng tiện lợi (Family Mart-Nhật, Tesco Express-Anh, Leader Price - Pháp...).

Những sạp hàng nhỏ lẻ, người bán hàng rong, bán lưu động trên vỉa hè ... không phải đăng ký kinh doanh. Đối với người bán hàng rong, về pháp luật không quy định riêng nhưng Chính phủ Thái Lan có khuyến cáo họ nên tránh kinh doanh trùng lặp, không làm cản trở giao thông, không được kinh doanh tại một số khu vực (như cơ quan chính phủ, Hoàng gia).

Tầm nhìn quản lý và bài toán lợi ích quốc gia: Đừng để "thua trên sân nhà"

Trở lại với câu chuyện cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam, nếu tham chiếu những kinh nghiệm nước ngoài như trên, doanh nghiệp, người dân và các nhà quản lý sẽ chia sẻ, đồng cảm nhiều hơn với cơ quan quản lý Nhà nước gần đây khi tham vọng đưa ra các văn bản pháp quy mới để quản lý hiệu quả hơn thị trường nội địa. Không phải sau đó chỉ là câu chuyện "thêm rào cản kinh doanh" mà cần nhìn rộng hơn ở tầm nhìn quản lý, giải quyết hài hoà bài toán lợi ích quốc gia và hội nhập quốc tế.

Hiện nay, không khó để tìm một cửa hàng tiện lợi trong các thành phố lớn, thậm chí loại hình này còn xuất hiện với mật độ dày đặc. Ngoài các siêu thị, trung tâm thương mại là hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển khá nhanh ở các đô thị.

Theo ông Peter Christou - Giám đốc thương mại Worldpanel Division Vietnam (thuộc Tập đoàn Kantar – doanh nghiệp nghiên cứu về thị trường), về lý thuyết, người tiêu dùng đã dần bỏ chợ truyền thống và tìm đến các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi là những nơi có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của họ, bao gồm cả thực phẩm tươi sống.

Bài 4: Giải quyết hài hoà bài toán lợi ích quốc gia và hội nhập quốc tế
Cửa hàng tiện lợi là những nơi có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm cả thực phẩm tươi sống

Khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, hơn 1/3 số hộ gia đình Việt Nam hiện nay chọn mua hàng tại các siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi. Còn theo Nielsen, tốc độ mở cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini tại Việt Nam đã tăng 200% mỗi năm giai đoạn các năm 2020-2021. Xu hướng này có chậm lại trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, song dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi sau khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.

Phát triển mạnh là vậy, song so với thế giới đã có lịch sử hàng chục năm, cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam mới vào khoảng 5 năm trở lại đây. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Vũ Vinh Phú – chuyên gia bán lẻ cho biết, các cửa hàng tiện lợi ở nước ngoài đều có những đặc điểm như xây dựng và hoạt động gần các khu dân cư với khoảng cách chỉ từ 500-700m, phục vụ cho người dân với tiêu chí thuận lợi nhất.

“Cửa hàng tiện lợi có vai trò quan trọng trong việc giảm các chợ cóc, chợ tạm, chợ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, giảm tải cho các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại. Quan trọng hơn, việc mua sắm nhanh chóng tại các cửa hàng tiện lợi sẽ giúp giảm tình trạng tập trung đông người, đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh” – ông Vũ Vinh Phú nói.

Được coi là mô hình quan trọng, tích hợp nhiều tiện ích như đóng tiền điện nước, điện thoại và kinh doanh các loại dược phẩm thông thường không kê đơn, song đến nay, ông Phú cho rằng, điểm hạn chế trong phát triển mô hình này là chưa có được một văn bản quản lý riêng về cửa hàng tiện lợi. Hiện nay chỉ có duy nhất Quyết định số 1371/QĐ-BTM ngày 24/9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại là văn bản quản lý về hạ tầng thương mại, song đã qua 18 năm, đã có nhiều điểm lỗi thời và không tích hợp các quy định về cửa hàng tiện lợi vốn mới chỉ phát triển mạnh trong khoảng 5 năm gần đây.

Nếu không có chính sách quản lý hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các cửa hàng tạp hoá hay những hộ kinh doanh cá thể, phân phối nhỏ lẻ. Xét cho cùng, không nên buông lỏng để thị trường bán lẻ trong nước bị thôn tính đến khi chúng ta nhận ra "thua trên sân nhà" thì đã muộn.

Trong bối cảnh đó, vị chuyên gia này đánh giá, Tổ soạn thảo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có sáng kiến tốt, kịp thời khi xây dựng dự thảo Thông tư quy định về phân loại và quản lý một số hạ tầng thương mại. Các quy định về nhà để xe, khoảng cách cửa hàng… cũng là những quy định được đánh giá là tốt khi đề cao vai trò của người dân là chủ thể được hưởng lợi ích nhiều nhất trong các quy định về cửa hàng tiện lợi.

“Tuy nhiên, theo tôi, quan trọng hơn, các quy định trong các văn bản pháp quy của cơ quan nhà nước cần tập trung vào các quy định liên quan đến chất lượng hoạt động của các mô hình này, như nguồn gốc hàng hóa, niêm yết giá công khai, tích hợp các ứng dụng thương mại điện tử… vào hoạt động. Bên cạnh đó, các văn bản phải có các điều khoản để quản lý và xử phạt khi doanh nghiệp bán hàng không đúng chất lượng, lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm sở hữu trí tuệ...” – ông Phú nói.

Ông Vũ Vinh Phú nêu ví dụ, vừa qua, hàng loạt các cửa hàng Bách hóa Xanh đã phải đóng cửa để tái cơ cấu lại hoạt động. Đây cũng chính là chuỗi cửa hàng bị lực lượng quản lý thị trường “điểm mặt” trong đợt dịch Covid-19 vì các sai phạm về niêm yết giá. Điều này cho thấy, chính thị trường và người tiêu dùng sẽ là “bộ lọc” cực kỳ quan trọng trên thị trường bán lẻ. Doanh nghiệp nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn cũng như đòi hỏi của người tiêu dùng, không đề cao quyền lợi và vai trò của người tiêu dùng thì sẽ tự bị đào thải.

Ở chiều ngược lại, các cửa hàng tiện lợi nằm trong chuỗi phân phối của các doanh nghiệp lớn như Winmart+ của Tập đoàn Masan, Co.op Food, Co.op Smile của Saigon Coop, Hapro Food/BRGmart của Tổng công ty Thương mại Hà Nội… lại phát triển mạnh. Đây cũng là các chuỗi cửa hàng không chỉ có được vị trí tốt, hệ thống rộng khắp mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn về nguồn gốc sản phẩm, giá cả phải chăng…

Bài 4: Giải quyết hài hoà bài toán lợi ích quốc gia và hội nhập quốc tế
Do được người tiêu dùng ưu tiên chọn là nơi mua sắm, Hapro Food phát triển mạnh trong giai đoạn đại dịch

Song song với đó, ông Phú cho rằng, điểm yếu của các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam hiện nay chính là liên kết chuỗi. Cho nên, các doanh nghiệp phải xây dựng được khối liên kết với các doanh nghiệp cung cấp đầu nguồn và liên kết với nhau để có nguồn hàng chất lượng và sức cạnh tranh.

“Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có sẵn nguồn hàng dồi dào, đặc biệt là các sản phẩm OCOP. Đây là nguồn mà các cửa hàng tiện lợi nên tiệp cận để có nguồn hàng chất lượng với giá gốc để phục vụ kinh doanh. Có giá cả cạnh tranh sẽ giữ được khách hàng” – ông Vũ Vinh Phú khuyến cáo.

Trong thời gian qua rộ lên câu chuyện nhiều siêu thị siết chiết khấu của các nhà cung cấp, hợp tác xã, nông dân… Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả nhà cung cấp và kênh bán lẻ. Do đó, các chuyên gia cho rằng, việc siết chiết khấu không nên xảy ra trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp phân phối và nhà cung cấp. Thay vào đó, mối quan hệ này, đặc biệt là chuỗi cửa hàng tiện lợi và các nhà cung cấp phải là mối liên kết chặt chẽ, cùng nhau phát triển. Đó mới là yếu tố quan trọng giúp kênh phân phối có được nguồn hàng chất lượng với giá phải chăng và nhà cung cấp có được nguồn vốn tái cơ cấu sản xuất. Ở chiều ngược lại, nhà cung cấp cũng cần sản xuất sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn đã cam kết trước đó để giữ được doanh thu ổn định nhờ cung cấp hàng hóa vào các kênh phân phối.

Thêm nữa, đối với một ngành nghề cần có chất lượng dịch vụ cao như bán lẻ, cần xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực tốt, đồng thời quan tâm đến các chính sách chăm sóc khách hàng. Ông Phú đúc kết lại: “Hãy bán hàng như bán cho người thân của mình. Và hãy yêu sản phẩm như thể tất cả đều là sản phẩm phục vụ cho bản thân mình. Đây là yếu tố để các cửa hàng tiện lợi có thể thành công”.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, cần sớm có quy chuẩn về các mô hình mới như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để nâng cao chất lượng, tính hiện đại và chuyên nghiệp của các loại hình bán lẻ này.

Đầu tư nghiêm túc cho bán hàng trực tuyến

Do quá trình chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, câu chuyện chuyển đổi số ra sao, áp dụng thương mại điện tử như thế nào cũng là câu chuyện cần tích hợp trong các văn bản quản lý của nhà nước cũng như trong cách thức hoạt động của các cửa hàng tiện lợi trong tương lai.

Ông Peter Christou nhấn mạnh, để các trải nghiệm của người tiêu dùng mua sắm tiện ích hơn, những điểm bán cũng phải tự làm mới mình hơn nữa. Đó là tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số, tăng phạm vi tiếp cận người trên kênh mạng xã hội, trang web, giúp người tiêu dùng có thể đặt hàng trực tuyến. Những tương tác này giúp giảm áp lực phục vụ tại cửa hàng. Các điểm bán này cũng cần hợp tác với bên thứ ba để có dịch vụ giao hàng nhanh hơn.

Điều quan trọng không kém là mỗi cửa hàng cũng phải lập kế hoạch, dự báo nhu cầu trên địa bàn để giảm thiểu tình trạng hàng hóa dư thừa và nắm bắt đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Các sáng kiến được ứng dụng công nghệ như thanh toán tự phục vụ, giao hàng trực tuyến cũng cần được các cửa hàng quan tâm. Đa dạng hóa tiện ích là cách để tránh việc đóng cửa các cửa hàng như hiện nay.

Thực tế trên thị trường bán lẻ Việt Nam cũng cho thấy, việc tích hợp các ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số cũng chính là bí quyết giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa dịch vụ, chăm sóc tốt hơn cho người tiêu dùng. Đơn cử, mới đây, VinMart+ của Tập đoàn Masan đã tích hợp thêm một mảng ghép công nghệ vào hệ sinh thái của mình. Đó là nhà mạng mới Reddi (Công ty Mobicast – Thành viên Tập đoàn Masan) với đầu số 055. Reddi được coi là giải pháp để tích hợp sản phẩm và dịch vụ số vào nền tảng tiêu dùng, phục vụ gần 15 triệu người tiêu dùng am hiểu và thường xuyên sử dụng các dịch vụ số.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đã nhận định trong Đại hội Cổ đông thường niên 2021: “Chúng ta đang kết hợp kinh nghiệm phục vụ người tiêu dùng và công nghệ vào cùng 1 nền tảng. Công nghệ không chỉ là bệ phóng cho mô hình kinh doanh sắp tới của chúng ta, mà bản thân công nghệ cũng sẽ là một mảng kinh doanh độc lập”.

Hoặc, hoạt động đặt hàng online cũng được Satrafoods đầu tư hỗ trợ khách hàng tham khảo sản phẩm, hàng hóa và đặt hàng. Mô hình này phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn dịch bệnh và tiếp tục được quan tâm trong giai đoạn hiện nay, là một trong những yếu tố giúp Satrafoods duy trì được lượng khách hàng ổn định, trung thành.

Bài 4: Giải quyết hài hoà bài toán lợi ích quốc gia và hội nhập quốc tế
Bên cạnh các cửa hàng bán trực tiếp, Vissan đã ra mắt website kinh doanh thực phẩm trực tuyến

Tại chuỗi cửa hàng thực phẩm Vissan, ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản Vissan, cho biết Vissan đã ra mắt website kinh doanh thực phẩm trực tuyến VISSANMART tại địa chỉ: http://vissanmart.com. Bước đầu, VISSANMART sẽ phục vụ khách hàng ở tất cả quận, huyện nội thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước đó, Vissan cũng chính thức mở gian hàng trên nền tảng thương mại điện tử Sendo, Now... Việc bắt tay hợp tác với nhiều nền tảng thương mại điện tử phổ biến trên thị trường là một trong những mục tiêu trong chiến lược đa dạng hóa kênh bán hàng trực tuyến, mang đến nhiều tiện ích và ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.

Riêng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, TS Trịnh Thị Thanh Thủy, chuyên gia kinh tế cho biết, sự bùng nổ của thương mại điện tử đã khiến cho các kênh phân phối, trong đó có cả cửa hàng tiện lợi không thể đứng ngoài cuộc chơi. Điều này cũng đặt ra cho các cơ quan chức năng nhà nước một thách thức là bên cạnh các chính sách quản lý hạ tầng thương mại cho hoạt động kinh doanh offline, quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật cũng cần chuẩn bị cho hạ tầng của thương mại điện tử để có thể đưa vào định hướng. Trong bối cảnh hiện nay, quản lý nhà nước về hạ tầng thương mại nói chung và cửa hàng tiện lợi nói riêng không thể tách rời giữa hạ tầng online và offline.

Nếu như ở Nhật Bản, cứ khoảng 7.000 dân thì có 1 siêu thị mini thì ở Việt Nam, khoảng 20 nghìn - 30 nghìn dân thì mới có 1 siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi. Đặc biệt, các kênh bán lẻ hiện đại này chỉ đang xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn, ở vùng nông thôn hầu như không có. Với con số kênh bán lẻ hiện đại nói chung và cửa hàng tiện lợi nói riêng chỉ chiếm 25% trong tổng số bán lẻ ở thị trường Việt Nam hiện nay, có thể khẳng định rằng, tiềm năng để phát triển các hệ thống bán hàng hiện đại này còn rất lớn, đặc biệt là ở vùng nông thôn trong vòng 5 - 10 năm nữa. Nếu tích hợp tốt giữa các văn bản quản lý nhà nước và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, mô hình này chắc chắn sẽ còn phát triển tốt hơn nữa trong thời gian tới với mục tiêu đề cao yếu tố “tiện lợi” trong phục vụ cho người tiêu dùng cũng như tiếp tục hoàn thiện bức tranh đa lợi ích của thị trường bán lẻ Việt Nam.

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết số 12/NQ-CP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay 28/11: Giá dầu thế giới kéo dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 28/11: Giá dầu thế giới kéo dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch hôm qua (27/11).
Hà Nội: Cây thông thật ‘cháy’ hàng trước lễ Giáng sinh

Hà Nội: Cây thông thật ‘cháy’ hàng trước lễ Giáng sinh

Tại Hà Nội, thị trường đồ trang trí lễ Giáng sinh đang rất sôi động, trong đó cây thông thật được người mua ‘săn’ đón, gây nên tình trạng ‘cháy hàng’.
Thị trường hàng hóa hôm nay 27/11: Giá ngô nối dài chuỗi suy yếu

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/11: Giá ngô nối dài chuỗi suy yếu

Theo ghi nhận của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá ngô đã giảm hơn 1%, ghi nhận phiên thứ 4 liên tiếp suy yếu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Giá dầu thế giới giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Giá dầu thế giới giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu đồng loạt giảm 3% sau thông tin Israel và Lebanon đồng ý một số điều khoản của thỏa thuận chấm dứt xung đột giữa Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah.
Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, MXV và VIMC đã ký kết biên bản thống nhất hợp tác về logistics trong giao dịch hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%.
Dự báo cà phê và 2 loại hàng hóa có giá

Dự báo cà phê và 2 loại hàng hóa có giá 'đắt hơn tôm tươi' trong năm 2025

Tạp chí The Econmist (Anh) dự báo: Cam, cà phê và kim loại uranium sẽ là những loại hàng hóa có giá ‘đắt như tôm tươi’ trên thị trường toàn cầu năm 2025.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch hôm qua (21/11).
Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký Chỉ thị bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hoá cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Hiện nay thị trường đậu tương thế giới đang diễn biến khó lường trước động thái đẩy mạnh mua hàng tích trữ của quốc gia tiêu thụ lớn nhất - Trung Quốc.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến tương đối phân hóa trong phiên giao dịch hôm qua (20/11).
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày 19/11.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh chiếm áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (18/11).
Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Không đứng ngoài xu thế mở điểm bán sôi động trên thị trường của các doanh nghiệp ngoại, các doanh nghiệp bán lẻ nội cũng đang gia tăng các điểm bán.
Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Các kênh phân phối bán lẻ lớn đã liên tiếp mở các cửa hàng mới trên khắp cả nước, tung nhiều khuyến mãi để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 13/11.
Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thời điểm này, các doanh nghiệp đang rục rịch chuẩn bị nguồn hàng cho cuối năm và Tết Ất Tỵ. Việc này được kỳ vọng sẽ giúp tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng trưởng.
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 12/11, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét.
POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Bước đi ý nghĩa trong hành trình của POND'S Việt Nam nhằm phổ cập kiến thức làm đẹp cho thế hệ trẻ, giúp các bạn nhận biết và chăm sóc tốt cho làn da của mình
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá hàng hóa nguyên liệu thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần (11/11).
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Theo MXV, tuần giao dịch qua (4-10/11), dòng tiền đầu tư có xu hướng dịch chuyển từ thị trường trú ẩn sang các thị trường có tính sinh lời cao hơn như hàng hóa.
Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Theo MXV, lực bán đã nhanh chóng quay lại và chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch hôm qua (6/11).
Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch hôm qua (5/11).
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

10 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước đã đạt 5.246,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động