Đưa vải thiều Thanh Hà chinh phục thị trường quốc tế:

Bài 3: Xúc tiến thương mại bắc "nhịp cầu" tiêu thụ

Các hoạt động xúc tiến thương mại trên đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ nâng cao giá trị và thương hiệu vải thiều Thanh Hà - Hải Dương.
Hải Dương: Xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà Bài 1: Miền quả ngọt đón vụ mùa bội thu Bài 2: Mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu

Hiệu ứng mạnh mẽ từ hoạt động xúc tiến thương mại

Ông Trần Văn Hảo - Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương cho biết, trong những năm qua, trước những diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế; đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu thụ và xuất khẩu. Tỉnh Hải Dương luôn dành sự quan tâm đối với công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều.

Bài 3: Đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại
Các hoạt động xúc tiến thương mại đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều

Tỉnh đã giao Sở Công Thương phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; UBND huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh tăng cường phối hợp cung cấp thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm vải thiều của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường trong nước và quốc tế; liên kết với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước thông qua hệ thống Tham tán thương mại; Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Mặt khác, hỗ trợ người nông dân tiếp cận và thực hiện các quy trình thâm canh tiên tiến để nâng cao chất lượng quả vải; hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng vùng trồng vải theo các tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP…

Tỉnh cũng tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại đối với vải quả và nông sản nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường; liên kết, hợp tác, đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu “Vải thiều Hải Dương” trên thị trường trong nước và quốc tế.

Liên tiếp trong 2 năm (2021 và 2022), thực hiện vai trò, chức năng của mình, Sở Công Thương đã tham mưu với UBND tỉnh và Bộ Công Thương tổ chức 2 Hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều và sản phẩm tiêu biểu của tỉnh với quy mô không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở quy mô quốc tế- ông Trần Văn Hảo dẫn chứng.

Trong đó, năm 2021, tổ chức hội nghị dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia kết nối của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; đặc biệt kết nối 31 điểm cầu trực tuyến tại 14 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2021 cũng là năm lần đầu tiên vải thiều của Hải Dương được bán trên 4 sàn thương mại điện tử uy tín trong nước và quốc tế.

Năm 2022, hội nghị tiếp tục được tổ chức với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, gồm 66 điểm cầu chính trong và ngoài nước. Trong đó, 1 điểm cầu chính tại Trung tâm Văn hóa Xứ Đông; 36 điểm cầu nước ngoài tại 14 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Australia, Séc, Hà Lan, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Kuwait và Hồng Kông… và trên 40 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong nước kết nối với Hội nghị như: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Đắc Nông, Long An, Bến Tre, Cao Bằng, Lai Châu… Ngoài ra, còn có trên 300 điểm cầu nhánh của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước kết nối với hội nghị.

Các hoạt động xúc tiến thương mại trên đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ đến việc thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều; nâng cao giá trị và thương hiệu vải thiều Thanh Hà - Hải Dương trên thị trường trong nước và quốc tế; đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhất là trong bối cảnh hơn 2 năm vừa qua tỉnh Hải Dương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 - ông Trần Văn Hảo nhấn mạnh.

Do làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; cùng với đó, tích cực đổi mới các hình thức, phương thức xúc tiến thương mại nên vải thiều của Hải Dương luôn tiêu thụ thuận lợi; các thị trường trong nước và xuất khẩu được giữ vững và mở rộng. Doanh thu từ vải thiều đạt rất cao, năm sau cao hơn năm trước. Chẳng hạn, năm 2021 đạt 1.000 - 1.200 tỷ đồng; năm 2022 đạt 1.800 tỷ đồng- ông Hảo thông tin.

"Sát cánh" cùng người dân, doanh nghiệp đưa trái vải vươn xa

Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương nhận định, năm 2023 dự báo tiếp tục là một năm có nhiều biến động bất lợi, ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị thế giới; giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất tiếp tục tăng cao; biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh ngày càng khó lường và diễn biến phức tạp.

Bài 3: Đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại
Lễ ký hợp đồng nguyên tắc giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà năm 2023

Cạnh tranh trong nước và xuất khẩu các mặt hàng nông sản ngày càng khốc liệt, đặc biệt là yêu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp cùng với xu hướng bảo hộ và gia tăng rào cản thương mại trên thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp cũng như việc duy trì sự tăng trưởng và phát triển bền vững của ngành.

Đối với vải thiều, năm 2023 dự báo sẽ là một vụ mùa bội thu; sản lượng vải của tỉnh dự kiến đạt khoảng 65.000 - 67.000 tấn; tăng khoảng 7-10% so với năm 2022. Điều này mang lại giá trị kinh tế lớn và niềm vui cho các doanh nghiệp, người trồng vải và nhân dân trong tỉnh.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều năm nay dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn; đặc biệt là đối với thị trường Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang là thị trường xuất khẩu vải lớn và chủ lực của tỉnh và cho đến thời điểm này Trung Quốc đã xóa bỏ chính sách Zero Covid. Song, việc Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện áp dụng Lệnh 248 và 249 về quản lý đối tượng, sản phẩm kiểm dịch thực phẩm; trong đó có việc chấp thuận mã số vùng trồng, mã số đóng gói đối với vải thiều của Hải Dương, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu vải thiều của tỉnh.

Để hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ vải thiều, Sở Công Thương đã sớm triển khai, tăng cường các hoạt động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều, đặc biệt sang các thị trường tiềm năng và khó tính- ông Hảo khẳng định.

Cũng theo ông Hảo, đối với thị trường xuất khẩu, cùng với việc đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường đã hợp tác những năm qua như: Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…, Sở Công Thương chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại phối hợp với các đơn vị chức năng của Cục Xúc tiến Thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ… tích cực tìm kiếm, mở rộng thêm các thị trường mới, tiềm năng như các nước khu vực Nam Mỹ; các nước thuộc châu Phi… và ngay tại chính Trung Quốc - một thị trường rộng lớn, giáp với Việt Nam.

Mặt khác, đối với thị trường nội địa, ông Trần Văn Hảo thông tin, Sở Công Thương đã sớm có sự trao đổi, kết nối với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, các doanh nghiệp xuất khẩu, thương nhân tiêu thụ nông sản trong nước; phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ lớn (Lazada, Sendo, Viettel Post, VNPT…) để tăng cường hoạt động giao dịch mua bán vải thiều trên các nền tảng công nghệ số.

Cùng với đó, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện Thanh Hà và các cơ quan, đơn vị có liên quan nắm bắt tình hình tổ chức sản xuất vụ vải thiều. Để qua đó thực hiện tốt công tác dự báo, sớm có những định hướng, chuẩn bị xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án dự kiến tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều cho mùa vụ năm 2023.

Lập danh sách và cung cấp thông tin về các hợp tác xã, các hộ dân có sản lượng vải thiều lớn của tỉnh Hải Dương để cung cấp cho các doanh nghiệp, các đầu mối thu mua, thương lái trong và ngoài nước; gửi công văn tới các đơn vị thuộc Bộ Công Thương như Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Vụ Thị trường trong nước đề nghị hỗ trợ và phối hợp thúc đẩy tiêu thụ, phát triển và mở rộng thị trường trong nước; đặc biệt là thị trường khu vực phía Nam và các tỉnh miền Tây Nam Bộ - nơi mà vải thiều của Hải Dương tiêu thụ rất mạnh.

Sở Công Thương cũng tổ chức các cuộc họp, các buổi làm việc với các tập đoàn bán lẻ, siêu thị lớn trong nước như Siêu thị Go (BigC cũ), Fivimart, Intimex, Winmart, Mega Market, SatraMart, HaproMart và các siêu thị bán hàng tiêu dùng trong nước…; các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín như: Sendo, Tiki, Lazada, Shope…; các doanh nghiệp, các đầu mối thu mua, xuất khẩu vải thiều trong và ngoài nước; các doanh nghiệp đầu mối, thu mua vải thiều của Trung Quốc… kết nối với người trồng vải để ký kết hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều của Hải Dương.

Chủ động liên hệ, mời các Tập đoàn, Siêu thị lớn trong nước (Siêu thị Go (BigC cũ), Fivimart, Intimex, Vinmart, Mega Market, SatraMart, HaproMart và các siêu thị bán hàng tiêu dùng trong nước…) đến Hải Dương để ký kết hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều của Hải Dương niên vụ 2023

Hiện nay, Sở Công Thương đang lên kế hoạch kết nối, làm việc với các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành để đưa sản phẩm vải thiều vào tiêu thụ tại hệ thống các nhà hàng, khách sạn, các khu, điểm du lịch trên cả nước; trong đó, chú trọng tổ chức giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm vải thiều chất lượng cao trong các nhà hàng, khách sạn, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch.

Bên cạnh đó, Sở đã chỉ đạo, Trung tâm Xúc tiến Thương mại liên tục, phối hợp và khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân mở gian hàng vải thiều trên các sàn thương điện tử trong nước như: Lazada, Sendo, Postmart, Voso hay trên các sàn quốc tế như: Alibaba, Amazon…; hỗ trợ các hợp tác xã, cá nhân bán vải thiều trên mạng xã hội, các Fanpage trên Facebook, Zalo…

Để “tiếp sức” cho nông sản nói chung và trái vải thiều nói riêng vươn xa trên thị trường, với chức trách, vai trò của mình, Bộ Công Thương luôn coi công tác hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp trong sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, Bộ đã thực hiện nhiều chương trình, phối hợp cùng các bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thông qua các hoạt động kết nối cung - cầu, tiêu thụ trong nước, hỗ trợ xuất khẩu.

Bộ Công Thương cũng rất chú trọng việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, khai thác các lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết và có hiệu lực như EVFTA, CPTPP… hỗ trợ doanh nghiệp đưa nông sản Việt Nam vào hệ thống phân phối nội địa và quốc tế.

Liên quan đến địa bàn tỉnh Hải Dương, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với UBND và các đơn vị của tỉnh triển khai nhiều hoạt động, trong đó phải kể đến như: Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia đưa nông sản và quả vải thiều Hải Dương lên các kênh thương mại điện tử uy tín gắn với việc truy xuất nguồn gốc…

Bộ Công Thương ghi nhận những nỗ lực của UBND các tỉnh, địa phương trồng vải trọng điểm, trong đó có Hải Dương. Với sự nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp và người nông dân Hải Dương, tỉnh sẽ tiếp tục có một mùa vải và nhiều mặt hàng nông sản tiêu biểu thắng lợi, hiệu quả.
Quỳnh Nga - Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Sắp diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024) sẽ được diễn ra từ 25/4 đến ngày 28/4.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Nhờ tận dụng bán hàng đa nền tảng, có doanh nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thu về hơn 500 triệu chỉ trong 30 phút livestream.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Tại sự kiện Viet Nam International sourcing 2024 nhà mua hàng quốc tế tìm kiếm các mặt hàng có xuất xứ Việt Nam như quần áo thời trang, giày dép, đồ nội thất...
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada đang tiến hành rà soát giá trị thông thường trong vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm Việt Nam.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Lễ khai mạc Tuần lễ THQG 2024 và Diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam 2024 được tổ chức sáng nay 16/4 tại Hà Nội, bên lề là Triển lãm ảnh thành tựu THQG Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động