Chuyển đổi số trong du lịch Quảng Ninh:

Bài 3: Thay đổi nhận thức để tạo bước đột phá

Việc thay đổi nhận thức về chuyển đổi số là “chìa khóa” để Quảng Ninh tạo bước đột phá, trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và thế giới.

Bài 1: Tạo môi trường du lịch an toàn tối đa Bài 2: Doanh nghiệp chủ động chuyển đổi số để thu hút du khách

Lời tòa soạn:

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU (ngày 5/2/2022) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, những năm qua, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh chuyển đổi số, qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút du khách, tạo môi trường du lịch an toàn tối đa...

Nhờ có chiến lược phát triển bài bản gắn với chuyển đổi số, ngành du lịch Quảng Ninh đang là điểm đến hấp dẫn và tạo được dấu ấn đậm nét trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Để làm rõ hơn chiến lược phát triển này, Báo Công Thương tổ chức loạt bài viết "Dấu ấn chuyển đổi số trong phát triển du lịch Quảng Ninh".

Nỗ lực thay đổi nhận thức về chuyển đổi số trong phát triển du lịch

Có thể nói, Quảng Ninh là một trong những địa phương dẫn đầu về khai thác "cơ hội số", ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào phát triển du lịch. Những năm qua, ngành Du lịch bám sát định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 về việc “Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” gắn với quyết tâm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy “Về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo đó, các ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm và xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân lực du lịch; hình thành sản phẩm du lịch số bằng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường; chủ động xây dựng ấn phẩm xúc tiến điện tử phù hợp với thị hiếu của từng khu vực trọng điểm, tổ chức các chiến dịch quảng bá, xúc tiến du lịch kỹ thuật số, quảng bá trong nước và quốc tế… nhằm đạt mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và thế giới.

Thực tế cho thấy, việc nhận thức về chuyển đổi số đã có sự thay đổi rõ nét không chỉ đối với cơ quan quản lý nhà nước du lịch mà các địa phương, doanh nghiệp cũng vào cuộc tích cực, góp phần tạo đột phá, làm mới các sản phẩm du lịch Quảng Ninh và thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế.

Bài 3: Thay đổi nhận thức để tạo bước đột phá
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long ứng dụng chuyển đổi số, tiến hành xuất hóa đơn trực tuyến cho du khách. Ảnh: Dương Hà

Có thể kể đến việc chính quyền tỉnh Quảng Ninh triển khai thống nhất, đồng bộ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành du lịch. Đến nay, 26/26 thủ tục hành chính (đạt 100%) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch thực hiện ở cấp độ 4 (giải quyết qua môi trường mạng), quy trình thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận. Sở Du lịch cũng duy trì và phát triển hiệu quả trang thông tin điện tử thành phần đáp ứng nhu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của người dân. Trong lĩnh vực kinh tế số, Sở Du lịch Quảng Ninh đã tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia, đẩy mạnh thương mại điện tử ngành du lịch.

Ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh, chính quyền các cấp cũng rất tích cực, chủ động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển du lịch. Ông Vũ Tuấn Anh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP. Móng Cái cho biết: Hướng tới chuyển đổi số toàn diện, địa phương đã sử dụng nền tảng Google miễn phí mã nguồn mở. Đồng thời, thực hiện cập nhật thông tin nhanh chóng, giúp người dân, du khách dễ dàng truy cập tại các địa điểm du lịch trên địa bàn quản lý. Từ đầu năm 2023, thành phố triển khai thí điểm hệ thống wifi miễn phí công cộng tại các tuyến, điểm du lịch… để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách có thể truy cập, tra cứu thông tin.

Tại TP. Hạ Long, đến nay địa phương này đã gắn mã QR cho 15/18 điểm du lịch. Đồng thời, làm việc với các công ty giải pháp về công nghệ để nghiên cứu, hình thành trang thông tin du lịch và số hoá một số điểm đến, nghiên cứu việc số hóa 3D theo quy chuẩn quốc gia. Hiện, thành phố đang lựa chọn một số nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi trên địa bàn để cung cấp thông tin đến người dân và du khách trên trang https://amazinghalong.vn/ và Food tour Quảng Ninh. Các trang này tích hợp bản đồ số thông tin, hình ảnh và địa chỉ các doanh nghiệp du lịch dịch vụ, các danh lam thắng cảnh và tích hợp bản đồ VR 360 TP Hạ Long. Qua đó, du khách có thể tiếp cận, tìm hiểu các dịch vụ lưu trú, ăn uống, điểm vui chơi của Hạ Long được nhanh nhất.

Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có gần 200/370 điểm tham quan, danh thắng, di tích tại 13 địa phương được số hóa thông tin và gắn mã QR. Chuyển đổi số giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng nhờ tính tiện lợi, linh hoạt trong quá trình đặt phòng, đặt tour du lịch, thanh toán. Chuyển đổi số cũng cho phép các doanh nghiệp du lịch sáng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu khắt khe, đa dạng của thị trường.

Nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về chuyển đổi số cho nhân lực du lịch

Thời gian qua, Sở Du lịch Quảng Ninh đã tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền chuyển đổi số du lịch Quảng Ninh. Tham dự các hội nghị này có nhiều sở, ngành liên quan, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đối tác cung cấp dịch vụ chuyển đổi số... Thông qua hội nghị, các đơn vị đã thảo luận, chia sẻ định hướng chuyển đổi số của tỉnh, ngành du lịch; chính sách thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, giới thiệu hệ sinh thái vận hành, quản lý và kinh doanh ngành dịch vụ - khách sạn trên các nền tảng chuyển đổi số.

Đồng thời, đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp, sáng kiến thiết thực để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện của du lịch Quảng Ninh đạt được kết quả tích cực. Không chỉ với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, hội nghị cũng tạo cơ hội để các đơn vị cung ứng công nghệ, phần mềm tìm kiếm đối tác, phát triển sản phẩm phù hợp yêu cầu chuyển đổi số du lịch.

Xác định việc tuyên truyền là bước rất quan trọng để thay đổi và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về chuyển đổi số, vì vậy công tác này luôn được ngành Du lịch Quảng Ninh đẩy mạnh, tổ chức lồng ghép, đa dạng hình thức trong hoạt động du lịch.

Bài 3: Thay đổi nhận thức để tạo bước đột phá
Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện thí điểm chuyển đổi số. Ảnh: Ngọc Trâm

Theo lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, thời gian tới, đơn vị này tiếp tục tăng cường kết nối doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch với các đơn vị cung cấp công nghệ, phần mềm, ứng dụng chuyển đổi số để phát triển các sản phẩm phù hợp theo nhu cầu, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm du lịch bền vững. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai một số nhiệm vụ quan trọng trong chuyển đổi số ngành du lịch.

Trong đó, tập trung đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh chuyển đổi số; xây dựng chương trình hỗ trợ đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân lực du lịch. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; xây dựng ấn phẩm xúc tiến điện tử phù hợp với thị hiếu của từng khu vực trọng điểm, tổ chức các chiến dịch quảng bá, xúc tiến du lịch điện tử, kỹ thuật số...

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, chuyển đổi số cần có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”, chồng chéo, lãng phí và nhất là dữ liệu phải “đúng, đủ, sạch, sống”. Chuyển đổi số cần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn. Đây là những vấn đề mà tỉnh Quảng Ninh cũng như ngành du lịch tỉnh này cần phải lưu ý.

Trong "dòng chảy" chuyển đổi số, ngành Du lịch Quảng Ninh không ngừng nỗ lực, ứng dụng công nghệ, góp phần tạo đột phá, hướng tới xây dựng du lịch thông minh, hiện đại và bền vững. Chuyển đổi số chính là một trong những “chìa khóa”, là con đường ngắn nhất để nâng cao trải nghiệm cho du khách cũng như quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Quảng Ninh đến du khách.

Theo thống kê của ngành du lịch, Quảng Ninh ước đón 1,22 triệu lượt khách trong tháng 11, góp phần nâng tổng số khách du lịch đến với tỉnh 11 tháng qua đạt 17,989 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt gần 43.549 tỷ đồng.

Khôi Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu