Hàng Việt thích ứng tiêu dùng xanh

Bài 2: Sản xuất, phân phối, tiêu dùng xanh: Vẫn còn nhiều khó khăn cản đường

Hướng tới các sản phẩm xanh để gia tăng cạnh tranh là điều bắt buộc, tuy nhiên, còn nhiều khó khăn cản đường doanh nghiệp ngay chính tại thị trường trong nước.
Tiêu dùng xanh thúc đẩy chuỗi sản xuất bền vững Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh khi sản xuất các sản phẩm xanh Bài 1: Doanh nghiệp chủ động thích ứng tiêu dùng xanh

Đường đi khó

Theo khảo sát mới đây của Nielsen Việt Nam, 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường
Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường

Để cạnh tranh, xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố xanh và sạch; xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững. Tuy nhiên, các thương hiệu có cam kết xanh và sạch hiện có mức tăng trưởng chỉ khoảng 4%/năm.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mạnh hơn vào khâu chế biến, đa dạng hóa sản xuất, liên kết với nhau tạo thành phong trào sản xuất các sản phẩm hữu cơ và phát triển rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, sự xuất hiện của sản phẩm xanh trong hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam vẫn còn chừng mực và khiêm tốn.

Sự chỉ đạo của các Bộ, ban, ngành và sự tích cực của các doanh nghiệp đã góp phần tích cực, thúc đẩy tiêu dùng xanh, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi nylon sinh thái, 3R (tiết giảm - tái sử dụng - tái chế). Tuy nhiên, phần lớn mới chỉ dừng lại ở những hoạt động đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động hẹp, chưa có tính phổ biến và tính bền vững.

Ở góc độ nhà bán lẻ, bà Nguyễn Thị Mỹ Hưng - Quản lý Bộ phận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, MM Mega Market Việt Nam chia sẻ, trong suốt quá trình hướng đến sự phát triển bền vững cũng như đến được sự thay đổi hay xu hướng tiêu dùng mới, doanh nghiệp cũng vấp phải những phản đối, không hài lòng từ chính khách hàng. “Việc chúng tôi không phát túi nilon tại các quầy tính tiền ban đầu cũng nhận được sự không hài lòng từ khách hàng rất nhiều”, bà Nguyễn Thị Mỹ Hưng chia sẻ.

Ngoài ra một khó khăn nữa là trong quá trình thực hiện Nghị định 08 về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, MM Mega Market đang trong quá trình thu thập thông tin về bao bì để chuẩn bị báo cáo (Báo cáo EPR) thì MM Mega Market nhận thấy rất nhiều đối tác, nhiều doanh nghiệp không hề biết đến khung luật này.

Bên cạnh những mặt tác động tích cực như: Nắm bắt được xu thế của thế giới để định vị thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam, có thể chiếm lĩnh được thị trường và niềm tin của người tiêu dùng… thì việc áp dụng quá trình sản xuất xanh, phân phối xanh có một số khó khăn.

Nhiều siêu thị đã nói không với túi nilon, sử dụng lá chuối để bọc rau củ
Nhiều siêu thị đã nói không với túi nilon, sử dụng lá chuối để bọc rau củ

Ông Cù Huy Quang - Phó Chánh văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững (Bộ Công Thương) - đánh giá, khi chuyển đổi sang nền sản xuất xanh, doanh nghiệp đối diện với nhiều khó khăn, theo đó, phải lựa chọn được mô hình phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp, hay nói cách khác đó là phải lựa chọn được công nghệ phù hợp với quy mô phát triển của doanh nghiệp.

Tiếp đến là vốn đầu tư, đây là một trong những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn đầu tư thấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hiện nay cũng gặp khó khăn đó là những chính sách của Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi sang nền sản xuất xanh còn hạn chế.

Cần các chính sách ưu tiên

Dù vậy, bà Nguyễn Thị Mỹ Hưng cho rằng, người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ rất chủ động trong việc tìm kiếm những sản phẩm hay những dịch vụ bảo vệ môi trường bền vững hơn.

“Chủ động mang túi đựng hàng thay vì lấy túi nilon; chủ động lựa chọn những sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe, tốt hơn cho môi trường; chủ động lựa chọn những thương hiệu có trách nhiệm hơn với xã hội;… là cách mà các bạn trẻ đang làm”, bà Nguyễn Thị Mỹ Hưng cho biết.

ười tiêu dùng trẻ rất chủ động trong việc tìm kiếm những sản phẩm hay những dịch vụ bảo vệ môi trường bền vững hơn
Người tiêu dùng trẻ rất chủ động trong việc tìm kiếm những sản phẩm hay những dịch vụ bảo vệ môi trường bền vững hơn

Có thể thấy xu hướng tiêu dùng xanh càng ngày càng mạnh mẽ hơn và nó tác động đến doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp phải có tư duy thay đổi, làm sao để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Theo các chuyên gia, sản xuất và tiêu dùng bền vững là một trong những xu hướng tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn nguyên vật liệu sơ cấp của chúng ta ngày càng cạn kiệt.

Vấn đề được đặt ra lúc này là cần thêm những trợ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước trong việc chung tay thúc đẩy việc sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam. Trong đó, cần có những giải pháp về cơ chế, chính sách và ưu tiên, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học, phát triển các công nghệ hiện đại để áp dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó, việc sản xuất xanh và sạch cần một nguồn vốn dài hạn và ổn định. Vì vậy, cần có những cơ chế, chính sách giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi.

Đồng thời, Nhà nước cần phải có những chính sách mang tính chất khuyến khích và ưu tiên những đơn vị sản xuất xanh, sạch hơn. Ví dụ hai đơn vị cùng sản xuất ra một thiết bị nhưng đơn vị nào sản xuất sạch hơn, xanh hơn thì sẽ được ưu tiên quảng bá sản phẩm và sử dụng sản phẩm.

Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Cù Huy Quang cho rằng, để đáp ứng được những thách thức trước mắt đặt ra, về phía các doanh nghiệp phải cần xác định một nhận thức rất rõ ràng, đó là quá trình chuyển đổi sang nền sản xuất bền vững, sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh là một xu thế tất yếu và là con đường chiến lược để doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững.

Còn về phía Nhà nước, cần phải hoàn thiện khung cơ chế chính sách để hỗ trợ được các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi sang nền sản xuất và tiêu dùng bền vững. Bên cạnh đó, cần đồng bộ hóa những chính sách ưu tiên phát triển sản xuất xanh trong các ngành, các lĩnh vực.

Khảo sát năm 2023 của Nielsen IQ chỉ rõ, sự kỳ vọng của người tiêu dùng với doanh nghiệp về những sáng kiến và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường. Theo đó, 38% người tiêu dùng đánh giá sáng kiến và hành động thiết thực của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng. 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết “xanh” và “sạch”, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Bài 3: Vượt qua “rào cản xanh” cần sự đồng hành của các Bộ, ngành

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất và tiêu dùng bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cua ghẹ mang về 161 triệu USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cua ghẹ mang về 161 triệu USD

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đạt 161 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước.
11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 4,5 tỷ USD

11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 4,5 tỷ USD

Theo UBND Lạng Sơn, 11 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh ước đạt 4.595 triệu USD; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,28% so với cùng kỳ.
Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD

11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ ước đạt 100,62 tỷ USD. Hoa Kỳ duy trì vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Giá xuất khẩu cà phê được dự báo sẽ tăng đến tháng 4/2024

Giá xuất khẩu cà phê được dự báo sẽ tăng đến tháng 4/2024

Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng ít nhất đến tháng 4/2024 cho đến khi Indonesia, Brazil bước vào vụ thu hoạch mới.
11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2023, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vượt mốc 150 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vượt mốc 150 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 155,58 tỷ USD sau 11 tháng đầu năm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trọng điểm duy nhất duy trì đà tăng.
“Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

“Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

Giải thưởng gạo quốc tế năm 2023 được trao cho Việt Nam nhẽ ra là tin vui cho ngành lúa gạo Việt Nam, tuy nhiên đã để lại “vết sẹo” không đáng có.
Thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam

Thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam

Thị trường Trung Đông chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường.
Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao

Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao

Dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ giảm nhẹ xuống mức khoảng 1,6-1,7 triệu tấn, so với mức 1,78 triệu tấn của niên vụ 2022-2023.
Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng

Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng

Rau quả, gạo, hạt điều, cà phê, máy tính và điện thoại… là những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao của cả nước trong 11 tháng qua.
Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc, chiếm 28,2% tổng lượng quả chuối thị trường này nhập khẩu trong 10 tháng năm 2023.
Giá cao su xuất khẩu tháng 11/2023 tăng nhẹ

Giá cao su xuất khẩu tháng 11/2023 tăng nhẹ

Giá xuất khẩu cao su bình quân tháng 11/2023 ước tính ở mức 1.370 USD/tấn, tăng 1,8% so với tháng 10/2023 và tăng 1% so với tháng 11/2022.
Tháng 11/2023, xuất khẩu rau quả giảm 17,9% so với tháng trước

Tháng 11/2023, xuất khẩu rau quả giảm 17,9% so với tháng trước

Xuất khẩu hàng rau hoa quả trong tháng 11/2023, đạt 500 triệu USD, giảm 17,9% so với tháng 10/2023 và tăng 65,2% so với tháng 11/2022.
Xuất khẩu cà phê chế biến tăng 46%

Xuất khẩu cà phê chế biến tăng 46%

Xuất khẩu cà phê chế biến đã tăng mạnh trong tháng 10, đạt hơn 87,5 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2022, theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu.
11 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều thu về 3,31 tỷ USD

11 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều thu về 3,31 tỷ USD

11 tháng năm 2023 xuất khẩu điều đạt 3,31 tỷ USD, cao hơn con số 3,05 tỷ USD mà ngành hạt điều đã điều chỉnh giảm kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 trước đó.
Giá cà phê Arabica tăng sốc gần 10%, xuất khẩu cà phê có được lợi?

Giá cà phê Arabica tăng sốc gần 10%, xuất khẩu cà phê có được lợi?

Giá xuất khẩu cà phê Arabica đã tăng sốc gần 10%, song xuất khẩu cà phê Việt Nam lại được đánh giá chưa hoàn toàn được lợi vì nguồn cung suy giảm.
Giá heo trong nước giảm, nhập khẩu thịt heo vẫn tăng có là nghịch lý?

Giá heo trong nước giảm, nhập khẩu thịt heo vẫn tăng có là nghịch lý?

Dù giá heo hơi trong nước giảm nhưng lượng nhập khẩu thịt heo vẫn tăng tháng thứ 6 liên tiếp. Heo nhập khẩu có là yếu tố tác động lên giá heo hơi trong nước?
Xuất khẩu tuần 27/11-3/12:Xuất khẩu thủy sản tăng 6%, xuất khẩu rau quả đạt 5,3 tỷ USD sau 11 tháng

Xuất khẩu tuần 27/11-3/12:Xuất khẩu thủy sản tăng 6%, xuất khẩu rau quả đạt 5,3 tỷ USD sau 11 tháng

Xuất khẩu thủy sản tháng 11/2023 tăng 6%, Xuất khẩu rau quả đạt 5,3 tỷ USD sau 11 tháng là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 27/11-3/12.
Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu kỷ lục

Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu kỷ lục

Theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619,17 tỷ USD; xuất siêu 25,83 tỷ USD.
11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê thu về 3,54 tỷ USD

11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê thu về 3,54 tỷ USD

11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt xấp xỉ 1,38 triệu tấn, trị giá 3,54 tỷ USD, giảm cả lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu rau quả Việt và nỗi lo "gót chân A-sin"

Xuất khẩu rau quả Việt và nỗi lo "gót chân A-sin"

Xuất khẩu rau quả hiện đạt mức cao kỷ lục về kim ngạch nhưng vẫn còn những mối lo khi đâu đó câu chuyện vi phạm quy định tại thị trường xuất khẩu vẫn diễn ra.
Điểm tên 6 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu vượt 3 tỷ USD 11 tháng năm 2023

Điểm tên 6 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu vượt 3 tỷ USD 11 tháng năm 2023

11 tháng năm 2023, gỗ và sản phẩm gỗ, rau quả, gạo, cà phê, tôm, hạt điều là các mặt hàng nông lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD.
Gạo Việt chiếm 40% thị phần tại thị trường Trung Quốc

Gạo Việt chiếm 40% thị phần tại thị trường Trung Quốc

10 tháng năm 2023, Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc với thị phần chiếm gần 40%, tăng đáng kể so với mức 13,5% của cùng kỳ.
Điểm sáng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

Điểm sáng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

Nông lâm thuỷ sản đã trở thành điểm sáng trên bức tranh xuất khẩu của nước ta thời gian qua khi duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số.
Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023: Cơ hội thúc đẩy thương mại lúa gạo

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023: Cơ hội thúc đẩy thương mại lúa gạo

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 mở ra cơ hội giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và tạo đà thúc đẩy thương mại lúa gạo Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động